Kinh nghiệm: Những Điều Mẹ Cần Biết Về Viêm Da Đầu Ở Trẻ Em

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi antam234234, 6/8/2020.

  1. antam234234

    antam234234 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    11/5/2020
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Viêm da đầu trẻ em là hiện tượng rất nhiều bé mắc phải, gây ra tổn thương trên da đầu bé và ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ. Bài viết này sẽ tổng hợp những điều cần biết về viêm da đầu ở trẻ em và cách điều trị bệnh an toàn để mẹ tham khảo nhé!

    1. Bệnh viêm da đầu ở trẻ em là gì?

    Bệnh viêm da đầu ở trẻ em hay còn gọi là viêm da tiết bã trên da đầu, dân gian vẫn thường gọi là cứt trâu. Đây là một dạng tổn thương da mãn tính, có liên quan đến hoạt động của nấm men và gây rối loạn tuyến bã nhờn trên da đầu bé.

    Thống kê cho thấy có đến 95% số trường hợp trẻ sơ sinh từ 0-3 tháng tuổi bị viêm da đầu, đây là bệnh rất phổ biến đang khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng.

    Viêm da đầu là bệnh ngoài da không nguy hiểm nhưng tương đối dai dẳng, phức tạp và khó chữa. Bệnh rất dễ tái đi tái lại nhiều lần và tiến triển thành mạn tính.

    Bệnh thường kèm theo tình trạng tăng tiết bã nhờn tại nang tóc, lỗ chân lông…khiến bé khó mọc tóc, tóc mọc thưa và ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề thẩm mỹ.

    [​IMG]

    Bé bị viêm da đầu (cứt trâu)

    2. Biểu hiện và nguyên nhân bệnh viêm da đầu ở trẻ em
    2.1. Biểu hiện viêm da đầu ở trẻ nhỏ
    Bệnh viêm da đầu ở trẻ nhỏ dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da khác. Những triệu chứng của bệnh viêm da ở trẻ em trên da đầu là:

    • Trên da đầu bé có dấu hiệu da bị ửng đỏ, đôi khi da bé còn bị bong tróc, gây ngứa ngáy kéo dài và khiến bé khó chịu, thường xuyên dụi đầu vào chăn gối cho dễ chịu hơn.
    • Da đầu bé có cảm giác ẩm ướt, có dịch nhờn và bết vào tóc
    • Bề mặt da đầu bé có xuất hiện gàu, da đầu sẫm màu và dày hơn. Sau khi bé khỏi bệnh, da bé vẫn có thể chuyển sang màu sẫm.
    • Một số trường hợp bệnh viêm da đầu còn khiến bé bị rụng tóc, không mọc tóc kể cả sau khi điều trị bệnh khỏi.
    • Ngoài ra, khi bé bị viêm da đầu, một số vùng da khác của bé cũng có thể xuất hiện các triệu chứng viêm da đi kèm. Đặc biệt là những vùng da có nhiều lỗ chân lông như da mặt, vùng lưng, ngực, nách…
    2.2. Nguyên nhân khiến bé bị viêm da đầu
    • Cơ thể bé có sự thay đổi về nội tiết tố hoặc do một số bệnh lý ảnh hưởng đến da bé. Đặc biệt là những vấn đề gây ảnh hưởng nhiều đến vùng thượng bì trên da bé.
    • Bé có cơ địa đổ nhiều mồ hôi, da đầu tăng tiết bã nhờn gây bùng phát viêm da đầu
    • Bé bị kích ứng bởi các yếu tố như sản phẩm tắm gội mẹ sử dụng hoặc dị ứng liên quan đến các loại thuốc.
    • Da đầu bé bị nhiễm nấm bởi một số chủng nấm gây viêm da đầu như M.furfur, M.sympodialis, M.obtusa, M.globosa,…Những chủng nấm này không chỉ gây viêm da đầu mà còn có thể gây ra nhiều bệnh ngoài da khác phức tạp hơn.
    • Nhiều trường hợp bé bị viêm da đầu do di truyền, bé có người thân mắc các bệnh liên quan về da như vảy nến, chàm, viêm da đầu…
    • Nguyên nhân do bản thân bé mặc các bệnh liên quan đến dị ứng như hen suyễn dị ứng, chàm…
    • Thời tiết thay đổi đột ngột, thời tiết chuyển mùa, hanh khô cũng có thể là yếu tố khiến bé bị viêm da đầu.
    3. Hướng điều trị khi bé bị viêm da đầu
    3.1. Mẹ vệ sinh da con thường xuyên
    [​IMG]

    Mẹ gội đầu cho con

    Điều này giúp loại bỏ vảy bong tróc, giảm lượng dầu thừa và cải thiện tình trạng hồng ban trên da bé.

    Cha mẹ có thể tham khảo ý kiến các Bác sĩ để sử dụng một chút vaseline, dầu massage em bé, dầu ô liu, dầu dừa, jojoba hoặc dầu hạnh nhân, dầu parafin lên da đầu con để những mảng da khô mềm hơn, sau đó gội đầu lại cho con sạch sẽ.

    Các bước cụ thể như sau:

    Bước 1: thoa 1 lớp dầu mỏng lên da đầu con, nhẹ nhàng massage khoảng 1 phút. Mẹ lưu ý nếu con vẫn còn thóp trên đầu, mẹ cần thận trọng khi thoa dầu lên khu vực này.

    Bước 2: để dầu thấm khoảng 15 phút

    Bước 3: gội đầu sạch cho con với nước. Mẹ cũng có thể dùng lược mềm để làm sạch những mảng vảy bong trên da đầu con.

    3.2. Tăng cường dưỡng ẩm cho da bé
    Sau khi vệ sinh da con sạch sẽ, mẹ có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ như Atopalm, Eucerin, A-derma, Bioderma, Dexeryl,… lên vùng da con bị tổn thương. Những sản phẩm này sẽ giúp cân bằng độ ẩm trên da bé, giúp giảm nhanh tình trạng da bé bị khô ráp, hồng ban và ức chế quá trình da bị bong vảy.

    Ngoài ra thì việc mẹ dưỡng ẩm cho da con đều đặn còn giúp phục hồi những tế bào da bị tổn thương, tăng sức đề kháng cho da và ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát trên da đầu con.

    3.3. Dùng kem bôi da cho con
    Các mẹ có thể tham khảo sử dụng kem trị viêm da Biohoney Baby giúp kháng khuẩn, kháng viêm, chống nấm, dưỡng ẩm, làm dịu ngay tình trạng ngứa ngáy trên da bé, hỗ trợ điều trị viêm da đầu ở trẻ hiệu quả.

    Bảng thành phần lành tính và an toàn với làn da trẻ sơ sinh như: mật ong Manuka, chiết xuất Horopito, nha đam, dầu bơ, chiết xuất hoa cúc vàng, sáp ong, zinc oxide…mang lại những tác động toàn diện giúp trị viêm da, tăng cường sức khỏe làn da bé và ngăn ngừa bệnh tái phát.

    [​IMG]

    Kem Biohoney Baby giúp hỗ trợ viêm da đầu ở trẻ

    3.4. Sử dụng thuốc và dầu gội theo ý kiến Bác sĩ
    Mẹ có thể tham khảo ý kiến Bác sĩ để sử dụng một số sản phẩm thuốc bôi chống tiết bã và một số sản phẩm dầu gội dành riêng cho viêm da tiết bã như sau:

    • Dầu gội kháng nấm chứa thành phần ketoconazole trong trường hợp da đầu bé bị nhiễm nấm. Loại dầu gội này khá an toàn và có thể sử dụng cho cả trẻ nhỏ. Thành phần ketoconazole có khả năng ức chế vi nấm và giảm tổn thương trên da bé hiệu quả.
    • Dầu gội chống tiết bã sử dụng trong trường hợp da bé không cải thiện khi dùng dầu gội kháng nấm. Một số loại dầu gội các Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng là Selenium sulfide hoặc Pyrithione zinc. Các hoạt chất này giúp giảm hoạt động của tuyến bã nhờn, giúp ức chế nấm men và cải thiện các triệu chứng trên da.
    • Kem bôi da tại chỗ chứa thành phần hydrocortisone 1%.
    • Đối với những trường hợp da bé bị nhiễm khuẩn, các Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng sinh chống tụ cầu, viêm nhiễm vi khuẩn, vi trùng…
    Chú ý: Khi sử dụng thuốc cho con, cha mẹ cần tuân theo đúng chỉ định về liều lượng, thời gian và cách sử dụng, loại thuốc phù hợp để có kết quả điều trị tốt nhất. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua, sử dụng thuốc khi chưa có ý kiến của Bác sĩ để điều trị cho con vì có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bé.

    4. Các biện pháp phòng tránh viêm da đầu tái phát
    • Cần tắm rửa, gội đầu cho con sạch sẽ mỗi ngày, vừa giúp bé thoải mái hơn, vừa giúp giảm bã nhờn, ngứa ngáy và hỗ trợ làm sạch vảy bong
    • Thường xuyên cắt móng tay cho con để tránh tình trạng bé cào gãi lên da đầu gây trầy xước da.
    • Lựa chọn quần áo rộng rãi thoáng mát cho con, thấm hút mồ hôi tốt để da con luôn thông thoáng, hạn chế hoạt động bài tiết bã nhờn.
    • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, giữ môi trường sống của con thoáng mát với nhiệt độ và độ ẩm phù hợp.
    • Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây vào thực đơn hàng ngày, cho bé uống đủ nước.
    Trên đây là những thông tin mẹ cần biết về bệnh viêm da đầu ở trẻ em để từ đó có cách điều trị bệnh cho con nhanh chóng, dứt điểm. Hy vọng các mẹ sẽ áp dụng và chữa bệnh cho con hiệu quả nhé!
    Nguon: https://biohoneybaby.com/nhung-dieu-me-can-biet-ve-viem-da-dau-o-tre-em/
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi antam234234
    Đang tải...


  2. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,352
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    các mom nên tham khảo và chú ý đến nhé
     

Chia sẻ trang này