Kinh nghiệm: Những Sai Lầm Của Bệnh Nhân Khiến Việc Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Thất Bại

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi Hoaithuongjj, 17/7/2020.

  1. Hoaithuongjj

    Hoaithuongjj Đông y Lạc Vũ

    Tham gia:
    27/6/2019
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    (Đây là những điều chúng tôi viết, bằng trăn trở của những bác sĩ, gửi gắm tới bệnh nhân của mình.)

    Dưới đây, chúng tôi sẽ không nhắc lại định nghĩa, nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của thoát vị đĩa đệm… những điều đó tin rằng bệnh nhân đã tìm hiểu được bằng nhiều nguồn khác nhau, chúng tôi sẽ không viết lại vì e rằng cũng không thể đầy đủ, chi tiết bằng các chuyên gia, mà lại làm loãng chủ đề chính mà chúng tôi muốn đề cập.

    Bài viết này chúng tôi viết cho bệnh nhân, hay người thân của những bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định thoát vị đĩa đệm, đã, đang và sẽ điều trị nhưng chưa thật sự hiệu quả hoặc mờ mịt về quá trình điều trị của mình.

    Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh lí này mà bệnh nhân có thể lựa chọn: dùng thuốc, không dùng thuốc, Đông y, Tây y,… tùy theo sự tư vấn của bác sĩ mà bệnh nhân lựa chọn. Dù là phương pháp nào, tin rằng đó là điều tốt nhất mà bác sĩ lựa chọn cho bệnh nhân của mình, chúng tôi xin phép chưa bàn đến ở đây. Dựa theo kinh nghiệm cũng như quan sát của mình, chúng tôi muốn nêu ra những suy nghĩ sai lầm phổ biến nhất của bệnh nhân sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị, dù là với phương pháp nào. Có thể bác sĩ chưa nhắc nhở, hoặc có nhắc nhưng chưa đủ để tác động suy nghĩ của bệnh nhân.

    1. Tin rằng có thể chữa khỏi hoàn toàn

    Tại sao mở đầu một bài viết bàn về việc điều trị lại nhắc đến điều này đầu tiên, nghe có phải sẽ làm cho bệnh nhân càng nản chí, mất phương hướng không? Không, chúng tôi muốn khẳng định điều này đầu tiên vì chúng tôi biết đây là câu hỏi của tất cả các bệnh nhân, cũng là điều mà chúng tôi muốn bệnh nhân xác định rõ, trước khi bước vào quá trình điều trị. Biết mục đích của quá trình điều trị mà chúng ta cần theo đuổi là gì, không huyễn hoặc bản thân, và tệ hơn là đi sai đường.





    Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.

    Vì sao không thể chữa khỏi hoàn toàn?

    Về cơ chế sinh học thì một đĩa đệm đã thoát vị sẽ không bao giờ có thể trở lại hoàn toàn như ban đầu. Thoát vị đĩa đệm chỉ được coi là chữa khỏi nếu cơ thể tự sản sinh ra đĩa đệm mới. Ngay cả việc thay đĩa đệm nhân tạo hay phẫu thuật cắt bỏ khối thoát vị cũng chỉ là giải pháp không triệt để. Bởi vậy, không có khái niệm chữa khỏi hoàn toàn.

    Vậy thì điều trị để làm gì? Đều là tốn công vô ích cả sao?

    Câu trả lời là không hề tốn công vô ích. Vì mục đích điều trị mà các bác sĩ muốn hướng tới là bảo tồn, không cho bệnh nặng lên và giảm tối thiểu các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân gần với người không mắc bệnh nhất.

    Và chúng tôi rất vui được nói với các bệnh nhân yêu quý, những mục đích kể trên, chúng tôi đều có thể giúp các bạn.

    Một bệnh nhân nếu được chữa trị đúng lộ trình có thể phục hồi được đến 80-95% so với ban đầu, thậm chí cải thiện đến mức gần khỏi.

    Thậm chí nếu bảo tồn đúng cách, tổn thương đĩa đệm có thể hồi phục đến mức bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể chơi được thể thao ở mức độ vừa phải.

    Và cuối cùng

    Chúng tôi muốn nhắn gửi đến các bệnh nhân: Hãy cùng với chúng tôi xác định kết quả của chúng ta muốn cùng nhau đạt được là gì? Để tin tưởng nhau, cùng nhau chiến đấu với bệnh tật, cùng nhau sống khỏe. Mặc kệ ngoài kia có một số người tạm gọi là “các bác sĩ”, mê hoặc các bạn bằng những lời hứa “chữa khỏi hoàn toàn”, để rồi các bạn cũng tự mình hi vọng vào những điều không thể, để rồi nhận lại những kết quả mà cả chúng tôi và các bạn đều không mong muốn.


    2. Lựa chọn sai phương pháp điều trị

    Việc lựa chọn phương pháp nào là quyết định của bác sĩ chứ không phải của bệnh nhân. Tuy nhiên, rõ ràng việc lựa chọn tìm đến ai để điều trị lại hoàn toàn phụ thuộc vào bệnh nhân. Đừng tự điều trị, đừng mua thuốc uống bừa bãi. Hãy tìm đến các bác sĩ trước, chúng tôi được đào tạo để giúp đỡ bệnh nhân, hơn ai hết chúng tôi biết điều gì là tốt cho bệnh nhân. Chúng tôi vẫn luôn ở đây, tại sao không nói vấn đề của các bạn với chúng tôi trước? Đúng không?


    3. Không tập luyện và ăn uống điều độ

    Giả thuyết rằng bệnh nhân đã lựa chọn được phương pháp phù hợp với mình, và bệnh tật có tiến triển tốt. Vậy là bệnh nhân mặc sức yên tâm, ăn uống, lao động, vui chơi thoải mái, bao giờ đau thì lại đi điều trị tiếp.

    Chúng tôi cần bệnh nhân ghi nhớ, thoát vị đĩa đệm là bệnh lí vận động, còn vận động là còn đau, hãy đảm bảo rằng bạn vẫn đang cùng chúng tôi chiến đấu với nó bằng 3 điều sau:

    - Vận động đúng tư thế.

    - Mỗi ngày 30 phút tập luyện cơ lưng và cột sống.

    - Hạn chế thịt đỏ, đồ chiên, đồ ăn nhanh, cay nóng, nội tạng, đồ muối chua, sữa nguyên kem. Tránh xa chất kích thích.

    Đến đây thì có lẽ nhiều bệnh nhân sẽ nghĩ, vậy thì làm bệnh nhân cả đời, chữa bệnh cả đời mất rồi. Thế nhưng 3 thói quen trên đây, thứ nhất, rất dễ làm, thứ hai, tin rằng bất cứ người nào cũng được khuyên là nên thực hiện, chứ đâu chỉ bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Vừa tốt cho bệnh lí của mình, vừa sống vui, sống khỏe, vừa ít phải gặp chúng tôi. Không lỗ đâu, đúng không ạ?



    Tóm gọn lại một chút, những điều chúng tôi thật sự mong các bạn biết:

    - Mục đích của điều trị là bảo tồn và nâng cao chất lượng cuộc sống, không phải chữa khỏi hoàn toàn.

    - Hãy tìm đến chúng tôi đầu tiên chứ không phải ai khác, chúng tôi biết phải làm gì để thực hiện mục đích đó.

    - Thành công của quá trình này phụ thuộc vào bệnh nhân nhiều hơn bác sĩ, chúng tôi đổ công sức để bảo tồn, nhưng phần lớn thời gian còn lại để giữ gìn kết quả đó, đành phải dựa vào bệnh nhân.

    Mong các bệnh nhân hiểu nỗi trăn trở của chúng tôi!



    21-11.jpg
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Hoaithuongjj
    Đang tải...


Chia sẻ trang này