Kinh nghiệm: Nhà Em Dạy Con Tự Lập( Các Mẹ Chia Sẻ Cùng Em Cho Xôm Nhé)!

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi my_angle, 18/5/2015.

  1. my_angle

    my_angle Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    29/3/2011
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Chào các mẹ! Sau nhiều trăn trở thì em quyết định nghỉ việc ở nhà chăm con. Kỳ thực thì cho đến giờ em vẫn thấy mình dũng cảm và liều mình. Em gần 30 tuổi rồi, sự nghiệp bây giờ dừng lại có nghĩa là sẽ dừng luôn, mình có thể có thu nhập từ nhiều nguồn nhỏ lẻ khác nhưng mà áp lực từ gia đình, những người không hiểu chuyện thật khiến mình đau đầu mà. Em vô cùng sốt ruột khi mỗi chiều về tất tả đón con và cơm nước, xong đi ngủ, sáng lại tất tả chuẩn bị đi học. Thời gian dành cho con quá ít, không dạy dỗ gì được con nhiều, nhà cửa thì bề bộn, ham con nên cứ tối đa thời gian cho con không màng đến bản thân, sộc xệch chồng đâm ra chán. Được chồng ủng hộ, em quyết nghỉ hẳn.

    Em tập hợp hết các tình huống của em và các mẹ khác ở trang 1 luôn cho các mẹ tiện theo dõi nha!

    Em học được từ nhiều mẹ cách nuôi dạy con tự lập, tình cảm, hiểu biết lắm cơ. Em lập topic này muốn chia sẻ những tình huống nhỏ nhỏ trong giao tiếp, ứng xử, hay các trò chơi với con để chúng ta cùng học hỏi lẫn nhau nhé. Các mẹ cùng chia sẻ với em, vì một thế hệ thông minh, tự lập, giỏi giang hơn chúng mình các mẹ nhé. Em chỉ ước đến đời con mình không bị bọn Tq nó lấn lướt, cú quá.

    Em cứ lẩn thẩn kể từng hình thức hoạt động, hoặc là tình huống ngày hôm đó em gặp phải nhé!

    [​IMG]
    TÌNH HUỐNG 1: ĐÁNH CHỪA

    Từ lúc con còn rất bé mẹ không bao h đánh chừa cái gì cả. Con đi đứng không cẩn thận, con lơ đễnh làm rơi vỡ, tất cả đều là do con tự làm ra, là lỗi của con chứ không phải ai khác. Đồ vật cũng có tâm hồn, với con trẻ thì tất cả đều là bạn. Bạn bàn, bạn ghế, bạn vịt, bạn bát, ....Con làm rơi vỡ, làm bạn nào đau thì phải xin lỗi và xoa cho bạn ấy. Bây giờ cứ làm cái gì đau, thúc vào bạn nào là lập tức xoa xoa ngay, thấy bố mẹ có vết đứt hoặc đau ở đâu là hôn lấy hôn để, mặc cho cái vết thương ấy ở ...chân. Mẹ nhỡ tay đặt quyển sách hơi mạnh tay, bạn chấn chỉnh ngay: “Mẹ làm bạn sách đau đấy, mẹ xin lỗi bạn sách chưa?”. Khi đó thì mẹ có nước cuống quýt xin lỗi sách chứ biết sao giờ.

    Chuyện 1: Cả nhà đang ngồi ăn, mẹ vô tình thúc chân vào bàn ăn đau điếng, vội rút chân lại và tiếp tục ăn cơm như bình thường. Cún không ăn nữa, đứng dậy đi về phía mẹ, cúi xuống xoa xoa chỗ bàn mẹ thúc chân vào rồi quay lại ăn cơm tiếp như chưa có chuyện gì xảy ra. Bố nhìn thấy thế thì liếc nhìn mẹ, mẹ nhìn thấy thế cảm thấy xấu hổ với con gái vô cùng. Mẹ nhanh nhảu: “Mẹ cảm ơn con xoa bạn bàn giúp mẹ nhé! Mẹ xin lỗi bạn bàn nhé, bạn bàn có đau không? Lần sau mẹ sẽ cẩn thận hơn không thúc vào bàn nữa”.

    Chuyện 2: Tối mẹ đang nằm đọc sách, Cún mang sách lên sau, lúc nằm xuống cạnh mẹ vô tình cục đầu vào đầu mẹ. Một cách vô thức bạn lấy tay xoa đầu cho mẹ rồi tiếp tục giở sách ra chơi. Me thì chờ câu xin lỗi mà chả thấy đâu. mẹ hỏi: “ Cún làm mẹ đau mà chưa xin lỗi mẹ à?”
    Cún tròn xoe mắt nhìn mẹ: “ Con xoa đầu cho mẹ rồi mà?”
    Mẹ: Con vừa xin lỗi mẹ vừa xoa chứ? Tại con làm mẹ đau mà.
    (Cún mặt phụng ra trông rất dễ ghét, ý chẳng muốn xin lỗi gì cả đâu).
    Mẹ: Cún xin lỗi mẹ đi rồi mẹ mới đọc sách cho con nghe.
    Cún lí nhí: Con xin lỗi mẹ ạ! (Đúng là câu xin lỗi lúc nào nói ra cũng khó khăn mà)
    Mẹ ôm Cún vào lòng: Mẹ yêu con lắm, lần sau con làm bạn nào đau con xin lỗi và xoa cho bạn ấy nữa nhé.
    ( Thiệt tình ra đường mà bị đụng xe, ngay lập tức được xin lỗi, được dựng giúp xe, hỏi han chỗ đau thì chắc mình cảm thấy nhẹ nhàng, và không bực tức gì cả. Vớ phải thằng vừa đụng xe mình không được câu xin lỗi chỉ muốn chửi cho trận ~.~. Thế nên mẹ hi vọng cứ hướng dẫn con từ giờ ít ra sau này con nhỡ có lỗi lầm gì mà nhanh nhảu thì cũng gỡ được ít nhiều tội lỗi).


    TÌNH HUỐNG 2: NHÚT NHÁT

    Nhút nhát, ít nói, phản xạ giao tiếp chưa nhanh đang là vấn đề của Cún làm mẹ lo lắng. Để khắc phục thì dạo này bố mẹ đang đóng kịch biểu diễn trên sân khấu cùng với em. Lúc mẹ lên hát thì 2 bố con làm khán giả vỗ tay, lần lượt đến bố rồi con. Hồi đầu chỉ có bố mẹ diễn, con làm khán giả suốt, dạo này đỡ hơn, đến lượt tự lên hát rồi cơ mà chưa nhìn khán giả đắm đuối, chưa biểu diễn chân tay phụ họa gì. Sau hơn 1 tháng chơi trò đóng kịch thì hôm qua nghe cô giáo kể con đã lên hát rồi, hát to, rõ ràng. Mừng quá, thế là mẹ biết mẹ đã đi đúng hướng. Mẹ không tỏ ra lo lắng hay e ngại nhiều quá trước mặt con, âm thầm cùng bố nghĩ cách ứng phó, cứ làm tự nhiên nhẹ nhàng thì kết quả lại tốt thật đấy. Mẹ sẽ cố gắng chơi trò này cùng con để con tự tin, nói trước lớp thoải mái mà không còn chút e ngại nào nữa nhé!

    TÌNH HUỐNG 3: ĐI BỘ

    Mẹ đọc được thông tin là trẻ em từ 2 tuổi trở lên đã có thể đi bộ được 2km rồi, và rằng thể dục vừa sức luôn luôn tốt cho tiêu hóa, chiều cao, trí não, sức khỏe. Nhà mình cách Hồ Gươm hơn 1 km nên chiều chiều đón con về mẹ dẫn con đi bộ từ nhà ra hồ rồi về nhà, qua ngã tư mẹ bế trừ đi thì cũng được khoảng 2km hơn tí. Mới đầu đi bộ mẹ mệt con mệt, lúc đi bạn ấy cũng có lúc troll mẹ, nhưng k may vớ phải mẹ mìn.
    Cún: Mẹ ơi con mỏi chân. Mẹ bế con với.
    Mẹ: Con đi đến ngã tư đằng kia mẹ bế con nhé. (Tranh thủ dạy khái niệm ngã tư).
    Cún: Không! Đến chỗ xe máy mẹ bế con.
    Mẹ: Xe máy nào cơ con?
    Cún: Xe đây này( chỉ xe đang chạy trên đường). * ối móa ơi mợ ý chỉ cần đứng im xe vẫn chạy qua mà*ranh con, đang đứng hình vì chưa biết trả lời sao*
    Cún: Mẹ ơi lá vàng lá vàng. Chúng mình xâu lá vàng đi. Mẹ xâu cái kia con xâu cái này.
    Mẹ: ( sướng quá): Mẹ đồng ý, chúng mình xâu xong mang về tặng bố nhé.
    Xong thì quên vụ mỏi chân đi tiếp về nhà. Mấy lần huấn luyện đi bộ trước về nhà mặt mẹ như bánh đa ngâm nước vì quá mệt. Giờ thì chuẩn rồi, nhờ con mà khả năng đi bộ của mẹ cao lên nhiều rồi. Còn con thì chả bao h thấy mệt cả.

    TÌNH HUỐNG 4: ĐẦU TUẦN CON KHÔNG CHỊU ĐI HỌC

    Hậu quả của việc ăn chơi trác táng vui vẻ 2 ngày cuối tuần là trong tuần bạn Cún vô cùng không thích đi học. Buổi tối sau khi đọc sách, nằm thủ thỉ tổng kết một ngày của 2 mẹ con xong, chúc con ngủ ngon ngày mai ngủ dậy chúng mình nghe nhạc, đánh răng rửa mặt rồi đi học là khóc. Sáng ngủ dậy, đánh răng rửa mặt xong rồi mà thấy mẹ cầm balo là khóc lóc, giật lấy balo rồi ngồi góc co ro, khóc nức nở ,tay xua xua, miệng nói liên tục: “Con không đi học, không đi học mẹ ạ, con ở nhà với mẹ mẹ ạ :((.” Đến đau lòng, tự nhiên lại thấy hoang mang, sao con không thích đi học? Con gặp vấn đề gì ở trường không? Các cô đều dễ thương, con gái tự lập chứ có đến nỗi làm phiền các cô lắm đâu mà có chuyện gì được? Lo lắng, hoang mang và suy nghĩ ....
    Sang thứ 3 lại vẫn cảnh cũ lặp lại, khi máu nóng lên não, khi sự kiên nhẫn đã sắp cạn, suýt nữa hét lên với con thì kịp trấn tĩnh, hít thở và xoay chuyển tình huống.
    Mẹ: Hà An của mẹ không muốn đi học à? ( Cái này gọi là gọi tên cảm xúc hoặc đồng cảm)
    Con: Vâng ạ hu hu hu
    Mẹ: Uh mẹ biết, con muốn ở nhà với mẹ, mẹ cũng thích ở nhà chơi với Cún lắm, nhưng hôm nay là thứ 3, mẹ đi làm, bố đi làm, con đi học, thứ 7 chủ nhật mình mới ở nhà đi chơi con ạ. Bây giờ mình đi học chiều mẹ đón con sớm nhé.( Chia sẻ cảm xúc).
    Con: Hu hu hu mẹ ơi con không đi học mẹ ạ ( vừa khóc vừa nhìn mẹ đắm đuối thương quá ). * Đến đoạn này thì khóc nhẹ hơn, con chấp nhận nhưng chưa hoàn toàn, vẫn nũng nịu*.
    Mẹ: Rồi bây giờ con chào các bạn đi, bạn gấu trúc, bạn sách, bạn bàn, bạn bóng ở nhà nhé tớ đi học đây, chiều tớ về sớm tớ chơi với các bạn.
    Con: (vẫy tay) chào các bạn nha.
    Mẹ:” Hà An mở cổng giúp mẹ với! Vừng ơi mở ra”
    Con: ( mở cổng)
    Mẹ: “Vừng ơi đóng vào!”
    Con:( đóng cổng).
    Từ đó đến hôm nay không phải nghe tiếng khóc não nề nữa. Hóa ra do cách làm của mình chưa đúng chứ không phải do con hư.
    Mình không sợ con khóc, chỉ sợ nghe người lớn cấm trẻ con khóc. Vì thật ra khóc cũng là cách trẻ nhỏ giải tỏa cảm xúc. Người lớn được khóc, được cười, được la hét, tức giận và thậm chí văng tục hay dùng đến bạo lực. Con cứ khóc để giải tỏa, thậm chí ăn vạ nhưng tất nhiên con khóc xong 2 mẹ con sẽ nói chuyện, thỏa thuận và con vẫn phải nằm trong khuôn phép, vẫn phải làm những việc cần làm. Nhiều lần con sẽ hiểu khóc chỉ để giải tỏa thôi còn ăn vạ thì không bao h đạt hiệu quả. Trò ăn vạ của bạn Cún đã bị tắc tị từ hồi chưa được 1 tuổi do bố mẹ không sợ con khóc :)).
    [​IMG]

    Mỗi ngày em sẽ cố gắng up 1-2 tình huống của nhà em để chúng mình cùng bàn luận nhé. Có thể cách của em chưa đúng, chưa hợp lý nhờ các mẹ góp cho em với nhé! Em đang lọ mọ bước đi cùng con thôi ạ. Con em 32 tháng ạ!
    Nghe lời các mẹ em bổ sung vào trang 1 cho các mẹ dễ theo dõi nha! Hi!

    TÌNH HUỐNG 5: BẠN ĐI TIÊM PHÒNG!

    Trước mỗi dịp đi tiêm phòng mẹ đều báo trước với con 1-2 ngày. Mẹ dặn dò con là 2 hôm nữa con sẽ đi tiêm phòng, đến phòng khám chúng mình được bác sĩ khám, đặt ông nghe ở ngực và lưng, con sẽ thấy hơi mát mát 1 lúc; sau đó thì bác sĩ sẽ đo nhiệt độ cho con, "bíp" 1 cái trên trán thế này này( diễn theo bác sĩ). Mẹ kể chuyện về bạn chuột Típ, bạn Camille đi khám... Đến hôm đi tiêm phòng thì con đã được chuẩn bị tinh thần rồi nên không sợ hãi, không lẩn trốn nữa. Tại 131 Lò Đúc:
    Cún: Mẹ ơi chúng mình đi đâu đấy?
    Mẹ: Chúng mình đi tiêm phòng con ạ. Lát nữa bác sĩ sẽ dùng ống nghe khám tim phổi cho con trước ngực và sau lưng giống bạn Camille ấy. Không đau tí nào cả.
    Cún: Vâng ạ. Không đau tí nào mẹ nhể!
    Mẹ: uh. Sau đó thì cô y tá áo hồng sẽ tiêm cho con. Tiêm có đau không hả con?
    Cún: .....Hơi đâu 1 tí mẹ ạ!
    Mẹ: ( Mừng quá): Uh hơi đau 1 tí, nếu đau quá con cứ khóc nhé, mẹ sẽ ôm con!
    Cún: Vâng ạ!
    Lúc chuẩn bị tiêm bạn kêu mẹ ơi đau đau mẹ ạ( thấy cái kim giơ lên phát khiếp). Mẹ bảo uh hơi đau 1 tí mẹ sẽ ôm con nhé. Vừa khóc thì tiêm đã rút ra :))

    TÌNH HUỐNG 6: CON TỰ LÀM PHẦN VIỆC CỦA CON

    Chả là em thấy em lười quá thể, rửa tay rồi lại lau tay cho con, con uống nước lại đi rót nước. Đọc sách cho con thì lại phải đi lấy sách cất sách cho con em mệt quá, dễ stress với con lắm luôn. Vậy nên những việc nằm trong khả năng của con em tạo điều kiện hết sức để con tự làm.

    Em làm 1 cái móc khăn ở cạnh vòi nước cho con tự rửa tay, tự lau tay, thế là từ nay em khỏi đi rửa tay cho con luôn.

    [​IMG]
    Em sắm cho con cái cốc xinh xinh, bình nước cũng xinh xinh, khay đựng. Cái chỗ này ban đầu có cái tủ khá đẹp cơ mà em dẹp luôn, lấy chỗ để khay nước vừa tầm với của con. Thế là từ lâu lâu rồi cọn khát nước tự rót tự lấy mà uống. Bữa nào mẹ chưa kịp thêm nước vào bình cho con, con nhắc: “ Mẹ ơi mẹ QUÊN không rót nước vào bình cho con à? mẹ NHẦM à?” ( Đến nhục). Mẹ đầu tiên cũng hơi run khi con tự rót nước, sợ đổ, sợ ướt , sợ dủ thứ. Cơ mà thôi, ướt sàn thì lau, ướt áo thì thay, con đổ 100 lần là cùng chứ gì, bây giờ không cho con tự làm thì mẹ sẽ phải rót cho con n lần nữa, và khi con lớn con làm việc không khéo léo, bị người khác trách mắng, con buồn mẹ còn đau lòng hơn. Có 1 hôm chuẩn bị đi chơi rõ xinh, váy rõ đẹp, mặc xong xuôi con có nhu cầu uống nước , mà là tu ở chai chứ ko phải rót:(. (Mẹ thoáng nghĩ qua, uống mà đổ ra cái váy thì đến rồ người, lại thay chắc?). Mẹ kịp chấn chỉnh ngay, ướt thì thay, váy không thiếu, chả sao, con cứ làm. Y như rằng :((, ướt váy 1 tí, thôi mẹ lười để tự khô luôn khỏi thay he he. Nhất định lần sau sẽ không ướt tí nào nữa luôn.

    [​IMG]
    Mẹ cũng làm cho con 1 cái dây phơi quần áo thấp thế này để con tự phơi những gì là của con. Quần đùi con hay gọi nó là quần chip, con rất thích phơi quần chip vì dễ mắc:X.

    [​IMG]
    Đồ chơi của con nhiều thể loại quá, mẹ phân loại mỗi thứ ra 1 cái rổ xinh xinh cho con. Mỗi lần chơi xong con phải tự bỏ lại đúng rổ và cất vào kệ y nguyên như ban đầu. Nếu con không sắp đúng sẽ phải sắp lại, con không làm xong thì chưa được ăn cơm, chưa được chơi trò tiếp theo.

    [​IMG]
    Mẹ muốn sắm cho con cái giá sách xinh xinh yêu yêu để con tự cất sách, nhưng đắt quá nên chưa mua được. May thay bố mò mẫm thế nào trên mạng lại mua thanh lý đồ cũ được cái giá 50k. Mừng ơi là mừng, cả nhà chạy từ Hoàn Kiếm lên Cổ Nhuế để vác cái giá 50k ấy về. Mẹ rất sung sướng, từ nay con có tủ sách riêng rồi. Mẹ muốn bồi đắp cho con sở thích đọc sách, mẹ hiểu sách chính là người bạn tri kỉ của con, con thành công hay thất bại là do con có tìm ra lối đi phù hợp hay không? Sách sẽ dẫn đường cho con, yêu thích sách thì con cũng sẽ ham thích học hỏi, biết lắng nghe, biết chia sẻ. Con phải yêu quý sách như chính con vậy. Mỗi khi đọc sách xong, con phải cảm ơn bạn sách, con nhỡ tay làm rách sách con phải xin lỗi và nhờ bố băng bó cho bạn ấy. Con tự lấy sách con thích nhờ mẹ đọc, và đọc xong con tự cất đúng vị trí ban đầu. Ngay từ khi có giá sách, mẹ đã yêu cầu con phải cất đúng chuẩn, gáy sách quay ra ngoài, mặt sách hướng phía nào để lần sau dễ lấy. Con làm 2 3 lần chưa đúng mẹ hướng dẫn con, những lần sau mẹ không cần phải hướng dẫn nữa, con làm như bản năng vậy.

    [​IMG]
    Hôm nay mẹ đọc được rằng giá sách nên để ở phòng khách để con được tương tác và tiếp xúc nhiều hơn. Vì phòng khách là nơi sử dụng nhiều nhất. Tối nay mẹ sẽ nhờ bố mang giá sách xuống nhà cho con nhé. Trên phòng ngủ mẹ sẽ sử dụng thùng carton để tạ cho con 1 giá sách mới vậy.

    Mẹ đang mơ ước cho con 1 cái tủ quần áo nhỏ xinh để con tự xếp, tự cất, tự chọn quần áo con mặc mỗi ngày nữa. Báo giá là 700k, hơi đắt mẹ chưa mua được, nhờ bố săn đồ cũ mà chưa có cơ.

    Các mẹ chia sẻ cùng mẹ con em cho xôm nhé, để em biết em đang không lạc lõng, em đang không đơn độc trên hành trình dạy con tự lập( em đang bị dè bỉu hơi bị nhiều cái vụ dạy con tự lập này nên hơi tủi :((). Yêu các mẹ nhiều lắm ạ!

    TÌNH HUỐNG 7: CON KHÔNG ĂN NỮA THÌ NHỊN

    Mẹ tập cho con ăn theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật kết hợp BLW và truyền thống. Có kiểu đút truyền thống ở đây là vì bà nội bảo cái thứ mẹ nấu không con gì ăn được :(. Tháng thứ 6 và 7 ăn dặm kiểu Nhật, mẹ nấu và bà cho ăn, đến tháng thứ 8 9 10 11 12 thì mẹ nấu cháo lẫn để nhà bà cho con ăn, buổi sáng và buổi tối mẹ cho con ăn theo kiểu BLW hoàn toàn.
    Để được ăn BLW, bố phải ngồi ngoài cửa canh chừng, mẹ có sẵn bát cháo dưới gầm bàn, có tín hiệu là mẹ bê bát cháo lên trước mặt để bà biết là con cũng đang ăn cháo, lâu lâu mẹ lại xúc vài thìa ăn bớt của con. Đến khi hết bữa thì mẹ cũng vừa ăn hết cháo là vừa. Bà thích con phải ăn đươc 1 bát tô cháo như đứa 12 tháng, bà bắt mẹ phải bế rong cho con ăn, con táo bón, con còi, con bệnh, con bị làm sao đều do mẹ cả.. Mẹ hiểu trong thời gian bà đút con đã bị giảm đi nhiều khả năng tự lập, mặc dù cháo mẹ nấu đã tăng độ thô, đến nỗi bác con xuống nhìn còn bảo mày nấu thế nó ăn làm sao được? Con mẹ thì mẹ hiểu chứ, con ăn thô tốt theo từng giai đoạn, chịu khó tăng độ thô cho con từ từ, mẹ dậy từ 5h để chuẩn bị nấu nướng để tủ lạnh cho con ăn 2 bữa, mẹ không được quyền cho con ăn thì mẹ phải chủ động để tăng độ thô, mẹ phải thay đổi món, mẹ phải nấu để con không bị ăn mặn.
    Đến khi con được 1 tuổi con ăn được cơm như người lớn, lịch sinh hoạt của con ăn theo người lớn thì mẹ chủ động cho con ăn cả 3 bữa, sáng, chiều, tối luôn theo phương pháp BLW kết hợp ăn dặm Kiểu Nhật. Thời kì 1 tuổi là giai đoạn con biếng ăn kinh khủng, mẹ lo lắng, mẹ thay đổi món, mẹ có lúc đã khóc khi đi làm vì trưa hôm đó cơm con ăn tính bằng hạt. Mẹ biết rằng biếng ăn sinh lý rồi sẽ qua nhưng làm sao mà không lo được khi cân nặng của con nằm sát vạch đỏ, xung quanh bao nhiêu cái miệng đổ vào... Khổ nhất những lần về quê, mẹ cho con ăn trong bếp để còn dễ bề đổ bớt, ăn bớt cháo của con, con biếng ăn mẹ cho con bốc nui luộc, ông bảo:” Mày cho nó ăn cọng rau à? Không cho nó ăn cháo nó sống làm sao?”. Đến khổ, con ăn cháo thì khỏi bàn rồi, con đang biếng ăn chỉ thích ăn cái gì hay hay, lạ lạ, hấp dẫn vậy thôi.
    Nhưng mẹ kiên quyết không ép con, bữa ăn không tiếng khóc, không đồ chơi, không bế rong. Con ngồi ghế con bốc những món con thích, không ăn nữa mẹ bế con ra, không ăn thì nhịn. May thay con ăn thô tốt và con bộc lộ rõ ràng lúc này con thích ăn gì, không thích ăn gì. Mẹ nhớ có dạo con cuồng ăn tôm, mẹ chưa kịp bóc con đã la hét đòi ăn ngay, có dạo con lại thích ăn trứng vô cùng, dạo lại là miến, dạo thì đậu phụ, .... Mẹ hiểu chắc cơ thể con thiếu những chất ấy, con cứ ăn theo sở thích, rồi sau này chắc sẽ khác. Trong bữa cơm, con thích tự dùng thìa, dùng đũa, mẹ không cấm, con tự làm tuy vụng về nhưng sau này con sẽ khéo, nếu mẹ không cho con làm thì muôn đời con không làm được. Nhìn bữa cơm giống bãi gà bới nhưng mẹ kệ, có khi bố không hài lòng lắm thì mẹ lại tranh thủ lúc bố ăn xong cho con phá mâm.

    Con đúng là thương mẹ mà, đến bây giờ con tự ngồi xúc rất khéo, con tự ăn hết, không ăn nữa bảo sẽ bảo: “ Mẹ ơi con ăn xong rồi.” và đứng dậy. Về quê nội con ăn khéo hơn các chị 4 tuổi, mẹ mát cả mặt thì lại bị nói:” Bây giờ nó tự lập được rồi trông có mông có má hẳn, trước mẹ nó chăm trông suốt cả ruột”. Vậy đấy, con làm được những việc đó chắc là do gen :((, mẹ là mẹ mìn mẹ lười mà, nhưng đâu có quan trọng gì, con làm được thì tốt cho con, mẹ không quan tâm những ồn ào ngoài kia đâu, mẹ hiểu mẹ đang đi đúng hướng.

    Mẹ tôn trọng hoàn toàn cơ thể con, có hôm mẹ hấp ngao, con ăn ngao xong kêu: “ Mẹ ơi con no rồi, con không ăn cơm nữa”. Ừ thì không ăn nữa thì thôi, con ra chơi cho bố mẹ ăn. Cũng có hôm con mệt 2 hôm không ăn uống gì, cơm tính bằng hạt, ừ thì con không muốn ăn, con không ăn thì mẹ cũng không ép. Vì vậy nên có những hôm con ăn bù, con ăn nhiều hơn cả mẹ. Mẹ tôn trọng chuyện ăn uống của con nên con không sợ ăn, con chỉ đòi ăn, chỉ kêu đói, thậm chí có hôm đi học về chén luôn bát cơm nguội :((. Mẹ rút kinh nghiệm trước khi đi đón con đã phải cắm cơm trước, con về có cơm nóng với ruốc cá để ăn rồi.

    Cũng lâu rồi con tự dọn cơm, sắp bát đũa cho bố mẹ, tự xúc ăn đến khi con no. Có lúc còn 1 chút mẹ định xúc nốt cho con, nhưng rồi mẹ nghĩ con biết lúc nào con no, con chịu trách nhiệm với cơ thể con, con muốn ăn nữa thì tự xúc, không thì thôi.

    Vậy đấy các mẹ ạ, ở cái môi trường mà mình chỉ đẻ rồi không được toàn quyền nuôi con, con làm sao do mẹ, con tốt cho gen thì tự nhiên mẹ còn phải ủ mưu để đối phó như đánh giặc ấy.

    [​IMG]
    P/S: Hình ảnh Cún đi học về chưa kịp thay áo đã viên xôi chấm ruốc cá hồi ăn đây ạ, ai cũng bảo còi nhưng em chả thấy làm sao cả. Cân nặng nằm trong chuẩn WHO, em quan tâm nhiều hơn đến các chỉ số khác như chiều cao, vận động, khả năng nhận biết theo độ tuổi.

    TÌNH HUỐNG 8: BÉ BỆNH

    Đây là kinh nghiệm riêng của bản thân mình, các mẹ có thắc mắc gì cứ hỏi mình nhé. Có được những kiến thức ấy mình đã được các mẹ thông thái khác cầm tay chỉ việc cẩn thận, nhiệt tình không kể trưa hay tối, muốn chia sẻ lại cho các mẹ lần đầu làm mẹ bỡ ngỡ như mình hồi trước.

    1. MÙA HÈ PHÒNG BỆNH HÔ HẤP CHO BÉ THẾ NÀO?
    Người lớn thật không thể chịu nổi cái nóng như thiêu như đốt những ngày gần đây thì trẻ con hẳn khó chịu quấy khóc nếu không sử dụng điều hòa. Vậy phải làm sao để những bé nằm điều hòa không bị lạnh,ốm, sổ mũi? “ Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là phương châm của mình.

    Ngày nào bé cũng phải tắm, mùa hè cũng như mùa đông mình đều nhỏ vài giọt dầu tràm vào chậu tắm cho con, tránh bị nhiễm lạnh, vừa xông hơi như được tắm thảo dược, vô cùng thư giãn, thoải mái.

    Trẻ con chịu lạnh tốt hơn người lớn, mùa hè điều hòa bật ở nhiệt độ 24 hoặc thấp hơn tùy diện tích phòng trẻ rất thích, ngủ rất ngon nhưng nhiều bố mẹ lại cứ lo sợ con ốm nên không dám bật, cứ để 28 29 độ thì đêm nằm con vẫn ra mồ hôi lưng, dễ nhiễm lạnh, gây ốm, sốt, sổ mũi. Vậy tốt nhất các mẹ hạ nhiệt độ điều hòa xuống, mặc quần áo mỏng dài tay, bôi dầu tràm ở gan bàn chân và xỏ tất cho con. Như thế con vừa ngủ ngon, không có mồ hôi, bố mẹ lại yên tâm nếu nửa đêm ngủ quên trời lạnh.

    Khi bật điều hòa không khí trong phòng rất khô, mình thường đặt chậu nước có thấm 1 cái khăn vắt thành chậu để nước bốc hơi làm ẩm không khí trong phòng. Nếu nhà nào có máy phun sương thì càng tốt. Mình nhỏ dầu tràm vào chậu nước vừa sát khuẩn không khí, vừa thư giãn giúp bé ngủ ngon, phòng bệnh hô hấp.

    Mùa hè dễ gặp những cơn mưa bất chợt ngoài đường bị ướt thì sao? 2 bố con Cún hôm qua hí hửng đi liên hoan khi mẹ vắng nhà dính ngay trận mưa đầu hè. Trong balo của con mình luôn có lọ dầu tràm be bé, mỗi khi trở gió, đột ngột gặp lạnh, gặp mưa mình BÔI NGAY DẦU TRÀM gan bàn chân, vào ngực, vào hõm đằng sau dái tai cho con. Làm như thế sẽ giúp con không bị cảm lạnh, ốm sốt, sổ mũi, bố mẹ yên tâm cho con đi chơi thoải mái.

    Mỗi sáng và tối sau khi đánh răng xong, Cún đều súc miệng nước muối sinh lý, làm sạch họng, hạn chế mấy bệnh đường mũi họng.

    2. THẾ NẾU NHỠ BÉ BỊ SỔ MŨI THÌ LÀM SAO?

    Ngay lập tức mình sẽ RỬA MŨI cho con. Đặt con nằm nghiêng, dùng xi lanh bơm nước muối sinh lý vào mũi phía trên, nước muối sẽ kéo dịch nhầy trong mũi ra ngoài mũi dưới, lúc này mẹ dùng dụng cụ hút mũi hút nhẹ nhàng. Lặp lại như thế 2-3 lần cho đến khi không còn dịch nhầy nữa. Đặt con nằm nghiêng phía kia, lại bơm xi lanh nước muối ở mũi phía trên, hút mũi phía dưới cho đến khi sạch. Nếu mũi đặc quá các mẹ nhỏ nước muối trước 1-2 phút cho mềm rồi mới rửa.

    Mỗi ngày có thể rửa 4-5 lần nếu con sổ mũi nhiều, mũi ít thì 2-3 lần là được. Các mẹ lưu ý khi rửa mũi con sẽ KHÓC, KHÓC RẤT TO VÀ GIÃY DỤA. Không sao hết cả nhé, bé phải khóc thì mới tốt, nếu bé không khóc thì mẹ bảo bé HÁ MỒM ra khi rửa mũi nhé. Khi bé không khóc hoặc ngậm miệng thì áp lực nước muối đẩy vào tai cao hơn, rất khó chịu, có thể gây viêm tai, các mẹ cứ thử rửa mũi cho mình mà không há mồm xem có khó chịu không thì biết.

    Con khóc mẹ nào chả xót, mình ngày trước cũng vậy, lại được bà mắng cho vài câu là chùn bước, là lung lay, là hoài nghi bản thân mình làm mẹ tồi tệ. Nhưng cho đến khi con bị viêm phổi, phải nằm viện, con khóc thét mỗi khi bác sĩ gọi tên, con cầu xin khi bác sĩ chọc tai, trái tim người mẹ vỡ nát, chỉ muốn hứng chịu tất cả nỗi đau cho con thôi. Vậy đấy, các mẹ nghe con khóc 30 giây hay để con khóc, sợ hãi mấy tuần? Con khóc vì sợ chứ không hề đau gì cả, vô hại, các mẹ rửa mũi mà xem, chả làm sao cả. Rửa mãi sau này quen thì con sẽ tình nguyện đòi mẹ rửa mỗi lần con bị ngạt mũi. Chăm chỉ rửa cho con thì 3 ngày con sẽ đỡ, khoảng 7 ngày – 10 ngày thì dứt hẳn mũi mà không thuốc thang gì cả.

    Sau khi rửa mũi xong rồi thì mẹ bôi dầu tràm cho con như hướng dẫn phía trên của mình. Dầu tràm sẽ phát huy tác dụng tối đa nếu mũi được rửa sạch sẽ.

    3. BÉ BỆNH CHO BÉ ĂN GÌ?

    Khi con bệnh mình hạn chế sử dụng thuốc tối đa, dùng các bài thuốc dân gian , chế độ ăn uống để giúp con vượt qua cơn bệnh trước.

    Khi con sổ mũi, họng có đờm mình tích cực cho con bé ( nếu bé còn bú), lớn hơn thì cho uống nước ấm, ăn nhiều hoa quả.

    Con mệt không thích ăn những món khô khan như cơm thì mình hay nấu món lỏng hoặc cháo. Nước luộc gà hầm với củ cải, hành tây, cần tây sẽ là 1 hỗn hợp bổ dưỡng, ngon để nấu cháo cho bé giai đoạn này. Mình xem đây là món tủ khi con ốm, nước luộc gà và những rau củ trong đó giúp con tăng sức đề kháng.

    Cún đặc biệt thích nui và mỳ spaghety khi ốm, cơm cháo thì chán nhưng cái món này thì chén gần hết suất người lớn, chỉ có điều bạn ấy thích của Alfresco nên hơi đắt, 150k/suất, buốt ruột.

    4. BÀI THUỐC DÂN GIAN HỖ TRỢ BÉ MÌNH HAY DÙNG

    Cam sạch cắt mỏm trên đầu, khứa rãnh rồi cho chút muối tinh, úp mỏm vừa cắt lại, nướng trong lò nướng hoặc hấp cách thủy 15’, vắt nước cho con uống rất tốt.

    Lá dấp cá 1 nhúm (10-15 lá) rửa sạch, 1 bát nước vo gạo đặc, xay nhỏ lẫn với nhau, đun sôi lăn tăn 20’, sau đó chắt lấy nước cho bé uống trong ngày, để ý cách bữa sữa 30 phút vì lá dấp cá là 1 loại kháng sinh tự nhiên, không nên uống gần với sữa. Nước dấp cá vừa hạ sốt, vừa long đờm, giảm ho tốt.

    Nếu bé bị sốt thì cho uống nước dừa ( nước dừa vừa bù điện giải tốt, lại bổ), hoặc cho uống oresol. Uống lai rai cả ngày để bù nước, hạ sốt. Ngay khi bé hơi âm ấm thì các mẹ cho uống luôn để nhiệt độ của bé không tăng cao, lại phải uống hạ sốt.

    Chanh đào mật ong cũng có tác dụng long đờm, giảm ho tốt nhưng dành cho các bé trên 1 tuổi. Dưới 1 tuổi các mẹ không nên cho bé dùng mật ong, dễ bị ngộ độc.

    Trộm vía vì kiên trì hạn chế thuốc nên sức đề kháng của bạn Cún dạo này ổn, sổ mũi thì mẹ chả phải lo gì cả, tự khỏi luôn. Nóng sốt thì cứ nước dừa và oresol mà giã, hạ sốt cũng hạn chế tối đa, mỗi trận sốt kéo dài 3 ngày thì Cún chỉ uống 1 liều hạ sốt.

    P/S: Ảnh 2 mẹ con đi chơi cuối tuần, với em thì việc đi chơi cũng quan trọng như ăn cơm vậy, con vừa được tắm thiên nhiên, vừa được trải nghiệm nhiều điều trong cuộc sống.

    [​IMG]

    Mấy bữa nay nóng quá nên em hay lẩn thẩn nhớ nhà nhớ quê, hi. Tuổi thơ của các mẹ có thú vị như em không chia sẻ cho vui nha. Em đi lấy chồng xa nhà những lúc nhớ nhà em lại thấy...tức lão chồng :p.

    TUỔI THƠ DỮ DỘI CỦA MẸ

    Hồi còn bé ở quê, trời càng nắng thì mình lại càng thích, nghe có vẻ ngược đời nhưng có vậy thì giá rau mới tăng, người nông dân mới có thu nhập. Với người nông dân ở xứ gió Lào thổi, thì việc tưới rau vào sáng sớm và tối muộn không còn đúng nữa. Càng nắng người nông dân càng phải tưới rau, càng phải không được để rau chết vì héo, càng giữa trưa thì họ lại càng phải đứng giữa trời để cứu rau. Bởi vậy nên tuổi thơ của những đứa trẻ con nông dân như chúng mình tràn ngập những nắng, những trời xanh cao vời vợi, những cầu vồng hiện lên khi tưới nước, những nón, những túp lều giữa đồng, những giọt mồ hôi rơi thánh thót khi nhổ cỏ, những mùi khét lẹt trên tóc, là những tự ti khi bàn tay đen sì lúc đi học, là những hớt hải chạy cho kịp giờ học vì trưa phải phụ mẹ nhổ rau đi bán, là rung động đầu đời khi có bạn nam nhường chỗ mát , tự nguyện ngồi chỗ nắng khi đi học muộn. Tuổi thơ là những chiều nằm dài trên luống khoai ngắm trời đất, là những vòi trên vai phải, dây điện bên vai trái, máy bơm ở tay phải, ca gáo ở tay trái. Tuổi thơ là những trưa một mình hì hụi bên bờ sông để mồi nước, là bị nước phụt ướt hết người khi vòi nước bị tụt, là cái từ chối hất mặt lên trời khi có người đề nghị giúp đỡ lắp hộ máy bơm. Nhà mình bố mẹ sinh toàn con gái, nên đứa nào cũng mạnh mẽ, cũng muốn chứng minh rằng không chỉ con trai mới làm được, con gái cũng có thể làm được mọi việc, cũng chăm chỉ giúp đỡ bố mẹ không hề yếu ớt, không hề là gánh nặng cho gia đình chỉ vì là con gái.
    Người dân ở quê hay nói đùa với nhau là “ Xây nhà cho chó ở!”, nghe có phần tiêu cực nhưng mà không sai tí nào. Ra đồng từ sáng sớm, trưa phải trực rau ( dừng từ “trực” vì cứ 15’ phải tưới 1 lần, rau mới trồng mà để héo lá sẽ bị chết), đến chiều tối mới về cơm nước lợn gà. Mỗi nhà đều có 2-3 ruộng rau lớn nên cứ ruộng này không phải trực nữa thì đến ruộng kia, cứ thế luân phiên nhau chả bao giờ hết được việc cả. Ngày chịu nóng cả ngày, đêm thì nóng không ngủ được, trẻ con thì khóc, sốt, ốm bệnh vì có điều hòa như ở thành phố đâu mà ngủ cơ chứ.
    Nhím nhà em Mây đang sốt, buổi trưa cặp nhiệt độ cho con mà nào có vẩy được nhiệt kế xuống 37 độ? Nhiệt độ trong nhà là 43 độ cơ mà:(. Nhím còn có mẹ chăm bên cạnh, có những đứa trẻ vì bố mẹ phải đi làm mà con ốm cũng đành để nhà mấy chị em chơi với nhau. Khi nóng quá, người lại đang sốt, em bé ra ngâm mình luôn vào chậu nước cho đỡ nóng, đến khi bố mẹ về thì con đã bị nhiễm lạnh nặng, đi viện cả tháng nay chưa vềf:(. Cái nắng, cái khổ, cái nghèo cứ đeo bám thành 1 vòng luẩn quẩn như vậy.
    Nắng nóng đi kèm với hạn hán, tuổi thơ của mình còn là những ngày không tắm, mấy ngày mới được tắm một lần, nước rửa rau dành để rửa bát, nước rửa bát dành để nấu cám cho lợn, nước nấu cơm nấu nước phải mua từng can.
    Con ở thành phố gọi về hỏi thăm bố mẹ, bố mẹ còn lo Cún nắng nóng không ăn được:(. Ở thành phố không ăn cơm thì ăn hoa quả, sữa chua, mệt không ăn món này thì món khác, nhưng trẻ con ở quê thì làm gì có sự lựa chon? Chỉ có cơm, cá kho mặn và nước luộc rau, mẹ chỉ đút cho đứa bé xíu thôi còn đứa lớn tự túc, không ăn nhanh thì khéo bị mắng, lại nhịn. Đó là lý do những đứa trẻ ở quê ham ăn ham uống không kén chọn như trẻ thành phố. Cho đến khi ra HN học mình mới biết nấu món đậu phụ sốt cà chua ra sao, cá sốt cà là thế nào, những món cao sang hơn như trứng cuộn cà chua, đậu nhồi thịt, trứng ốp la thì chỉ biết trên tivi.
    Quê ở gần biển nên chỉ biết cá và cá, sau này thấy mình thật may mắn vì biết ăn cá nhiều tốt cho sức khỏe chứ xưa thèm thịt lắm. Mình nhớ hết những ngày giỗ của ông nội, ông ngoại, cậu, ông cố, bà cố, Tết nguyên tiêu, mùng 5 tháng 5, ... vì chỉ những ngày đó mới được ăn thịt. Mình thèm đến mức mà hỏi mẹ: “ Mẹ ơi bác P thèm rượu như mình thèm thịt hả mẹ?” (Bác P là 1 người nghiện rượu). Tầm trưa ngồi ở cửa sổ nhìn người ta đi chợ về, thấy có người mua quả dừa, lúc đó mình thèm lắm, khát khao cháy bỏng lúc đó là được ai cho 1 quả ( không dám mơ mẹ mua vì cái làn đi chợ về của mẹ lúc nào cũng là 1 túi bóng cá trích ve- loài cá mình căm thù vì 18 năm ròng rã phải ăn chung 1 món đó). Mà nghĩ nếu ai đó cho được 7 quả thì tốt, mỗi người được ăn trọn vẹn 1 quả không phải chia cho ai cả, lần nào cũng được ăn 1 miếng bé xíu xiu chả bõ dính răng. Rồi lại nghĩ làm gì có ai có tận 7 quả mà cho cùng lắm là 1 quả thôi, giá như bố mẹ chỉ đẻ mỗi mình mình, chia cho bố, cho mẹ, phần của mình sẽ to đùng luôn. Nhưng em Mây không được ra đời thì tội nó quá, thôi cho nó được đẻ nữa là 2 đứa. Thế em Huệ nó xinh thế cơ mà, thôi cả nó nữa cũng chỉ có 3 bằng nhà cô Loan, còn Hiếu với Thảo không ra thì nó sẽ đi đâu, nó đẻ ở nhà khác à? Tính mãi chả bớt được đứa nào :)), và cũng chả ai cho quả dừa nào cả :)) ( Hồi đó em Khánh Linh chưa ra đời nên mới có 5 chị em).
    P/S: Em cố gắng cho con 1 tuổi thơ ngập tràn những trải nghiệm với thiên nhiên nên ham về quê lắm, quê nội gần nên tháng nào cũng về. Quê ngoại mỗi năm mỗi 2 lần về :((

    [​IMG]

    ĐI CHƠI- @Mecuping
    Ping cứ đến khoảng 3r, 4h chiều là đi ra cửa ngó, rồi đi hẳn ra cổng chỉ chỉ, ý là đến giờ đi chơi
    Mẹ mang quần sạch, dép ra để ngưỡng cửa, Ping sẽ tự biết đi tới ngồi xuống, nhấc chân để mẹ thay quần, đi dép hộ, cũng tự lấy dép ngoắc ngoắc vào chân nhưng chưa đi được ạ :D
    Rồi, đợi mẹ mở cổng, đi ra, đợi mẹ đóng cổng xong là nắm tay mẹ dắt đi
    Khóc -> đòi bế -> Mẹ: con mỏi chân hả, ngồi nghỉ tí nhé, con gật gật -> nghỉ
    Đi tiếp -> vẫn khóc đòi bế
    bây giờ con có quyền lựa chọn, 1 là đi chơi thì con sẽ tự đi, 2 cái chân xinh của Ping là để đi mà đúng không; 2 là mẹ bồng, thì ta sẽ về
    Và khóc nữa em cho về thật, nhưng rất ít, đa phần là cu tự đi chơi ạ, mẹ đi đằng sau là chính, giờ cũng nhớ được 80% đường đi chơi và về nhà ấy ạ.

    VẤP NGÃ- @Mecuping
    Cu chạy, chơi, trèo xe ... vấp ngã
    Mẹ: Không sao, con tự đứng dậy đi, rồi giờ con dựng xe dậy nhé
    Con tự làm xong rồi thì: Có đau không, thế không muốn bị đau nữa thì phải làm sao, lần sau cẩn thận hơn con nhé
    Nhưng cũng có lần, chưa kịp tự dậy thì các cô các bác các ông các bà xung quanh đã mắng sa sả con mẹ sao để con ngã thế, con mẹ mù à.... :D


    Cũng chia sẻ với mn chuyện TẬP ĂN của thằng cu nhà mình- @Mecuping
    Ông bà nói lên nói xuống, nói trước nói sau, muốn con ăn bột từ lúc 5m, mẹ nhất quyết cho bú đủ 6m
    Bột, ông bà xay ra chỉ định mẹ phải ninh xương, quấy bột, mẹ phải tranh thủ lúc nấu bữa cất trộm cho con tí thịt tí tôm, nửa buổi ko có ông bà ở nhà, ra vườn hái rau vào xay nấu cho con
    Mẹ ko nêm muối, lúc nào cũng bị bà mắng, nấu thế làm sao mà ăn
    Rồi mẹ cho con ăn thịt cá riêng, rau riêng, cháo riêng, bà đổ lộn vào đút
    con ăn tốt, mẹ khen thì bị mắng, con mệt, ko muốn ăn thì bà vật ngửa ra, đổ 1 thìa bột, 1 thìa nước, bóp mồm bắt con nuốt. Sau trận đó, con nhìn thấy bát, thấy thìa là sợ quay đi, mẹ phải làm rất nhiều món khác nhau, dẫn con ăn dần, 4 -5 ngày sau mới đỡ
    Con có phản xạ nhai cực tốt, nhưng ông bà nhất định ko cho ăn gì ngoài bột, có hôm bố về, mẹ mới dám nấu cho con 1 bữa mì udon cua, con ăn như chưa bao giờ được ăn, về mẹ bị mắng bột gạo đó ko cho nó ăn, cho nó ăn bột mì
    Mẹ cho con ăn lòng đỏ trứng thì bác mắng: ăn thế cho nó nghẹn chết ah, í là phải quấy vào bột
    Cho con ăn cơm nát thì: cho nó nuốt lống thế rồi mà đau dạ dày.... rồi ko được ăn cà chua vì ung thư, ko được ăn khoai tây cà rốt vì của trung quốc.... rốt cuộc theo í mng thì con cứ ăn bột quấy trắng với nước xương thôi
    Hết chịu được nữa, mẹ phải làm căng vs bố 1 trận để bố đưa 2mc ra ngoài này sống
    Sổng chuồng, con được ăn cơm nát vs thức ăn thô dần, được bốc, được nghịch thức ăn vung vãi
    Mẹ thì mày mò thay đổi thực đơn cho con liên tục, cái gì cũng ăn, nhờ đó vị giác của con pt rất rất tốt, con có sở thích ăn uống rõ ràng. Món nào thích ăn con ăn, món nào ko thích mẹ cũng ko ép nhiều, nhưng hôm sau vẫn nấu, để giới thiệu vs con, biết đâu đến lúc con đổi ý, lại ăn
    Hôm nào mệt quá thì con ăn ít, ko sao cả
    Điển hình mấy hôm nay nắng nóng, trưa con ăn ít lắm, nhưng tối mát con ăn bù tốt

    Giờ con đã 16m, con tự ăn được khoảng 80% bữa ăn, cần bm hỗ trợ chút thôi
    Con còn biết bốc đút bố mẹ ăn, thảo lắm. Chứ mấy anh chị họ của con, theo ông bà, theo các cô các bác, lớp 3 rồi còn chờ mẹ chan canh và xé thịt vào bát, sẵn xúc, còn lâu ms đút được cho bm miếng nào.

    NHỮNG CÁI ÔM HÀNG NGÀY @meoto1010

    Bạn lớn nhà mình tên là Nghé, sinh tháng 1/2012. Con gái cá tính mạnh, khá tình cảm nhưng cũng hay bướng, thích múa hát, đi chơi :) Con gái không quá quấn mẹ nhưng thích mẹ ôm hôn, mẹ cũng mê tít khoản này nên 1 ngày 2 mẹ con phải ôm nhau ít nhất 3 lần. Một lần khi ngủ dậy hoặc trước khi đi học, 1 lần lúc đi tắm, 1 lần trước khi đi ngủ. Hôm nào mẹ quên con sẽ dang tay ra và nhắc "Ôm tí nào, ôm tí nào" sau đó là màn ôm hôn chíu chít :) Mẹ tin những cái ôm đầy yêu thương ấy sẽ giúp con hiểu rằng mẹ luôn luôn yêu con (dù cho đôi khi con phải ra rìa 1 tí vì có em bé, hiii) giúp gắn kết tình cảm của mẹ con mình, giúp con lớn lên thành 1 em bé vui vẻ và hạnh phúc.
    Gái lớn nhà em 5 tuổi mẹ @hoang.quan đi học tự xếp đồ cho vào cặp, quần áo mẹ giặt xong sẽ phụ mẹ gấp lại, tự mang vào tủ để, rửa chén phụ mẹ, dù sao khi nàng quẩy mông đi khoe chiến công với bố, mẹ nàng phải cắm mặt rửa lại, nàng ăn xong sẽ tự lau bàn, vì tự bé mẹ đã bắt làm thế, nàng phân biệt được quần áo của cả nhà nên hay giúp mẹ cho vào đúng ngăn, khi đi chơi mẹ sẽ list ra những thứ cần mang theo, đọc tới đâu, nàng sẽ đi lấy cái đó cho vào túi giúp mẹ, tự đánh răng nhưng phải có mẹ đánh chung cho vui, tự tắm dưới sự quan sát của mẹ để chỉ chỗ nào còn xà phòng cho nàng xịt cho sạch... nói chung là mẹ lười nên nàng tự giác làm tất cả, mẹ nhỉ nhìn và cười
    DẠY CON BIẾT KIỀM CHẾ TRƯỚC NHỮNG HAM MUỐN KHÔNG CÓ LỢI
    Cún đi siêu thị với mẹ! Bạn ấy mua sữa và ngũ cốc rồi. Khi đi qua hàng bánh kẹo, bạn ấy cuống quýt lên:
    “Mẹ ơi! Quay lại quay lại con xem nào! Mẹ dịch vào 1 tí! “
    Cún nhìn thấy 1 dãy toàn là bánh trứng custas mà bạn vô cùng thích. Ở nhà mẹ hạn chế cho ăn bánh kẹo lắm, thỉnh thoảng mới có bánh, mà có thì mỗi lần chỉ được ăn 1 cái thôi. Bạn ấy thừa biết mẹ không cho mua, mà nhìn mắt bạn ấy thì biết cơn thèm nổi lên vật vã rồi. Mình cứ kệ, 2 mẹ con cùng... ngắm bánh. Lúc sau thấy Cún nhìn mẹ vẻ rất chi là âu yếm và bẽn lẽn:
    “ Mẹ ơi con không mua sữa nữa, con mua bánh!”.
    Đoạn này mẹ hơi choáng, phì cười, mẹ chưa dạy tình huống này bao giờ sao bạn ấy biết mà thương lượng nhỉ?
    Mẹ: “ Con muốn đổi sữa để mua bánh à? Thế giờ con đi cất sữa về chỗ cũ nhé, rồi chúng mình mua bánh.”
    Cún: “ Vâng ạ”. Khiếp, mặt tươi sáng hẳn, chắc sướng quá.
    2 mẹ con đi ra quầy sữa để cất sữa, bạn ấy lại tiếc, lại tần ngần giơ gói ngũ cốc ra.
    Cún: “Mẹ ơi con không muốn mua ngũ cốc nữa”. *Điệu này chắc lại muốn đổi ngũ cốc lấy sữa*
    Mẹ: “ Thế bây giờ con không ăn ngũ cốc nữa à? Thế mình cất ngũ cốc đi nhá!”
    Cún: “ Không ạ” * Thích ngũ cốc lắm nên không thể nào mà đổi nổi :))*
    2 mẹ con trả sữa, rồi ra quầy thu ngân tính tiền, chốt lại bạn ấy được mua bánh, ngũ cốc, sữa thì phải nhịn :)).

    Bữa trước đi tham dự cái hội thảo bệnh tiểu đường, đúng là sướng khổ tại mồm. Mọi ngọn nguồn bệnh tật đều do ăn uống mà ra cả. Còn nhỏ thì hạn chế đường, bánh kẹo ngọt, lớn thì ăn uống nhiều rau quả củ thực vật được thì tốt. Ăn uống lành mạnh cũng giúp mình hạnh phúc mà.

    P/S: Cơn lười lên đến đỉnh điểm, bố mẹ cứ tị nhau mặc quần áo cho con nên sắm luôn cho cái tủ, tự chọn đồ, tự mặc đồ khỏi mượn ai làm hộ luôn. Bây giờ bố nó chỉ phải lấy quần áo cho mẹ tắm thôi, con tự túc :))

    [​IMG]
    DẠY CON NỮ CÔNG GIA CHÁNH

    Mình để ý trẻ con học theo bố mẹ rất rất nhanh, có những câu nói bâng quơ thôi ý, mình tưởng con sẽ không nghe đâu. Ai dè con nhắc lại luôn :((. Sáng nay bố Vượng kể chuyện : “....làm thế có mà há mồm”. Cún nhắc lại luôn: “ Mẹ ơi bố Vượng há mồm làm gì đấy?”. Bố me tròn mắt nhìn nhau luôn, thảm hại.

    Con gái thì cũng nên biết tí nữ công gia chánh, có ai không xiêu lòng khi về nhà mùi bánh thơm nức, hoa tươi rực rỡ ở góc nhà, trên bàn ăn bầy biện những món ăn đẹp mắt cơ chứ. Bố Vượng thì còn chưa phân biệt được rau muống với mùng tơi :((, nên vụ này mẹ tự cảm thấy mình bị đè nặng trách nhiệm lên vai:((

    Mẹ phải thay đổi từ chính mẹ, thì con ắt sẽ học theo, không cần dạy dỗ chi cho nó nặng nề. Từ giờ mỗi tuần đều có hoa tươi trong lọ.Lọ hoa mẹ tận dụng triệt để những thứ có thể cắm được hoa: chai nước gạo Hàn Quốc, lọ thịt chưng mắm tép, cái ca, cái cốc, khỏi mua lọ. Cái thú cắm hoa này là hồi sinh viên cô Ngọc Anh truyền cho mẹ tí, sau khi lấy chồng thì cũng tịt ngóm luôn. Tuần này khởi động với hoa phăng xê, đi mua hoa hỏi luôn chú/ cô bán hoa tên hoa với cả cách cắm về lòe 2 bố con cho nó dễ chứ mẹ thật sự mơ hồ những món liên quan đến nghệ thuật.

    Ấy thế mà có tác dụng, mỗi lọ hoa bé tí, mà nhà xôm hẳn lên. Con về nhà thì ngày nào cũng như ngày nào:

    Cún: “ Mẹ ơi hoa đẹp thế nhỉ? Mẹ mang xuống đây cho con ngắm xem hoa có đẹp không nào?”

    Mẹ lại nhấc xuống rồi nhấc lên, khoảng 3 lần/ ngày.

    Bố về nhà thì bữa nào cũng như bữa nào.

    Bố: “Òa Cún ơi hoa đẹp thế nhỉ? Con có thấy hoa đẹp không?”

    Cún: “ Có ạ”.

    Mẹ: “ Ôi hoa đẹp thế, em yêu nó chết mất, sao nó có thể đẹp thế nhỉ? Anh có thấy đẹp không? Sau lọ này em sẽ cắm bách nhật, bách nhật thì phải cắm vào lọ thấp hơn, chỉ tốn 20k/tuần thôi anh a. À mà anh mua hoa cho em nhé?”

    Bố:” ừ, có tí hoa vào nhà cũng khác hẳn, duyệt”.

    Mấy mẩu đối thoại ấy của nhà mình diễn đi diễn lại 3 ngày nay rồi :)), mẹ thay đổi có tí mà có bao nhiêu là tác dụng tích cực he he.

    Tiếp sau vụ hoa sẽ là vụ làm bánh, hôm qua 2 mẹ con hì hụi làm bị thất bại rồi :((. Kệ đi, cứ làm nhiều rồi sẽ thành công. Bố con phải ăn bánh hỏng vài tháng là cùng chứ mấy.

    [​IMG]
    Muốn con hết bám mẹ, hãy ôm ấp vỗ về con nhiều hơn!
    Con bám mẹ quá thiệt tình cũng ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình mà. Chả hiểu sao dạo gần đây Cún hay ỉ ôi bám mẹ, hitle bố. Mình cũng chả muốn thế tí nào, con gái gần gũi yêu bố, mẹ vừa làm được nhiều việc khác mà bố lại vui, hạnh phúc với con.



    Bố nó thì cứ đổ tại vợ chiều con quá, vợ bám con nên con bám là phải. Vợ phải tách dần dần ra chứ không cứ bám thế này à? Bố nó nói nhiều quá đâm ra mẹ cũng thấy lung lay. Mẹ cũng tách dần con ra, nhưng càng xa con, đẩy con với bố thì con lại càng khóc, càng nũng, càng không thích bố. Bố thấy thế lại càng chán, mất vui cả nhà.



    Rồi mình đọc được bài viết về skinship của mẹ Tảo Biển wakame. Mình xin trích nguyên văn của mẹ ấy.



    “Mình cũng đã từng trải qua, nên hiểu cảm giác nó vất thế nào. đặc biệt là với những mẹ phải đi làm. Đặc biệt là khi xung quanh vẫn còn những câu nói như: bế nhiều mai sau nó lại quen, chả làm gì được đâu.
    cũng không trách được bởi lối suy nghĩ đó đã truyền từ đời này qua đời khác. Mình cũng đã gặp nhiều trường hợp, bé 3 tháng cứ tự nhiên bỏ bú mẹ. nguyên nhân chẳng phải vì mẹ ít sữa, mà chỉ vì bé ít được bú.


    Ở nước ngoài, khái niệm skinship đã khá phổ biến, tuy nhiên ở việt nam mình khái niệm này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. vì sao skinship, hay còn gọi là cái ôm giữa mẹ với con lại quan trọng như vậy.

    dưới đây là các nghiên cứu về tác dụng của skinship, các mẹ nhé:

    1. Thiếu skinship sẽ dẫn đến việc quá trình tiết ra hóc môn sinh trưởng bị cản trở: thí nghiệm trên 50 trẻ sơ sinh, các bé chỉ được y tá cho ăn không được nhìn thẳng vào mắt, không được bế, không được nói chuyện. kết quả là trong 55trẻ, đã có 27 trẻ mất trước 2 tuổi, 11 trẻ mất trước 18 tuổi, những trẻ còn lại sau này đều có vấn đề về trí tuệ và vấn đề về mặt biểu hiện tình cảm ( các mẹ có thể tham khảo thêm trong sách: đến nhà trẻ đã muộn nhé)

    2. được mẹ ôm ấp sẽ giúp não bé tiết ra một loại hóc môn khiến bé bị cảm thấy an tâm. thoải mái. và do đó cảm xúc cũng sẽ ổn định

    3. nhờ cảm thấy được an tâm, tin tưởng mà những hóc môn có lợi cho quá trình phát triển cũng sẽ được tiết ra. giúp trẻ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, phát triển tốt hơn.

    4. những tiếp xúc giữa da với da sẽ được truyền tới não, giúp não tiết ra các hóc môn tăng trưởng, đồng thời cũng giúp cho hệ miễn dịch của bé được tăng cường, giúp bé khoẻ mạnh

    5. khi trẻ được ôm ấp nhiều, tính xã hội của trẻ được nâng cao, IQ cao, khả năng chịu đựng stress cũng lớn. và cũng nhờ có skinship, trẻ cũng có thể giải toả stress một cách vô thức.

    đó là những nghiên cứu khoa học cho thấy việc ôm ấp con có ý nghĩa to lớn thế nào. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây không phải thời gian, mà là nồng độ, các mẹ nhé.

    cô giáo ở lớp dạy nhạc của mình từng nói: con bám mẹ vì con yêu mẹ ( các mẹ thử xem, bé có bám bố, bám ông bà như bám mẹ không? ) đó là đặc quyền riêng của mẹ, đó cũng là thử thách riêng của mẹ. Và cô có nói rằng: nếu bé không biết yêu mẹ thật nhiều, thì mai sau bé cũng không thể yêu bạn bè, yêu người yêu thật nhiều.

    cô giáo chủ nhiệm nhà trẻ của con mình nói. trong một ngày, có 3 việc nhất định là phải làm với trẻ.

    1. đọc sách cho con, đọc sách cùng con

    2. ôm con thật chặt

    3. hãy để con làm việc nhà dù chỉ một việc nhỏ.

    nó là biểu hiện của tri thức- tình mẹ- khả năng tự lập đấy các mẹ ạ”



    Mình giật mình ngộ ra đang làm ngược lại điều con mong muốn. Có lẽ sự yêu thương, gần gũi, ôm ấp vỗ về chưa đủ nên con mới cần gần mẹ, mới bám mẹ chăng? Bình thường ôm ấp hun hít 3-4 lần thì giờ mình tăng lên 10 lần 20 lần. Nhẹ nhàng với con hơn, mỗi lần tức giận thay vì tỏ vẻ cau có thì mình hít thở sâu hơn, thiền đi cho hạ hỏa. Kết quả trên cả tuyệt vời, sau khi mẹ gần gũi ôm ấp con nhiều hơn thì con...bám bố.

    Chơi rõ ngoan với bố, ôm ấp bố, nói những câu sến sẩm với bố. Đến nỗi bố phải thốt lên: “ Trời ơi mềm tim quá!”. Ây da! vui cả nhà, mẹ yêu con, con yêu bố, cả nhà cùng yêu nhau. Vì bám bố rồi nên bố thích đọc sách cho con, thích chơi với con, cứ tung tăng tíu tít cả lên. Chấm dứt cái thảm cảnh: Con cứ đằng đẵng quấn chân mẹ, bố thì lấy cớ con không theo nên chơi điện tử tẹt ra vẻ rất nhàn nhã, con mẹ tay trong tay ngoài chỉ muốn hét cho thỏa nỗi bực tức :)).

    [​IMG]

    10 đặc ân mà bố có con gái mới được hưởng :X
    1. Sáng sớm bạn đang lơ mơ trong cơn ngái ngủ, bạn bừng tỉnh hạnh phúc khi có một nụ hôn vừa kêu vừa mạnh chạm vào má. Là con gái gọi bố dậy đấy, chỉ khi nào nhận được nụ hôn này thì bố mới chịu mở mắt mừ :p
    2. Mỗi sáng đi làm, khi bạn chuẩn bị nổ máy, sẽ có một giọng nói đủ to, rõ ràng và ấm áp thế này: “ Bố ơi bố nhớ gạt chân chống xe lên nha”. Có bố nào nỡ quên cơ chứ.
    3. Mỗi dạo trời mưa như mấy hôm nay, khi thấy tiếng mư rơi lộp độp, rào rào trên mái hiên. Con gái bạn sẽ than thở với mẹ rằng: “ Mẹ ơi trời mưa rồi đấy, thương bố quá mẹ nhỉ? Trời mưa bố phải đi làm”. Trái tim bạn liệu có lạnh lẽo vì trời mưa được nữa không?
    4. Mỗi chiều đi làm về, khi xe máy chạm cổng, sẽ có 1 âm thanh sốt sắng, lanh lảnh từ trong nhà vọng ra. “ Con chào bố ạ, bố ơi con nhớ bố lắm”. Mọi cảm giác mệt mỏi, ức chế với công việc sẽ rớt lại ngoài cửa.
    5. Mỗi tối khi cả nhà cùng nằm buôn chuyện, con gái bạn sẽ nâng đầu bạn lên, kéo sang đôi chân bé xíu và bảo: “ Bố ơi bố nằm lên đùi con đi”. Và rồi bạn sẽ được con gái ôm vào lòng, xoa xoa đầu, thậm chí nhổ tóc sâu nhưng thường là tóc khỏe. Nhưng có sao, hạnh phúc này lớn lao hơn vài sợi tóc nhiều.
    6. Màn chào hỏi đi ngủ của nhà có con gái nó cũng mướt mát hơn nhiều. Không chỉ chúc ngủ ngon thôi đâu, mà bạn phải cúi xuống để con gái thơm đánh “chút” 1 cái thật kêu. Bạn phải nghiêng má cho vợ bạn thơm nữa, nếu không con gái sẽ nhắc nhở ngay tắp lự. Và không chỉ thế, cả nhà còn phải ôm nhau chặt thật chặt, ấm thật ấm trước khi bạn nhỏ lên giường.
    7. Bạn sẽ không thể ăn ít đi được đâu, vì nếu con gái chưa ăn xong. Bạn nhỏ sẽ luôn miệng: “ Bố ơi bố ăn đi bố, bố ăn đi, con để dành cho bố đây này.” Có ai nỡ không ăn thêm mấy miếng con gái phần cơ chứ.
    8. Mỗi khi bạn ho, bạn sốt thì sao? Con gái sẽ thốt lên: “ Bố ốm rồi, con thương bố quá!”. Bạn có muốn ốm thêm vài bữa để được nghe con nựng không?
    9. Và nếu chân bạn mà có vết xước, thì ôi thôi, sẽ có một nụ hôn thần tiên đặt lên vết thương. Bạn sẽ khỏi đau ngay tức thì, còn thuốc nào tuyệt diệu hơn trái tim ấm áp của con gái chứ.
    10. Và đừng bao giờ lướt Facebook hay chơi điện tử trước mặt con. Vì bạn sẽ phải nghe câu đại loai thế này: “ Bố ơi bố cất điện thoại đi, chơi với con chứ” Hoặc” Mẹ ơi bố không chơi với con”. Đó là lí do mình thích con đi ngủ sớm :p

    [​IMG]
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi my_angle
    Đang tải...


  2. Dreamkid.vn

    Dreamkid.vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/4/2014
    Bài viết:
    1,004
    Đã được thích:
    364
    Điểm thành tích:
    173
    Mn có nhiều điểm giống mình quá, em bé nhà mn cũng đáng yêu nữa.
     
    my_angle thích bài này.
  3. my_angle

    my_angle Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    29/3/2011
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Cảm ơn mẹ nó! Mẹ nó chia sẻ cùng em với để em học hỏi với ạ.
     
  4. my_angle

    my_angle Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    29/3/2011
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    TÌNH HUỐNG 5: BẠN ĐI TIÊM PHÒNG!
    Trước mỗi dịp đi tiêm phòng mẹ đều báo trước với con 1-2 ngày. Mẹ dặn dò con là 2 hôm nữa con sẽ đi tiêm phòng, đến phòng khám chúng mình được bác sĩ khám, đặt ông nghe ở ngực và lưng, con sẽ thấy hơi mát mát 1 lúc; sau đó thì bác sĩ sẽ đo nhiệt độ cho con, "bíp" 1 cái trên trán thế này này( diễn theo bác sĩ). Mẹ kể chuyện về bạn chuột Típ, bạn Camille đi khám... Đến hôm đi tiêm phòng thì con đã được chuẩn bị tinh thần rồi nên không sợ hãi, không lẩn trốn nữa. Tại 131 Lò Đúc:
    Cún: Mẹ ơi chúng mình đi đâu đấy?
    Mẹ: Chúng mình đi tiêm phòng con ạ. Lát nữa bác sĩ sẽ dùng ống nghe khám tim phổi cho con trước ngực và sau lưng giống bạn Camille ấy. Không đau tí nào cả.
    Cún: Vâng ạ. Không đau tí nào mẹ nhể!
    Mẹ: uh. Sau đó thì cô y tá áo hồng sẽ tiêm cho con. Tiêm có đau không hả con?
    Cún: .....Hơi đâu 1 tí mẹ ạ!
    Mẹ: ( Mừng quá): Uh hơi đau 1 tí, nếu đau quá con cứ khóc nhé, mẹ sẽ ôm con!
    Cún: Vâng ạ!
    Lúc chuẩn bị tiêm bạn kêu mẹ ơi đau đau mẹ ạ( thấy cái kim giơ lên phát khiếp). Mẹ bảo uh hơi đau 1 tí mẹ sẽ ôm con nhé. Vừa khóc thì tiêm đã rút ra :))
     
  5. bocau1208

    bocau1208 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    18/9/2014
    Bài viết:
    8,884
    Đã được thích:
    1,180
    Điểm thành tích:
    773
    cún con đáng iu quá
     
    my_angle thích bài này.
  6. thuphuongtran80

    thuphuongtran80 Thành viên mới

    Tham gia:
    18/5/2015
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    đáng yêu quá mẹ ơi
     
    my_angle thích bài này.
  7. nguyenhongnhung1086

    nguyenhongnhung1086 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    8/9/2014
    Bài viết:
    1,793
    Đã được thích:
    243
    Điểm thành tích:
    103
    Bé đáng yêu quá.
     
    my_angle thích bài này.
  8. meoto1010

    meoto1010 Liên hệ: 0982 210614

    Tham gia:
    1/2/2013
    Bài viết:
    340
    Đã được thích:
    81
    Điểm thành tích:
    28
    Mẹ và bé đều đáng yêu quá:) Mình cũng đọc nhiều sách và áp dụng cho con nhưng thú thật việc nhà bận, lại thêm con nhỏ nữa nên cũng không quán triệt triệt để được. Bé lớn nhà mình 3,5t ngoan nhưng cũng hơi bướng nên phải điều chỉnh dần dần, mỗi lúc 1 kiểu. Bây giờ đang áp dụng phương pháp mặt cười, mặt mếu. Ngoan thì đc vẽ mặt cười, hư thì mặt mếu, cuối tuần tổng kết khen thưởng. Trộm vía bạn ấy có vẻ thích, hiii
     
    my_angle thích bài này.
  9. thuphuongtran80

    thuphuongtran80 Thành viên mới

    Tham gia:
    18/5/2015
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    @meoto1010 Con mình cũng 3.5 tuổi đó, nó vừa nghịch vừa bướng, mình thử đủ các cách nghiêm túc có, nhẹ nhàng có mà vẫn ko ăn thua :-(
     
    my_angle thích bài này.
  10. meoto1010

    meoto1010 Liên hệ: 0982 210614

    Tham gia:
    1/2/2013
    Bài viết:
    340
    Đã được thích:
    81
    Điểm thành tích:
    28
    Con trai hay gái hả mẹ @thuphuongtran80? Bé nhà e con gái ạ, có lúc e thấy bạn ấy ngoan, dễ bảo lắm cơ, lúc lại thấy giống trẻ cứng đầu bảo 1 đằng làm 1 nẻo, hiii. Mua nhiều sách học cách giao tiếp với trẻ lắm mà nhiều khi không đủ kiên nhẫn và bình tĩnh đc ý. Nhưng nói chung vẫn phải ngọt ngào, khuyên nhủ là chính, e ko nỡ đánh con, hầu như lần nào đánh xong ôm nó khuyên răn mà lòng xót lắm, hix
     
    my_angle thích bài này.
  11. thuphuongtran80

    thuphuongtran80 Thành viên mới

    Tham gia:
    18/5/2015
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    @meoto1010 bé trai bạn ạ. Nó nghịch kinh khủng ấy, mà còn nghịch dại nữa, lớn rồi mà thỉnh thoảng còn tè, ị cả quần rồi mới gọi mẹ, ko biết nó cố tình trêu tức hay là k ý thức được nữa. Mệt lắm luôn :(
     
    my_angle thích bài này.
  12. meoto1010

    meoto1010 Liên hệ: 0982 210614

    Tham gia:
    1/2/2013
    Bài viết:
    340
    Đã được thích:
    81
    Điểm thành tích:
    28
    Tầm tuổi đấy nếu bé phát triển hoàn toàn bình thường e nghĩ bạn ấy ý thức đc rồi mà chỉ cố tình trêu tức mẹ hoặc muốn đc chú ý thôi. Chị tham khảo thử file đính kèm xem có áp dụng được gì không nhé, hy vọng giúp ích được phần nào ạ :)
     

    Attached Files:

    my_angle thích bài này.
  13. hieupede

    hieupede

    Tham gia:
    5/4/2013
    Bài viết:
    10,963
    Đã được thích:
    2,087
    Điểm thành tích:
    913
    cún đáng yêu quá :) mình hóng hớt học hỏi thêm mẹ nó mới được :)
     
  14. thuphuongtran80

    thuphuongtran80 Thành viên mới

    Tham gia:
    18/5/2015
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    ôi đầy đủ quá, cảm ơn mẹ @meoto1010 nhé! hihi
     
    meoto1010 thích bài này.
  15. Mecuping

    Mecuping Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    29/8/2014
    Bài viết:
    6,310
    Đã được thích:
    1,879
    Điểm thành tích:
    913
    đánh dấu cùng chia sẻ vs mn
     
    my_angle thích bài này.
  16. meoto1010

    meoto1010 Liên hệ: 0982 210614

    Tham gia:
    1/2/2013
    Bài viết:
    340
    Đã được thích:
    81
    Điểm thành tích:
    28
    Hii, ko có gì ạ, em cũng hay lọ mọ sưu tầm mà. Cũng học hỏi đc ít nhiều, nhưng phải xác định là mềm hay rắn cũng đều phải bình tĩnh và kiên nhẫn, có đánh mắng con xong vẫn phải xoa dịu để tránh con bị tổn thương và quan trọng là bố mẹ phải làm tấm gương tốt cho con. Hy vọng các con yêu sẽ hiểu và khôn lớn từng ngày :D
     
    thuphuongtran80 thích bài này.
  17. namxinh_88

    namxinh_88 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    27/9/2011
    Bài viết:
    3,703
    Đã được thích:
    515
    Điểm thành tích:
    823
    Trời ơi dậy con vất vả và nhiều trò thế này cơ ạ. Con mình mới 10m thôi. M đi làm cả ngày cũng ko dạy được j cho con, huc. Lớn hơn 1 chút nữa sẽ phải dạy dỗ nhiều hơn. M oánh dấu học hỏi các mẹ dần dần.
     
    my_angle thích bài này.
  18. dominhtap

    dominhtap Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/12/2010
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Đọc chia sẻ của mn thấy sự đồng cảm. Em cũng đang ở nhà chăm con đây chị ạ. Trộm vía bé nhà mình đáng yêu quá, chị cũng thật kiên trì trong cách dạy con, cái này em phải học hỏi nhiều. Vẫn cố gắng nhẹ nhàng nc để con hiểu nhưng nhiều lúc tức không kiềm được. Hy vọng chị up nhiều tình huống hơn để em học hỏi
     
    my_angle thích bài này.
  19. Meyeuminhkhue

    Meyeuminhkhue Thành viên mới

    Tham gia:
    19/11/2014
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    8
    Mẹ nó ơi, hay quá, mẹ nó up tiếp đi, thực ra là nhiều khi do bố mẹ ko kìm chế được
     
    my_angle thích bài này.
  20. Methuhuongg

    Methuhuongg Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/12/2014
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Em rất khâm phục chị, từ quyết định nghỉ việc để có thời gian cho con. Nhưng chị ơi, để làm được điều đó cũng cần rất nhiều yếu tố chị ạ, cụ thể là tài chính ạ
     
    my_angle thích bài này.

Chia sẻ trang này