Thông tin: Những Lưu Ý Khi Cho Trẻ Ăn Dặm

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi anhvienshop, 13/9/2020.

  1. anhvienshop

    anhvienshop Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    4/9/2019
    Bài viết:
    1,109
    Đã được thích:
    37
    Điểm thành tích:
    48
    Trong bài viết này Anhvienshop giúp các mẹ tìm hiểu những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm sao cho đúng cách, đảm bảo trẻ vẫn phát triển khỏe mạnh như lúc còn bú sữa mẹ.

    Ăn dặm là một trong những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của các bé. Đây là lúc sữa mẹ dần cạn kiệt (nếu các bạn vẫn cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ vào lúc này) và bé phát triển nhanh hơn nên cần nhiều thức ăn hơn.

    Chỉ nuôi con bằng sữa mẹ sẽ không đáp ứng nhu cầu của trẻ, vì vậy cần tập cho bé ăn dặm để bù đắp lượng thiếu hụt.

    Nhưng khi cho bé ăn dặm bạn cần phải làm gì?

    Dưới đây là...

    Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
    Khi nào nên bắt đầu cho bé ăn dặm
    [​IMG]

    Có nhiều bạn thắc mắc về thời điểm thích hợp nhất để cho bé ăn dặm

    Và câu trả lời là khi các bé được 4-6 tháng tuổi.

    Đây là thời điểm được các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em khuyến nghị để cho bé ăn dặm. Nhưng thời điểm ăn dặm của bé không chỉ liên quan về tuổi tác.

    Trước khi bắt đầu cho bé ăn dặm, con của bạn có thể ngồi dậy (với sự hỗ trợ của người lớn), thêm vào đó bé có thể quay đầu sang chỗ khác và bé thực hiện được động tác nhai.

    Con của bạn cũng nên vượt qua phản xạ khiến bé phun ra bất cứ thứ gì kể cả chất lỏng khi cho vào miệng.

    >> Xem thêm: Trẻ bị viêm nhiễm da, hăm tã, da nhiễm khuẩn phải làm sao?

    Bạn có nên bắt đầu cho bé ăn dặm bằng ngũ cốc?
    Câu trả lời là bạn không nhất thiết phải làm như vậy - không có quy tắc cứng nhắc nào về việc bạn nên cho bé ăn loại thức ăn dặm nào trước. Trong thực tế, bạn không cần phải bắt đầu cho bé ăn dặm với ngũ cốc.

    Nhưng nếu bạn quyết định chọn ngũ cốc để cho bé ăn hãy thử loại ngũ cốc đơn dành cho trẻ sơ sinh, được tăng cường chất sắt với hương vị trung tính hoặc không có hương vị để cho bé dễ ăn.

    Điều này cũng giúp cho các bạn dễ dàng nhận ra nếu bé nhà mình có bị dị ứng với thực phẩm hay không so với các loại ngũ cốc hỗn hợp khác

    Ban đầu, bạn nên trộn ngũ cốc với sữa công thức hoặc sữa mẹ từ lỏng cho đến đặc. Điều này giúp cho các bé không bị bở ngỡ khi mới bắt đầu và bé sẽ quen dần với loại thức ăn này.

    Sau khi cho ăn dặm bạn phải tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức
    Khi mới bắt đầu cho ăn dặm con của bạn thường không ăn nhiều thức ăn dặm ngay lập tức.

    Vì vậy, hãy nghĩ đến thức ăn dặm như một thứ bạn đang thêm vào chế độ ăn uống của con mình, chứ không phải dùng để thay thế hoàn toàn sữa mẹ hoặc sữa công thức.

    Hãy nhớ rằng bạn đang cho trẻ ăn dặm chứ không phải thay đổi chế độ ăn của trẻ hoặc loại bỏ sữa. Nếu bạn muốn thay đổi chế độ ăn của trẻ bạn nên thực hiện từ từ.

    >> Xem thêm: Trẻ bị biếng ăn, suy dinh dưỡng phải làm sao?

    Cho trái cây, rau quả vào thức ăn của bé
    Trái cây, rau, ngũ cốc và thậm chí cả thịt xay nhuyễn đều có thể cho vào thực đơn cho bé.

    Bạn nên cho từng loại một vào thức ăn để xem con bạn phản ứng như thế nào với hương vị và để đảm bảo bé không có dị ứng với loại thực phẩm đó.

    Nếu lúc đầu bé không ăn, hãy thử lại sau. Trẻ sơ sinh có thể không ăn một loại thức ăn ít nhất 5 đến 10 lần vào các bữa ăn khác nhau trước khi bạn thực sự khẳng định chính xác chúng không thích loại thức ăn đó.

    Hãy gọi điện hoặc đến khám tư vấn bác sĩ nhi khoa nếu bạn nghĩ rằng con mình bị dị ứng với bất kỳ loại thực phẩm mới nào mà bạn cho ăn thử.

    Bạn nên dùng thức ăn mềm dùng riêng cho bé, hoặc làm mềm thức ăn bằng cách hâm nóng hoặc xay nhuyễn chúng.

    Mỗi lần bón cho bé nên cho vào thìa một lượng nhỏ thức ăn để cho bé dễ nuốt. Đừng cố ép bé ăn nhiều

    Cách làm cho bé quen với việc ăn dặm
    Đối với người lớn chúng ta thì thức ăn đặc, rắn là điều rất tự nhiên, nhưng đối với các bé thì đây lại là điều rất mới mẻ. Bởi vì các bé từ trước đến nay chỉ tiếp xúc với thức ăn lỏng.

    Do đó hãy cho bé thời gian vài ngày đến vài tuần để bé tập làm quen với thìa và cảm giác có thức ăn đặc trong miệng.

    Vì vậy, đừng mong đợi bé sẽ ăn nhiều ngay trong lần cho ăn đầu tiên mà bạn chỉ nên cho ăn 1 -2 thìa cà phê là được.

    Thay vì cố gắng ép các bé ăn một lượng nhất định, hãy tập trung vào việc để các bé làm quen với trải nghiệm.

    >> Xem thêm: Các bé có bệnh về hô hấp phải làm thế nào?

    Dừng cho ăn khi bé không muốn ăn nữa
    [​IMG]

    Bé sẽ cho bạn biết khi nào bé ăn xong. Lúc này bé có thể đung đưa thìa, quay đầu đi, mím chặt môi khi bạn đưa thức ăn tới, phun ra bất cứ thứ gì bạn cho vào miệng hoặc khóc.

    Đừng bắt các bé ăn thêm khi các bé không muốn. Trẻ sẽ ăn khi đói và ngừng khi no. Hiểu được những bản năng đó của trẻ có thể giúp chúng tránh ăn quá nhiều vào lúc này và rất có lợi cho bé khi lớn

    Làm quen với mớ lộn xộn khi bé ăn
    Khi bé lớn thêm một chút nữa, bé sẽ cố gắng đòi tự ăn. Rất có thể, một phần thức ăn sẽ vướng vào mặt, tay, tóc, yếm, quần áo hoặc khay ghế - chưa kể chúng dính vào bạn hoặc bất kỳ bề mặt nào trong phạm vi bé với tới.

    Tập ăn thức ăn rắn là một trải nghiệm toàn diện về xúc giác và cơ thể cho bé.

    Đặt một tấm lót bên dưới ghế ăn của bé để hứng thức ăn mà bé làm rơi vãi, ăn mặc phù hợp cho bé. Và trên hết là các bạn nên tập kiên nhẫn - giai đoạn này của bé sẽ trôi qua rất nhanh.

    >> Xem thêm: 12 siêu thực phẩm tốt nhất cho mẹ mới sinh con

    Bé không thích món ăn mới phải làm sao?
    Chỉ vì bé không thích một món ăn mới không có nghĩa là bé sẽ kén ăn mãi mãi. Cho bé ăn món khác chờ một vài ngày và thử lại. Hãy thử vài lần như vậy…

    Có thể con bạn phải mất vài lần trước khi các bé sẵn sàng, ví dụ như bé sẽ chấp nhận ăn đậu Hà Lan trong thức ăn.

    Hãy nhớ rằng bạn là một hình mẫu cho trẻ noi theo, vì vậy bé có thể thích thú hơn với những món ăn mà bé thấy bạn ăn.

    Điều quan trọng là đừng bao giờ ép trẻ ăn và cũng đừng đặt nặng vấn đề làm sao cho bé ăn thức ăn mới.

    Tránh cho bé uống sữa và mật ong
    [​IMG]

    Hầu hết các bác sĩ nhi khoa khuyên rằng bạn nên đợi cho đến khi bé bước qua một tuổi mới bắt đầu cho bé uống sữa bò.

    Bởi vì về mặt dinh dưỡng, sữa bò không giàu dinh dưỡng bằng sữa Mẹ hoặc các loại sữa công thức được phát triển đặc biệt.

    Và các bạn cũng không nên cho trẻ nhỏ hơn 1 tuổi uống mật ong. Đó là bởi vì các bé có nguy cơ ngộ độc khi mà hệ thống miễn dịch đang phát triển của trẻ không thể chống đỡ.

    Hãy cho bé tự cầm thức ăn
    Đến khi các bé được khoảng 9 tháng tuổi, con bạn có thể dùng tay cầm thức ăn để ăn.

    Nhưng đừng vì thế mà bạn không đút cho bé ăn bằng muỗng nữa hãy cho bé ăn trong một thời gian cũng như tiếp tục cho uống sữa công thức hoặc bú sữa mẹ.

    Một số loại "thức ăn nhẹ" mà bạn có thể đưa bé cầm ăn rất tốt bao gồm miếng chuối chín, miếng cà rốt đã nấu chín, pho mát, mì ống nấu chín kỹ, ngũ cốc khô và trứng.

    Tránh đưa cho trẻ các loại thức ăn các nguy cơ gây mắc ngẹn cho trẻ như kẹo cứng, khoai tây chiên, rau sống, nho tươi hoặc nho khô, pho mát cứng và xúc xích nguyên cây.

    >> Xem thêm: Thời gian giữa các bữa ăn của trẻ sơ sinh đến 1 tuổi

    Phần kết luận
    Trên đây là những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm thời điểm bắt đầu cho bé ăn dặm; cách cho trái cây, rau quả, thịt vào thức ăn của bé; khi nào cho bé tự cầm ăn thức ăn.

    Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc bình luận ngay bên dưới nhé.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi anhvienshop
    Đang tải...


  2. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,352
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    gia đình có trẻ đang ăn dặm thì lưu ý nhé
     
  3. Hoài Cao

    Hoài Cao Thành viên mới

    Tham gia:
    4/8/2020
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    18
    Bé nhà mình khó ăn lắm. Các mom có các gì chưa sẻ để bé dễ ăn không
     
  4. anhvienshop

    anhvienshop Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    4/9/2019
    Bài viết:
    1,109
    Đã được thích:
    37
    Điểm thành tích:
    48
    Bạn cho ăn như thế nào, giờ giấc ra sao, bé mấy tuổi rồi, còn bú sữa không, có uống sữa ngoài không, có dùng sản phẩm nào để kích thích bé ăn ngon chưa, có đi khám bác sĩ chưa. Nói rõ mới tư vấn được chứ.
     

Chia sẻ trang này