Khác: Những Dấu Hiệu Nguy Hiểm Bà Bầu Cần Lưu Ý Trong 3 Tháng Đầu Thai Kỳ

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi Rubychou, 24/11/2016.

  1. Rubychou

    Rubychou Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    19/7/2016
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    39
    Điểm thành tích:
    18
    Đối với phụ nữ mang thai, 3 tháng đầu là thời gian nguy hiểm nhất của thai kỳ, cần đặc biệt cẩn thận trong mọi sinh hoạt và cả trong chế độ ăn uống. Đây là lúc đứa bé bắt đầu hình thành và phát triển những bộ phận cần thiết của cơ thể, đồng thời cũng là thời điểm có nguy cơ bị sẩy thai cao nhất. Những dấu hiệu nguy hiểm sau đây bà bầu cần lưu ý trong 3 tháng đầu thai kỳ:

    MẸ BẦU BỊ NÔN ÓI QUÁ NHIỀU:

    Nguy cơ: thiếu chất dinh dưỡng.

    Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu nôn ói do ốm nghén là dấu hiệu hoàn toàn bình thường. Thông thường, triệu chứng này sẽ biến mất vào tam cá nguyệt thứ 2 (3 tháng giữa thai kỳ). Và hầu như các mẹ bầu đã bị ốm nghén vẫn có thai kỳ phát triển bình thường.

    Tuy nhiên, nó sẽ trở thành dấu hiệu nguy hiểm nếu bà bầu nôn ói quá nhiều. Hiện tượng này nếu kéo dài sẽ khiến cho mẹ bầu giảm cân nhanh chóng, mất nước, chóng mặt và mất cân bằng điện giải.

    Nếu dấu hiệu bị nôn ói xảy ra quá nhiều và thường xuyên, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để được theo dõi và điều trị.

    CHẢY MÁU VÙNG ÂM ĐẠO:
    Nguy cơ: thai ngoài tử cung, sẩy thai.

    Trong 3 tháng đầu mang thai, nếu thấy âm đạo bài tiết ra một lượng máu nhỏ, bạn nên nhanh chóng đi siêu âm để kiểm tra xem thai có nằm ngoài tử cung hay không. Với những phụ nữ có tiền sử viêm ống dẫn trứng, khả năng mang thai ngoài tử cung có xác suất cao hơn nếu có hiện tượng chảy máu âm đạo.

    Bên cạnh đó, chảy máu vùng âm đạo cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sẩy thai. Trong trường hợp này, bạn cần uống thuốc giữ thai theo chỉ định của bác sĩ và nằm nghỉ ngơi trên giường. Chỉ cần máu ngừng chảy ở âm đạo thì đó là tín hiệu tốt.

    Chảy máu vùng âm đạo luôn là dấu hiệu nguy hiểm trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vì vậy khi phát hiện bị chảy máu âm đạo, mẹ bầu cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

    BÀ BẦU BỊ NGỨA VÙNG KÍN KHI MANG THAI:
    Nguy cơ: nhiễm trùng vùng kín.

    Hiện tượng tiết dịch âm đạo trong 3 tháng đầu thai kỳ nhiều hơn bình thường là triệu chứng phổ biến khi mang thai. Tình trạng này chỉ trở nên nguy hiểm khi dịch ra quá nhiều, có mùi hôi, gây ngứa ngáy. Đây rất có thể là dấu hiệu mẹ bầu đã bị nhiễm trùng vùng kín hoặc mắc các bệnh lây qua đường tình dục.

    Những bệnh này nếu không được điều trị dứt điểm trong thai kỳ rất dễ gây hại cho thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu đừng e ngại mà nên đi khám phụ khoa ngay để phát hiện bệnh kịp thời và điều trị đúng thời điểm, bảo đảm an toàn cho sức khỏe mẹ lẫn con.

    BÀ BẦU BỊ SỐT CAO:
    Nguy cơ: bệnh nhiễm trùng.

    Sốt cao hơn 38 độ C là dấu hiệu nguy hiểm khi mang bầu. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng, gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

    Sốt trong thời gian mang thai đi kèm triệu chứng phát ban, đau khớp có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng cytomegalovirus, toxoplasma hoặc parvovirus. Những vi khuẩn này có thể gây bệnh điếc bẩm sinh vô cùng nguy hiểm.

    Khi thấy sốt cao mẹ bầu cần nhập viện hoặc gọi điện cho bác sĩ để được khám bệnh kịp thời. Hãy nói với bác sĩ tất cả những triệu chứng bạn đang gặp phải như cảm cúm, phát ban, đau khớp… để bác sĩ dễ dàng kết luận bệnh.

    MẸ BẦU BỊ HOA MẮT, CHÓNG MẶT THƯỜNG XUYÊN:
    Nguy cơ: huyết áp thấp thai kỳ, ốm nghén.

    Hoa mắt, chóng mặt là dấu hiệu thường gặp của mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ do chứng ốm nghén nhưng đây cũng có thể là triệu chứng của bệnh huyết áp thấp thai kỳ.

    Nếu mẹ bầu luôn cảm thấy mệt mỏi, dù là đứng lên hay ngồi xuống đều cảm thấy chóng mặt, nên đi khám để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân lẫn thai nhi.
    http://edu.********.vn/files/image/cam-nang-ba-bau/nhung-dau-hieu-nguy-hiem-ba-bau-can-luu-y-trong-3-thang-dau-thai-ky-1.png

    ĐI TIỂU BỊ ĐAU BUỐT HOẶC RA MÁU:
    Nguy cơ: viêm bàng quang, nhiễm trùng đường tiểu.

    Khi đi tiểu bị đau buốt quá hoặc đi tiểu kèm theo máu có thể là dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Nếu không được điều trị dứt điểm trong 3 tháng đầu thai kỳ, bệnh sẽ trở lên nghiêm trọng và mẹ bầu có thể sinh non.

    Nếu đó là bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn nên gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời để tránh rủi ro cho thai kỳ. Mẹ bầu cũng nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để hạn chế nguy cơ bị đau buốt khi đi tiểu.

    MẸ BẦU KHÔNG CẢM THẤY DẤU HIỆU MANG THAI:
    Nguy cơ: thai nhi chết lưu.

    Trường hợp này có thể xảy ra với chị em lần đầu mang thai vì chưa có kinh nghiệm. Tuy nhiên để được an tâm, bạn nên đến khám bác sĩ để nắm bắt rõ tình hình sức khỏe của mình vì đây cũng có thể là dấu hiệu thai chết lưu. Khám thai sẽ giúp bạn giảm bớt lo lắng trong thai kỳ.

    ĐAU ĐẦU DỮ DỘI, SƯNG PHÙ CƠ THỂ:
    Nguy cơ: tiền sản giật.

    Đau đầu nhẹ, đau nửa đầu hoặc bị sưng phù do cơ thể giữ nước trong khi mang thai là hiện tượng không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu bạn đột nhiên đau đầu dữ dội và xảy ra thường xuyên, ăn uống kém, bàn tay và mặt sưng phù bất thường, đó có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật (hiện tượng xảy ra do huyết áp quá cao trong khi mang thai). Đây là dấu hiệu nguy hiểm mà mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý trong 3 tháng đầu thai kỳ. Lúc này, không gì cần thiết bằng chuyện thăm khám bác sĩ để được theo dõi và điều trị bệnh.

    Nguồn: ******** VN
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Rubychou
    Đang tải...


Chia sẻ trang này