Khác: Nhau thai bám thấp

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi Hai Yen, 5/4/2009.

  1. Hai Yen

    Hai Yen Thành viên tích cực

    Tham gia:
    14/1/2009
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    218
    Điểm thành tích:
    83
    Hiện tượng nhau thai bám thấp thường xuất hiện trong khoảng quý I và nửa sau quý III của thai kỳ.

    Trong giai đoạn đầu mang thai, hợp tử (trứng đã được thụ tinh) bám vào tử cung, dần hình thành nên nhau thai. Nếu hợp tử này “cư trú” ở phía dưới tử cung thì sẽ kéo theo hiện tượng nhau thai bám thấp.

    Nguyên nhân:

    - Người mẹ bị dị dạng cổ tử cung, có tiền sử nạo (hút) thai…

    - Sự tuần hoàn dinh dưỡng ở vùng niêm mạc đáy tử cung giảm sút.
    Bình thường, nhau thai bám vào đáy tử cung; nhưng trường hợp này, một phần hoặc toàn thể bánh nhau lại bám xuống cổ tử cung, làm cản trở đường đi của thai khi mẹ chuyển dạ.

    Nguy cơ cho mẹ và bé: Nếu mắc phải hiện tượng nhau bám thấp, khi cổ tử cung mở (trong giai đoạn chuyển dạ) cũng là lúc nhau thai tràn ra ngoài. Nó sẽ khiến thai phụ bị mất máu, thậm chí gây tử vong cho thai phụ.

    Nhiều trường hợp phát hiện nhau bám thấp, bác sĩ sẽ chỉ định cho sinh mổ để đảm bảo an toàn cho thai phụ. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề xuất nhóm thai phụ này nên nhập viện sớm để theo dõi diễn biến của cơn chuyển dạ.

    - Tình trạng sảy thai hoặc sinh non ở nhóm phụ nữ có tình trạng nhau bám thấp khá cao.

    Phân biệt nhau bám thấp và nhau tiền đạo: Nhiều người cho rằng nhau bám thấp là nhau tiền đạo nhưng không phải như vậy. Nhau bám thấp chỉ là một dạng của nhau tiền đạo.

    Có 4 cấp độ nhau thai bám thấp

    - Nhau thai nằm thấp: Nhau thai “định cư” ở phía dưới tử cung, gần cổ tử cung nhưng mép của nhau thai chưa chạm tới cổ tử cung.

    - Mép của nhau thai chạm tới cổ tử cung.

    - Một phần nhau thai bao phủ cổ tử cung.

    - Toàn bộ nhau thai bao phủ cổ tử cung.

    Phát hiện và phòng tránh hiện tượng nhau bám thấp: Nếu thấy dấu hiệu ra máu khi đi vệ sinh, bạn nên nhanh chóng đi khám. Hiện tượng này có thể cảnh báo nguy cơ nhau bám thấp.

    - Máu khi nhau bám thấp thường có màu đỏ tươi, không đi kèm với dấu hiệu đau bụng, lượng máu ở lần sau có thể nhiều hơn lần trước.

    - Bạn nên đi khám thai theo định kỳ (khoảng 1 tháng một lần).

    - Ngoài ra, bạn nên tránh những công việc nặng nhọc, hạn chế đi lại nhiều. Nếu bạn bị ra máu khi quan hệ vợ chồng, bạn nên nhanh chóng đi khám.

    Lưu ý: Thai phụ cũng không nên quá lo lắng vì vị trí bánh nhau có thể thay đổi theo thời gian. Thai phụ nên đi khám thai theo định kỳ để bác sĩ theo dõi bánh thai có thay đổi vị trí hay không.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Hai Yen
    Đang tải...


    Các chủ đề tương tự:

  2. gotathuha

    gotathuha Thành viên tập sự

    Tham gia:
    25/3/2008
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Em đang ở tuần thứ 18, tuần thứ 16 em đi siêu âm, thấy bác sĩ bảo em bị nhau bám thấp, lo quá, nhưng theo như nhiều người nói thì mấy tháng này chưa có gì đáng ngại cả, chỉ cần cẩn thận hơn trước và ăn nhiều để dinh dưỡng vào con được tốt hơn.
     

Chia sẻ trang này