Thông tin: Nguyên Nhân Gây Tiểu Rắt, Tiểu Són Là Gì?

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi bibotot123, 15/11/2021.

  1. bibotot123

    bibotot123 Thành viên mới

    Tham gia:
    8/1/2018
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Nhiều người chưa nhận thức đúng mức độ nghiêm trọng của tình trạng này nên không tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân gây bệnh để khắc phục. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về nguyên nhân gây nên tiểu rắt, tiểu són.

    [​IMG]
    1. Tiểu rắt, tiểu són có biểu hiện như thế nào?
    Tiểu rắt là tình trạng đi tiểu không hết bãi, dù đã gắng sức nhưng vẫn không thể tống hết nước tiểu ra khỏi bàng quang. Do đó, bạn có thể cảm thấy buồn tiểu ngay cả khi vừa đi tiểu xong. Sự tồn đọng nước tiểu này gây ra một cảm giác rất bứt rứt, khó chịu cho người bệnh.

    Bên cạnh đó, són tiểu (hay tiểu không tự chủ) là hiện tượng rò rỉ nước tiểu ở nhiều mức độ khác nhau. Són tiểu có thể xảy ra khi cơ thể thực hiện một hoạt động gắng sức như ho, hắt hơi, mang vác đồ nặng, khi đó nước tiểu có thể rỉ ra vài giọt. Hoặc đôi khi són tiểu là do bệnh nhân buồn tiểu gấp, chưa kịp vào nhà vệ sinh thì đã không chịu được mà són ra quần.

    Trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị rò rỉ nước tiểu tràn lan mà không cảm thấy mót tiểu một chút nào, điều này có thể diễn ra bất kể ngày đêm. Dẫn đến, người bệnh phải mang tã do lúc nào cũng trong tình trạng tiểu són.

    Ngoài ra, hiện tượng tiểu rắt, tiểu són thường đi kèm một số triệu chứng khác như tiểu gấp, tiểu đêm, đi tiểu nhiều lần (trên 8 lần/ngày). Điều này đã gây ra tác động tiêu cực rất lớn đến sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh.

    Bạn có thể tìm hiểu: Tiểu són khi ho, hắt hơi có bình thường không?

    2. Nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu rắt, tiểu són là gì?
    Đến đây, có thể bạn đang thắc mắc không biết nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu rắt, tiểu són là gì. Thực ra, tiểu rắt, tiểu són không đơn thuần chỉ là một tình trạng bất thường của cơ thể mà chúng có thể là triệu chứng báo hiệu một bệnh lý tiềm ẩn. Dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập đến những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng tiểu rắt, tiểu són:

    ☛ Nhiễm trùng tiết niệu
    Nhiễm trùng tiết niệu là bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, gây ra bởi vi khuẩn xâm nhập vào các cơ quan trong hệ tiết niệu, bao gồm: niệu đạo, bàng quang, niệu quản và thận. Các triệu chứng điển hình của nhiễm trùng tiết niệu là:
    • Sốt, mệt mỏi toàn thân.
    • Nước tiểu có màu, mùi bất thường, thậm chí có thể lẫn máu.
    • Cảm giác nóng rát ở niệu đạo mỗi khi đi tiểu, dẫn đến bệnh nhân thường xuyên nhịn tiểu để tránh bị đau, từ đó gây ra tình trạng tiểu són.
    • Đi tiểu nhiều lần trong ngày, mỗi lần chỉ ra một lượng nhỏ, thường xuyên mót tiểu do tiểu không hết bãi.
    ☛ Tắc nghẽn đường tiểu
    Sự tắc nghẽn đường tiểu khiến cho nước tiểu không thể dẫn ra ngoài, bàng quang lúc nào cũng trong tình trạng bị căng, dần dần sẽ mất khả năng co bóp. Kết quả là, sau một thời gian bàng quang không thể làm rỗng hoàn toàn, dẫn đến tình trạng tiểu rắt, tiểu không tự chủ.

    Có rất nhiều bệnh lý có thể dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn đường tiểu. Trong đó, điển hình phải kể đến:

    Sỏi đường tiết niệu: sỏi tiết niệu là những viên rắn hình thành từ sự tích tụ khoáng chất trong nước tiểu. Chúng xuất hiện ở bất cứ đâu và dễ dàng di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác trong hệ tiết niệu. Điều đó có thể gây ra sự tắc nghẽn ở niệu đạo và cản trở dòng thoát nước tiểu.

    [​IMG]
    Hẹp niệu đạo: hẹp niệu đạo bẩm sinh rất hiếm gặp, mà thường nó là kết quả của một chấn thương nào đó gây ra. Hẹp niệu đạo xảy ra ở cả hai giới. Niệu đạo bị hẹp có thể cản trở dòng chảy nước tiểu phần nào, từ đó gây ra tình trạng tiểu rắt, tiểu són.

    nam giới, những bệnh lý: phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt đặc trưng bởi sự tăng sinh bất thường của tuyến tiền liệt cũng gây ra sự chèn ép lên bàng quang và niệu đạo.

    Với nữ giới, sa khối u ở tử cung có thể gây áp lực lên bàng quang và khiến niệu đạo gấp khúc, dẫn đến sự tắc nghẽn tại đường tiểu.

    ☛ Bàng quang tăng hoạt (OAB)
    [​IMG]
    Bàng quang tăng hoạt là hiện tượng cơ chóp bàng quang thường xuyên co thắt đột ngột với lực co bóp bàng quang có thể suy giảm hơn bình thường, khiến cho người bệnh hay mót tiểu, tuy nhiên khi đi tiểu thì tốc độ dòng chảy rất yếu. Các triệu chứng điển hình của hội chứng bàng quang tăng hoạt bao gồm:
    • Tiểu gấp: bệnh nhân thường xuyên mót tiểu đột ngột do sự co thắt bất thường của cơ chóp bàng quang ngay cả khi bàng quang chưa đầy.
    • Tiểu nhiều lần: do cơ chóp bàng quang co thắt nhiều bất thường nên số lần đi tiểu của bạn có thể gấp đôi bình thường, tới 15-16 lần/ngày.
    • Tiểu đêm: sự co thắt xảy ra bất kể ngày đêm nên giấc ngủ của bạn sẽ bị gián đoạn ít nhiều do tiểu đêm.
    • Tiểu không tự chủ: bởi thường xuyên mót tiểu gấp nên có thể bệnh nhân sẽ không kiềm chế được và bị rò rỉ nước tiểu.
    • Tiểu rắt: trương lực co bóp của bàng quang suy giảm, dẫn đến không thể làm trống bàng quang hoàn toàn, từ đó sinh ra hiện tượng tiểu rắt. Triệu chứng này có thể gặp ở khoảng 50% bệnh nhân mắc OAB.
    Bạn có thể tìm hiểu: Hội chứng bàng quang tăng hoạt là gì?

    ☛ Cơ sàn chậu suy yếu
    Cơ sàn chậu có chức năng nâng đỡ các cơ quan trong vùng chậu, trong đó có bàng quang. Ngoài ra, cơ sàn chậu cũng kiểm soát đường ra nước tiểu trong niệu đạo.

    Suy yếu cơ sàn chậu gây ra sự mất khả năng nâng đỡ bàng quang và kiểm soát dòng chảy nước tiểu, dẫn đến hiện tượng tiểu nhiều, tiểu rắt, tiểu không tự chủ. Tình trạng này đặc biệt phổ biến ở phụ nữ và người cao tuổi do hệ quả của sinh đẻ và sự lão hóa.

    ☛ Rối loạn chức năng thần kinh
    Thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tiểu tiện. Một số bệnh lý như đái tháo đường, Parkinson, tai biến mạch máu não,…có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng lên thần kinh, khiến hệ thần kinh mất khả năng kiểm soát chức năng bàng quang và phối hợp hoạt động các cơ quan trong hệ tiết niệu. Điều này gây ra tình trạng: tiểu gấp, tiểu rắt, tiểu són cho bệnh nhân.

    Bạn có thể quan tâm: Tại sao phụ nữ lại dễ bị són tiểu?

    Trên đây là một số nguyên nhân bệnh lý gây ra tình trạng tiểu rắt, tiểu són. Tuy nhiên, không phải lúc nào những triệu chứng trên cũng là biểu hiện của bệnh, đôi khi chúng chỉ là hồi chuông báo hiệu tình trạng sinh lý thay đổi hoặc cảnh báo những thói quen có hại cho sức khỏe:
    • Phụ nữ mãn kinh: lượng estrogen suy giảm dẫn đến niêm mạc niệu đạo bị teo, đồng thời sức cản, áp lực đóng tối đa của niệu đạo cũng bị hạn chế. Kết quả là, họ thường xuyên cảm thấy mót tiểu, khó khăn trong việc tiểu hết bãi.
    • Mang thai: thai nhi phát triển gây sức ép lên bàng quang và niệu đạo, khiến bàng quang thường xuyên kích thích và khó làm rỗng hoàn toàn. Đây chính là lí do khiến cho thai phụ thường xuyên tiểu són, tiểu rắt và đi tiểu nhiều lần.
    • Thường xuyên lo lắng, phiền muộn: khiến cho nhận thức về nhu cầu đi tiểu và khả năng nhịn tiểu đồng thời bị suy giảm. Từ đó, gây ra tình trạng tiểu gấp, tiểu són, có thể kèm theo tiểu rắt.
    • Sử dụng nhiều đồ uống có cồn và cafein: đây đều là những thủ phạm kích thích lợi tiểu, tiêu thụ nhiều chúng sẽ khiến bạn thường xuyên mót tiểu, tiểu nhiều và đôi khi són tiểu.
    Nguồn: https://ditieunhieu.com/nguyen-nhan-tieu-rat-tieu-son-1713/
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi bibotot123
    Đang tải...


Chia sẻ trang này