Kinh nghiệm: Những Giải Pháp Khi Trẻ Sơ Sinh Khóc Dạ Đề

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi debehettaoboninfabiotix, 28/5/2021.

  1. debehettaoboninfabiotix

    debehettaoboninfabiotix Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    22/3/2021
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Khi trẻ sơ sinh quấy khóc liên tục nhiều giờ mà không có lý do rõ ràng thì có thể đây là tính trạng khóc dạ đề ở trẻ. Khi cơ thể trẻ có những cơn đau bụng Colic, trẻ sơ sinh khóc dạ đề sẽ thường xuyên xảy ra vào khoảng thời gian chiều tối hoặc ban đêm. Hiện tượng này thường xuất hiện ở trẻ 2-3 tuần tuổi tới 3 tháng tuổi hoặc hơn.


    Trẻ sơ sinh khóc dạ đề do nguyên nhân nào?

    Theo các chuyên gia, bác sĩ khoa nhi, chưa có một mình chứng khoa học cụ thể nào giải thích được hiện tượng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh và cũng chưa có các phương pháp điều trị cụ thể. Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm dân gian kết hợp với các kinh nghiệm điều trị bệnh cho trẻ, các chuyên gia đã đưa ra những chẩn đoán về nguyên nhân gây ra hiện tượng khóc dạ đề là do tăng nhu động ruột bất thường khiến trẻ khóc lóc, và chỉ ngừng khóc sau khi hết cơn.

    Tăng nhu động ruột có thể do 1 trong các nguyên nhân sau:

    · Trẻ sinh hoạt (ăn, ngủ) không vào các khung giờ cố định

    · Đùa nghịch quá độ trước giờ đi ngủ khiến thần kinh bị căng thẳng, kích thích quá mức

    · Trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương

    · Trẻ bị các nguyên nhân bên ngoài kích thích

    >> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị chướng bụng

    [​IMG]
    Khái niệm khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh

    Khóc dạ đề là hiện tượng trẻ sơ sinh quấy khóc, không chịu ngủ yên, dễ bị giật mình tỉnh giấc và khóc thét lên vào ban đêm hoặc chiều tối. Khi khóc dạ đề trẻ thường có những dấu hiệu của cơn đau cụ thể như:

    · Ưỡn người

    · Đổ mồ hôi trán

    · Cơ thể uể oải

    · Lưng cong lại

    · Tay nắm chặt, 2 chân co về phía bụng

    · Bụng căng cứng

    · Toàn thân ửng đỏ

    Dấu hiệu nhận biết của khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh

    · Thời gian khóc liên tục kéo dài khoảng 3h/ngày

    · Khóc trong 3 ngày liên tục hoặc nhiều hơn/tuần

    · Trong 1 tháng số ngày khóc nhiều hơn 3 tuần

    Khóc dạ đề gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, sức khỏe, tâm lý và sự phát triển của trẻ. Ngoài ra việc trẻ khóc cũng khiến cha mẹ, người thân trong gia đình cảm thấy căng thẳng, lo lắng, mất ngủ kéo dài dẫn đến stress, làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống hàng ngày.

    Các giải pháp khi trẻ sơ sinh khóc dạ đề

    Khi trẻ khóc dạ đề, các đợt khóc thường kéo dài khiến cha mẹ cảm thấy lo lắng đến căng thẳng. Khóc dạ đề thường xảy ra vào chiều tối hoặc ban đêm còn khiến cha mẹ và người thân trong gia đình cảm thấy mệt mỏi.

    Ngoài các nguyên nhân từ bệnh lý khiến trẻ quấy khóc ban đêm, với các nguyên nhân không xuất phát từ bệnh lý, việc trẻ khóc dạ đề trong khi cân nặng vẫn phát triển bình thường, trẻ bú tốt, thì điều đầu tiên cha mẹ và người thân cần làm là giữ bình tĩnh, giúp trẻ cảm thấy thoải mái bằng cách bình tĩnh và thể hiện tình cảm yêu thương.

    Khi đó cha mẹ, người thân cần:

    · Đặt bé nằm cạnh hay bế ôm vào lòng để bé cảm nhận được hơi ấm và nhịp tim của người thân truyền sang.

    · Dịu dàng hát ru hoặc cho bé nghe các bản nhạc nhẹ nhàng.

    · Tạo cảm giác thoải mái khi ngủ cho trẻ bằng không gian yên tĩnh, êm ái. Trong các trường hợp bất khả kháng có thể cho trẻ làm quen với những tiếng ồn có âm lượng thấp.

    · Thường xuyên sử dụng các loại tinh dầu thảo mộc để massage vùng bụng và toàn thân cho trẻ.

    · Khi cho trẻ bú mẹ tránh để tâm trạng căng thẳng hoặc ép bé ăn khi đang khóc nếu bé phản đối. Không phải khi nào bé khóc cũng do đói. Ăn quá no cũng khiến bé bị đầy hơi gây ra hiện tượng đau bụng làm trẻ quấy khóc.

    · Không tự ý cho trẻ uống thuốc khi chưa được bác sĩ nhi khoa tư vấn.

    [​IMG]
    Khi trẻ khóc dạ đề không cần phải có phương pháp chữa đặc hiệu trừ khi có các triệu chứng bất thường. Nếu sau cơn khóc mà trẻ vẫn sinh hoạt bình thường, bú tốt, chơi ngoan, khỏe mạnh thì cha mẹ và gia đình cần trấn tĩnh chờ đợi cơn khóc dạ đề của trẻ qua đi.

    >> Xem thêm: Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi debehettaoboninfabiotix
    Đang tải...


Chia sẻ trang này