Kinh nghiệm: Nguyên Nhân Trẻ Nôn Trớ

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi hajimarimomvietnam, 21/7/2021.

  1. hajimarimomvietnam

    hajimarimomvietnam Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    17/6/2021
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    1. Khả năng thiếu sự ợ hơi
    Một trong những nguyên nhân gây nôn trớ ở bé có thể là do con bị thiếu sự ợ hơi. Tùy thuộc vào cách mẹ cho trẻ bú, trẻ cũng có thể hít phải không khí khi uống sữa mẹ hoặc sữa công thức. Trong giai đoạn sơ sinh, khi bé chưa quen uống sữa có thể sẽ phải hít nhiều hơn. Nếu bé hít phải nhiều không khí trong lúc uống sữa, sẽ dễ bị trào ngược hơn nếu bé không thể ợ hơi sau khi bú. Đối với những trẻ hay bị nôn trớ, trước hết mẹ hãy cố gắng cho trẻ ợ hơi thật tốt sau khi bú.

    Ngoài ra, trong trường hợp bé bú sữa mẹ, nếu việc ngậm chặt núm vú không thành công, trẻ sẽ dễ hít phải không khí hơn. Vì vậy, hãy luôn đảm bảo rằng mẹ giữ núm vú một cách chính xác và kiểm tra xem trẻ ngậm vú sâu khi uống không, có bị dính môi không, hay có phát ra âm thanh líu lưỡi khi bú hay không,… Với trẻ bú bình, nếu hình dạng hoặc kích thước của núm vú không vừa với miệng của trẻ, hoặc nếu bé tiếp tục bú sau khi uống hết sữa, thì cũng sẽ dễ hít phải nhiều không khí hơn. Do đó, mẹ cần kiểm tra thường xuyên để tránh tình trạng nôn trớ ở trẻ.

    2. Bú sữa quá nhiều
    Ngay cả khi mẹ cố gắng giúp bé ợ hơi theo thời gian, nhưng bé vẫn không thể làm được. hay mẹ đã điều chỉnh vị trí bú sữa của con, nhưng tình trạng nôn trớ vẫn không thuyên giảm. Thì điều này có thể đến từ nguyên nhân khác. Đó là bé bú sữa quá nhiều. Trẻ sơ sinh có dạ dày rất nhỏ, vì vậy nếu mẹ cho bé uống nhiều sữa mẹ hoặc sữa công thức, trẻ sẽ bị nôn trớ nhiều hơn.

    Uống quá nhiều thường do cảm giác thiếu sữa. Không giống như sữa bú bình, mẹ không biết chính xác bé đã uống bao nhiêu sữa mẹ, vì vậy nếu trẻ tiếp tục khóc hoặc quấy khóc sau khi bú, mẹ sẽ lo lắng rằng con uống chưa đủ và tiếp tục cho con bú. Ngay cả khi con đã uống đủ, trẻ sẽ tiếp tục uống khi được mẹ cho bú, dẫn đến uống quá nhiều và nôn trớ. Bé có thể rơi vào một chu kỳ nghiêm trọng là uống quá nhiều và nôn trớ trở lại.

    Nếu bé bị nôn trớ nhiều, trước tiên mẹ nên đo lượng sữa mà bé đang uống. Mẹ cần kiểm tra lượng sữa tiết ra, sự tăng cân của trẻ, số lần bú trong ngày và số lượng từng cữ để xem tổng lượng sữa có nhiều quá không. Nếu mẹ thấy quá khó để thực hiện, mẹ nên tham khảo ý kiến của nhà hộ sinh hoặc y tá sức khỏe cộng đồng.

    3. Khả năng trào ngược dạ dày thực quản
    Nếu bé không uống quá nhiều mà vẫn bị nôn trớ, có thể là do trào ngược dạ dày thực quản (GER). Vì bé còn nhỏ, van chống trào ngược ở phần nối giữa dạ dày và thực quản còn yếu, có thể gây trào ngược ra ngoài miệng. Trào ngược dạ dày là một hiện tượng sinh lý có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh. Có một dữ liệu cho thấy tình trạng này được tìm thấy ở 67% trẻ 4 tháng tuổi, nhưng nó thường giảm dần khi trẻ lớn lên.

    Nếu mẹ không cho bé uống quá nhiều, hay trẻ đã có thể ợ sau mỗi lần bú sữa, nhưng vẫn gặp tình trạng nôn trớ, mẹ có thể cân nhắc rằng con đang bị “Trào ngược dạ dày thực quản” Khi đó, mẹ cần giảm lượng sữa cho bé. Cố gắng giảm lượng sữa cho bé bú mỗi lần so với lượng tiêu chuẩn và tăng số lần cho con bú lên một hoặc hai lần. Ngoài ra, nếu bạn giữ trẻ thẳng đứng sau khi cho con bú, trẻ sẽ khó bị nôn trớ hơn do tác động của trọng lực.

    Nếu trào ngược dạ dày thực quản (GER) xảy ra nhiều lần, hãy thực hiện các biện pháp trên và tham khảo ý kiến bác sĩ để có nhiều biện pháp tốt hơn dành cho bé.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi hajimarimomvietnam
    Đang tải...


Chia sẻ trang này