Những sai lầm của cha mẹ khiến cho bệnh sởi ở trẻ càng thêm nặng

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Me DIỆP ANH, 17/4/2014.

  1. Me DIỆP ANH

    Me DIỆP ANH

    Tham gia:
    16/11/2012
    Bài viết:
    11,041
    Đã được thích:
    3,040
    Điểm thành tích:
    2,113
    [h=1]Những sai lầm của cha mẹ khiến cho bệnh sởi ở trẻ càng thêm nặng[/h]

    [h=2]Thấy con bị bệnh sởi, bố mẹ lo lắng tìm mọi cách đưa con vào nhập viện khiến tình trạng bệnh nhi tăng lên. Đây thực sự là sai lầm của cha mẹ khi đang hoang mang về dịch sởi.[/h]

    [video=youtube_share;UrW1af92x74]http://youtu.be/UrW1af92x74[/video]

    Cố đòi cho con nhập viện bằng được
    Chị Nguyễn Thị Ngân trú tại Lĩnh Nam, Hà Nội lo lắng mất ăn mất ngủ khi con chị 1 tuổi luôn trong tình trạng chảy nước mũi, sốt gần 1 tuần này. Chị cho con nghỉ học, tắm nước hạt mùi để mong ban sởi phát nhanh nhưng đến nay vẫn chưa phát ban và có dấu hiệu nào của sởi. Chị khăng khăng con bị sởi vì cháu chưa tiêm và cả gia đình quyết đưa con đi viện khám.
    Khi đến viện, bác sĩ cho biết cháu bị nhiễm trùng hô hấp trên, sốt vi rút nhẹ nhưng chị Ngân không tin và quyết truy tìm ra vi rút sởi trong người con.
    PGS Nguyễn Tiến Dũng trưởng khoa Nhi của BV Bạch Mai cho biết tâm lý nôn nóng với sởi của nhiều bậc phụ huynh khiến con mình có thể nhiễm sởi thật khi đưa con đến những nơi đông người.
    Bệnh sởi lành tính, điều trị ngoại trú ở nhà theo thuốc và dặn dò của bác sĩ là bệnh sẽ khỏi. Nhưng bố mẹ lại muốn con được nằm viện và điều này dẫn đến lây chéo. Có trẻ bị suy dinh dưỡng nên khi mắc sởi rất dễ bị biến chứng do sức đề kháng kém.
    Nhiều cháu bé chỉ sốt phát ban thông thường nhưng cha mẹ đòi cho con nhập viện bằng được. Khi bác sĩ giải thích họ vẫn không hiểu và cho rằng mất quyền khám chữa bệnh. Chính điều này cũng khiến cho tình hình dịch sởi thêm căng thẳng.
    Bác sĩ Dũng cho biết cha mẹ cần phân biệt đâu là sởi, đâu là phát ban thông thường. Việc này giúp tích cực làm giảm đáng kể những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi, nhất là biến chứng viêm phổi nặng có thể gây tử vong nhanh chóng ở trẻ bị sởi nặng.
    [​IMG]
    Những sai lầm khi điều trị sởi cho con của cha mẹ khiến trẻ dễ bị nặng lên
    Theo bác sĩ Dũng nguyên nhân gây sốt phát ban hầu hết do nhiễm virus thông thường (70 – 80%), trong đó nhóm virus đường hô hấp luôn chiếm đa số và hầu hết là những virus lành tính.
    Còn sởi do virus thuộc giống Morbillivirus của họ Paramyxoviridae. Bệnh sởi là tình trạng nhiễm virus cấp tính. Sốt phát ban và bệnh sởi đều có biểu hiện như sốt nhẹ hoặc sốt cao 38 – 39 độ C, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, lừ đừ vì sốt cao, trẻ đau đầu hay nhức mỏi các cơ bắp, biếng ăn, biếng bú, một số trẻ có thể bị nôn ói hoặc tiêu chảy.Phát ban thông thường là những ban đỏ nhưng mịn và sáng, ít gồ lên mặt da, ban nổi đồng loạt khắp cơ thể và sau khi bay thường không để lại sẹo hoặc vết thâm.
    Còn sởi thì ban xuất hiện ở sau tai trước, sau đó lan ra mặt, dần xuống ngực, bụng và ra toàn thân. Đặc điểm ban sởi là ban gồ lên mặt da, khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da. Khi trẻ bị sởi có thêm dấu hiệu đặc trưng đi kèm là chảy nước mũi, ho và mắt đỏ.


    Tự điều trị bằng đông y
    PGS Phạm Nhật An - Phó GĐ Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, một sai lầm của bố mẹ nữa là trong khi con bị sởi đã đưa trẻ ra ngoài gió đến phòng khám hoặc bệnh viện. Trên đường đi trẻ có thể bị bội nhiễm, gió lạnh gây viêm hô hấp...
    Bệnh viện Nhi trung ương từng tiếp nhận cháu bé chỉ bị sốt thông thường, khi con hạ sốt nhiều mồ hôi bố mẹ cởi phanh áo con ra sau đó trẻ bị cảm lạnh và viêm hô hấp. Khi viêm hô hấp đưa con đến bệnh viện và bị lây chéo sởi.
    Trẻ bị viêm hô hấp trước mà nhiễm thêm sởi vi rút tấn công rất nhanh. Có cháu bé đến bệnh viện khám hôm nay rất khỏe nhưng ngày mai đã suy hô hấp nặng.
    PGS An cho biết cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc đông y cho con, nếu dùng thuốc kháng sinh thì phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, không sử dụng thuốc có thành phần của corticord vì sởi kị nhất với corticord trong khi thành phần này có ở rất nhiều thuốc.
    Nếu trẻ sốt cao liên tục, khó thở, tiêu chảy mất nước, ho nhiều… thì lúc đó phải đưa đến bệnh viện điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm.
    Gần đây, các bà mẹ truyền nhau kinh nghiệm về tắm nước lá mùi già hoặc hạt mùi để phòng chống sởi, bác sĩ Nguyễn Văn Thường BV Đa khoa Xanh Pôn cho biết ông chưa đọc tài liệu nào cho biết mùi có thể phòng sởi tuy nhiên về đông y loại cây này có tính sát khuẩn tốt nên người dân dùng thay nước lá tắm.
    Tuy nhiên, việc sử dụng lá mùi, hạt mùi như thế nào để các bé an toàn là điều cần thiết. Có ông bố, bà mẹ ngày nào cũng lôi con ra tắm nước lá mùi dù bản thân đứa trẻ đang bị ốm để mong ban nổi nhanh hơn là sai lầm. Trong quá trình nổi ban tuyệt đối không được tắm cho trẻ vì dễ biến chứng.
    PGS An chia sẻ việc tiêm phòng sởi vô cùng hữu ích không chỉ cho đứa trẻ mà tương lai đứa trẻ sẽ được bảo vệ sởi hoàn toàn và thế hệ sau cũng được truyền miễn dịch.
    Lý giải điều này, PGS An cho biết bởi khi trẻ dưới 9 tháng tuổi nếu mẹ có miễn dịch sởi, cho con bú thì đứa trẻ vẫn nhận được miễn dịch từ mẹ. Nhưng ở Việt Nam nhiều mẹ không có miễn dịch sởi nên con dưới 9 tháng đã bị mắc sởi.

    NGUỒN:SOHA

     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Me DIỆP ANH
    Đang tải...


  2. memit168

    memit168 0915628091 LỢN SẠCH

    Tham gia:
    27/7/2013
    Bài viết:
    12,084
    Đã được thích:
    1,901
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Những sai lầm của cha mẹ khiến cho bệnh sởi ở trẻ càng thêm nặng

    em là em thấy lao vào Nhi có mà nguy hiểm hơn thì có hicccccccccccccccccccccc
     
  3. Me DIỆP ANH

    Me DIỆP ANH

    Tham gia:
    16/11/2012
    Bài viết:
    11,041
    Đã được thích:
    3,040
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Những sai lầm của cha mẹ khiến cho bệnh sởi ở trẻ càng thêm nặng

    Bệnh sởi vào mùa: Nắm vững cách nhận biết và phòng chống


    [video=youtube_share;tylixKw-SvY]http://youtu.be/tylixKw-SvY[/video]

    [video=youtube_share;RkzVCTe9rqo]http://youtu.be/RkzVCTe9rqo[/video]

    Sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em, ước tính mỗi năm có khoảng 2,6 triệu người chết vì bệnh sởi. Dưới đây là cách nhận biết và phòng chống bệnh sởi.
    Hàng năm, cứ vào dịp cuối đông đầu xuân là thời điểm tốt cho bệnh sởi bùng phát. Sởi là một bệnh rất dễ lây, nghiêm trọng được gây ra bởi một virus. Mặc dù đã có một loại vắc xin an toàn và hiệu quả nhưng chúng ta đừng chủ quan, hãy nắm chắc kiến thức về căn bệnh này để có cách xử lý kịp thời, an toàn cho sức khỏe của bạn và người thân.
    Các dấu hiệu và triệu chứng
    Dấu hiệu đầu tiên của bệnh sởi thường là sốt cao , bắt đầu từ khoảng 10 đến 12 ngày sau khi có phơi nhiễm với virus , và kéo dài từ 4-7 ngày. Một chảy nước mũi, ho, mắt đỏ và chảy nước mắt, và đốm trắng nhỏ bên trong má có thể phát triển trong giai đoạn đầu.
    Bệnh sởi vào mùa: Nắm vững cách nhận biết và phòng chống 1
    Sau vài ngày, một ban vỡ ra, thường trên mặt và trên cổ.
    Trong khoảng ba ngày, ban lan toả, cuối cùng đến tay và bàn chân. Phát ban kéo dài 5-6 ngày, và sau đó mất dần. Trung bình, phát ban xảy ra 14 ngày sau khi phơi nhiễm với virus (trong phạm vi từ 7 đến 18 ngày).
    Sởi nặng có nhiều khả năng ở trẻ em được nuôi dưỡng kém, đặc biệt là những người không có đủ vitamin A, hoặc hệ thống miễn dịch của họ đã bị suy yếu bởi HIV/AIDS hoặc các bệnh khác.
    Hầu hết các trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi là do biến chứng liên quan với căn bệnh này . Các biến chứng là phổ biến hơn ở trẻ em dưới năm tuổi, hoặc người lớn trên 20 tuổi . Các biến chứng nghiêm trọng nhất gồm mù mắt, viêm não (một bệnh nhiễm trùng gây ra sưng phù não), tiêu chảy nặng và mất nước liên quan, nhiễm trùng tai, hoặc nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp như viêm phổi.
    Khoảng 10% các trường hợp bị sởi dẫn đến tử vong trong các quần thể với mức độ cao của suy dinh dưỡng và thiếu sự chăm sóc y tế đầy đủ. Phụ nữ bị nhiễm trong khi mang thai cũng có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng và mang thai có thể kết thúc trong sẩy thai hoặc sinh non.
    Bệnh sởi vào mùa: Nắm vững cách nhận biết và phòng chống 2
    Người phục hồi từ bệnh sởi có miễn dịch cho phần còn lại của cuộc đời họ.
    Những điều người dân nên làm để phòng ngừa bệnh sởi
    Sởi là một bệnh lây lan rất nhanh, bệnh lây qua những giọt tiết của đường hô hấp khi bệnh nhân ho, hắt hơi. Thời gian lây bệnh cho người lành là giai đoạn viêm long hô hấp trên và thời kỳ phát ban. 4 ngày sau khi phát ban thì người bệnh không còn khả năng lây nhiễm. Để phòng ngừa bệnh hiệu quả người dân cần thực hiện tốt:
    - Vệ sinh cá nhân:
    + Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh và người nghi bị bệnh.
    + Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với người bệnh và người nghi bị bệnh.
    + Che miệng khi ho, hắt hơi.
    - Dinh dưỡng hợp lý: Uống nhiều nước hoa quả, ăn lỏng, đủ chất dinh dưỡng, không nên kiêng khem quá đáng.
    - Cách ly người bệnh để tránh lây lan cho cộng đồng: Trẻ em phải nghỉ học, người lớn phải nghỉ làm 5 ngày kể từ khi bắt đầu phát ban.
    - Vệ sinh môi trường:
    + Tẩy trùng sàn nhà, đồ chơi trẻ em, dụng cụ, vật dụng của người bệnh bằng dung dịch cloramin B.
    - Tiêm ngừa vaccine: Những ai chưa được tiêm ngừa vaccine sởi từ bé thì nên đi tiêm ngừa, những người đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine sởi từ bé thì không nên đi tiêm nữa.
    Bệnh sởi vào mùa: Nắm vững cách nhận biết và phòng chống 3
    Vaccine là biện pháp dự phòng tốt nhất.
     
    Sửa lần cuối: 17/4/2014
  4. Me DIỆP ANH

    Me DIỆP ANH

    Tham gia:
    16/11/2012
    Bài viết:
    11,041
    Đã được thích:
    3,040
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Những sai lầm của cha mẹ khiến cho bệnh sởi ở trẻ càng thêm nặng

    Bệnh sởi: Triệu chứng, diễn biến, nguyên nhân và cách điều trị

    Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng biến chứng có thể gặp là: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng.
    Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ... bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch.
    Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ... bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch.
    Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng biến chứng có thể gặp là: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng...
    Các triệu chứng của sởi
    - Khoảng 10 tới 12 ngày sau khi tiếp xúc với siêu vi sởi, những triệu chứng sau đây có thể xẩy ra:
    1. Sốt

    2. Ho khan
    3. Chảy nước mũi
    4. Mắt đỏ
    5. Không chịu được ánh sáng
    6. Những nốt nhỏ xíu với trung tâm mầu xanh trắng xuất hiện bên trong miệng nơi gò má. Những nốt này có tên là đốm Koplik.
    7. Người mọc ra những đốm đỏ lớn, phẳng, chập vào nhau

    Diễn biến của bệnh
    Bệnh sởi thường bắt đầu với một cơn sốt khá nhẹ, kèm theo những triệu chứng như ho, chảy mũi, mắt đỏ và đau cổ họng. Khoảng 2, 3 ngày sau, đốm Koplik nổi lên, đốm này là dấu hiệu đặc biệt của bệnh sởi. Sau đó, bệnh nhân có thể bị sốt cao lên tới 104 hay 105 độ F (khoảng 40 độ C).
    Cùng lúc đó, những mảng đỏ nổi lên, thường là ở trên mặt, theo đường tóc và sau tai. Những vết đỏ hơi ngứa này có thể dấn lan xuống ngực, lưng và cuối cùng xuống tới đùi và bàn chân. Khoảng một tuần sau, những vết nhỏ này sẽ nhạt dần, vết nào xuất hiện trước sẽ hết trước.
    Nguyên nhân gây bệnh sởi
    - Lây qua đường hô hấp.
    - Lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyến…
    - Lây gián tiếp ít gặp vì virus sởi dễ bị diệt ở ngoại cảnh.
    Bệnh sởi gây ra do siêu vi sởi. Bệnh này hay lây đến nỗi 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa chích ngừa. Siêu vi sởi có ở mũi và cổ họng của bệnh nhân.
    Họ thường đã có thể lây bệnh cho người khác 4 ngày trước khi vết đỏ xuất hiện. Khi bệnh nhân ho, hắt xì, hay nói chuyện, những giọt nước nhỏ xíu có chứa siêu vi sẽ bắn ra không khí và người khác có thể hít vào hoặc những giọt này có thể rơi xuống một nơi nào đó nhưmặt bàn, điện thoại…
    Khi ta sờ vào những nơi này và đưa tay lên mũi hay miệng, ta sẽ bị lây bệnh.
    Một khi siêu vi sởi vào cơ thể bệnh nhân, chúng thường mọc vào trong những tế bào đằng sau cổ họng và phổi. Sau đó bệnh sẽ lan khắp cơthể kể cả hệ hô hấp và da.
    Mầm bệnh
    Bệnh sởi: Triệu chứng, diễn biến, nguyên nhân và cách điều trị
    Hình ảnh virus sởi
    Là virus sởi thuốc họ Paramyxoviridae, virus hình cầu, đường kính 120 – 250nm, sức chịu đựng yếu, dễ bị diệt với các thuốc khử trùng thông thường, ánh sáng mặt trời, sức nóng… Ở nhiệt độ 56 độ C bị diệt trong 30 phút.
    Virus sởi có hai kháng nguyên
    - Kháng nguyên ngưng kết hồng cầu (Hemagglutinin).
    - Kháng nguyên tan hồng cầu (Hemolysin)
    Khi virus vào trong cơ thể bệnh nhân sẽ kích thích sinh kháng thể. Bằng kĩ thuật kết hợp bổ thể và kĩ thuật ức chế ngưng kết hồng cầu… giúp cho chẩn đoán bệnh.
    Kháng thể xuất hiện từ ngày thứ 2 – 3 sau khi mọc ban và tốn tại lâu dài. Miễn dịch trong sở là miễn dịch bền vững.
    Ai dễ mắc sởi?
    - Hay gặp ở trẻ nhỏ 1 – 4 tuổi. Trẻ dưới 6 tháng ít mắc vì có miễn dịch của mẹ.
    - Người lớn rất ít mắc bệnh vì đã bị mắc từ bé. Người lớn nếu mắc bệnh thường là những người ở vùng cao, hẻo lánh, đao xa… từ nhỏ chưa tiếp xúc với virus sởi.
    - Bệnh thường phát vào mùa đông xuân.
    - Miễn dịch sau khi khỏi bệnh là bền vững vì vậy rất hiếm khi mắc lại lần thức hai.
    - Là bệnh gây suy giảm miễn dịch nên bệnh nhân dễ mắc bệnh khác.
    - Tỷ lệ tử vong cao: 0,02% ở các nước tiên tiến. 0,3 – 0,7% ở các nước đang phát triển.
    - Hiện nay nhờ có vacxin sởi được tiêm phòng rộng rãi nên tỷ lệ mắc bệnh và tử vong đã giảm nhiều. Đây là bệnh nằm trong “Chương trình tiêm chủng mở rộng” ở nước ta.
    Cơ chế bệnh sinh
    - Virus sởi xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Tại đây, virus nhân lên ở tế bào biểu mô của đường hô hấp và ở các hạch bạch huyết lân cận. Sau đó, virus vào máu (nhiễm virus máu lần thứ nhất). Thời kì này tương ứng với thời kì nung bệnh.
    - Từ máu, theo các bạch cầu, virus đến các phủ tạng (phổi, lách, hạch, da…) gây tổn thương các cơ quan và cac triệu chứng lâm sàng thời kì toàn phát. Ban ở da và niêm mạc chính là hiện tượng đào thải virus của cơ thể đã phản ứng miễn dịch bệnh lí.
    - Từ khoảng ngày thứ hai – ba từ khi mọc ban, cơ thể sinh kháng thể. Kháng thể tăng lên thì virus bị loại khỏi máu. Bệnh chuyển sang thời kì lui bệnh.
    Biểu hiện lâm sàng bệnh sởi
    Thể thông thường điển hình
    Nung bệnh: 8 – 11 ngày
    Khởi phát (giai đoạn viêm xuất tiết):3 – 4 ngày.
    - Sốt nhẹ hoặc vừa, sau sốt cao.
    - Viêm xuất tiết mũi, họng, mắt: chảy nước mắt nước mũi, ho, vêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mi mắt.
    - Nội ban xuất hiện (ngày thứ hai): gọi là hạt Koplick, đó là các hạt trắng, nhỏ như đầu đinh ghim, từ vài nốt đến vài chục, vài trăm nốt mọc ở niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm), xunh quanh hạt Koplick niêm mạc má thường có sung huyết. Các hạt Koplick chỉ tồn tại 24 – 48 giờ. Đây là dấu hiệu có giá trị chẩn đoán sớm và chắc chắn.
    - Hạch bạch huyết sưng.
    - Xét nghiệm ở giai đoạn này có bạch cầu tăng vừa, Neutro tăng.
    Toàn phát (giai đoạn mọc ban)
    - Ban mọc ngày thứ 4 – 6, ban dát sần, ban nhỏ hơi nổi gờ trên mặt da, giữa các ban là khoảng đa lành. Ban mọc rải rác hay dính liền với nhau thành từng đám tròn 3 – 6mm. Ban mọc theo thứ tự:
    Ngày 1: mọc ở sau tai, lan ra mặt.
    Ngày 2: lan xuống đến ngực, tay
    Ngày 3: lan đến lưng, chân
    Ban kéo dài 6 ngày rồi lặn theo thứ tự trên.
    - Ban mọc ở bên trong niêm mạc (nội ban): ở đường tiêu hóa gây rối loạn tiêu hóa, đi lỏng, ở phối gây viêm phế quản, ho.
    - Toàn thân: khi ban bắt đầu mọc, toàn thân nặng lên, sốt cao hơn, mệt hơn. Khi ban mọc đến chân nhiệt độ giảm dần, triệu chứng toàn thân giảm dần rồi hết.
    - Xét nghiệm ở giai đoạn này có bạch cầu giảm, neutro giảm, lympho tăng.
    Lui bệnh (giai đoạn ban bay)
    Thường vào ngày thứ 6 ban bắt đầu bay. Ban bay theo thứ tự từ mặt đến thân mình và chi, để lại các nốt thâm có tróc da mỏng, mịn kiểu bụi phân hay vảy cám. Những chỗ da thâm của ban bay và chỗ da bình thương tạo nên màu da loang lổ gọi là dấu hiệu “vằn da hổ” đó là dấu hiệu để truy chẩn đoán. Toàn thân bệnh nhân hồi phục dần nếu không biến chứng.
    Thể sởi ác tính
    Các dấu hiệu ác tính thường xuất hiện nhanh chóng trong vài giờ trên những thể địa quá mẫn, vào cuối giai đoạn khởi phát, trước lúc mọc ban. Thường có các triệu chứng sau: sốt cao vọt 39 – 41 độ C, u ám, vật vã, mê sảng, hôn mê, co giật, mạch nhanh, huyết áp tụt, thở nhanh, tím tái, nôn, ỉa lỏng, đái ít, xuất huyết dưới da hay phủ tạng.. Tùy theo triệu chứng nào nổi bật, sẽ có:
    . Sởi ác tính thể xuất huyết: xuất huyết dưới da hoặc nội tạng.
    . Sởi ác tính thể phế quản – phổi: biểu hiện chủ yếu là suy hô hấp.
    . Sởi ác tính thể nhiễm độc nặng: sốt cao, vật vã, co giật mạnh, hôn mê, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt.
    . Sởi ác tính thể ỉa chảy: rối loạn tiêu hóa nổi bật.
    . Sởi ác tính thể bụng cấp: giống viêm ruột thừa thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi, trẻ suy dinh dưỡng hoặc còi xương, trẻ đang mắc các bệnh khác…
    Thể bệnh theo thể địa
    - Sởi ở trẻ dưới 6 tháng thường nhẹ
    - Sởi ở trẻ 6 tháng – 2 tuổi: thường nặng
    - Sởi ở trẻ suy dinh dưỡng – còi xương: sởi thường không điển hình và nặng.
    - Sởi ở trẻ đã được gây miễn dịch bằng Gamma globulin hoặc vacxin thường nhẹ.
    - Sở ở phụ nữ mang thai: gây sẩy thai, dị dạng, đẻ non…
    - Sởi kết hợp với các bệnh nhiễm trùng khác như: ho gà, lao, bạch hầu,… làm bệnh nặng lên.
    Các biến chứng của bệnh sởi
    Bệnh sởi: Triệu chứng, diễn biến, nguyên nhân và cách điều trị
    Biến chứng đường hô hấp
    Viêm thanh quản
    - Giai đoạn sớm, là do virus sởi: xuất hiện ở giai đoạn khởi phát, giai đoạn đầu của mọc ban thường mất theo ban,hay có Croup giả, gây cơn khó thở do co thắt thanh quản.
    - Giai đoạn muộn: do bội nhiễm (hay gặp do tụ cầu, liên cầu, phế cầu…), xuất hiện sau mọc ban. Diễn biến thường nặng: sốt cao vọt lên, ho ông ổng, khàn tiêng, khó thở, tím tái.
    Viêm phế quản
    Thường do bội nhiễm, xuất hiện vào cuối thời kì mọc ban. Biểu hiện sốt lại, ho nhiều, nghe phổi có ran phế quản, bạch cầu tăng, neutro tăng, X quang có hình ảnh viêm phế quản.
    Viêm phế quản – phổi
    Do bội nhiễm, thường xuất hiện muộn sau mọc ban. Biểu hiện nặng: sốt cao khó thở, khám phổi có ran phế quản và ra nổ. X quang có hình ảnh phế quản phế vêm (nốt mờ rải rác 2 phổi). Bạch cầu tăng, neutro tăng, thường là nguyên nhân gây tử vong trong bệnh sởi, nhất là ở trẻ nhỏ.
    Biến chứng thần kinh
    Viêm não – màng não – tủy cấp
    Là biến chứng nguy hiểm gây tử vong và di chứng cao. Gặp ở 0,1 – 0,6% bệnh nhân sởi. Thường gặp ở trẻ lớn (tuổi đi học), vào tuần đầu của ban (ngày 3 – 6 của ban). Khởi phát đột ngột, sốt cao vọt co giật, rối loạn ý thức: u ám – hôn mê, liệt ½ người hoặc 1 chi, liệt dây III, VII hay gặp hội chứng tháp – ngoại tháp, tiểu não, tiền đình…
    - Viêm màng não kiểu thanh dịch (do virus).
    - Viêm tủy: liệt 2 chi dưới, rối loạn cơ vòng.
    Cơ chế: có 2 giả thuyết, cho là phản ứng dị ứng hoặc là phản ứng miễn dịch bệnh lí.
    Viêm màng não
    - Viêm màng não thanh dịch do viru sởi
    - Viêm màng não mủ sau viêm tai do bội nhiễm.
    Viêm não chất trắng bán cấp xơ hóa(Van bogaert)
    Hay gặp ở tuổi 2 – 20 tuổi, xuất hiện muộn sau vài năm, điều này nói lên virus sởi có thể sống tiềm tàng nhiều năm trong cơ thể bệnh nhân có đáp ứng miễn dịch bất thường. Diến biến bán cấp từ vài tháng đến 1 năm. Bệnh nhân chết trong tình trạng tăng tương lực cơ và co cứng mất não.
    Biến chứng đường tiêu hóa
    Viêm niêm mạc miệng
    - Lúc đầu do virus sởi, thường hết cùng với ban.
    - Muộn thường do bội nhiễm
    Cam mã tấu (noma)
    Xuất hiện muộn, do bội nhiễm xoắn khuẩn Vincent là một loại vi khuẩn hoại thư gây loét niêm mạc miệng, lan sâu rộng vào xương hàm gây hoại tử niêm mạc, viêm xương, rụng răng, hơi thở hôi thối.
    Viêm ruột
    Do bội nhiễm các loại vi khuẩn như shigella, E. coli…
    Biến chứng tai – mũi – họng
    - Viêm mũi họng bội nhiễm
    - Viêm tai – viêm tai xương chũm.
    Biến chứng do suy giảm miễn dịch
    Dễ mắc thêm các bệnh khác như lao, bạch hầu, ho gà…
    Phân biệt các loại bệnh sởi
    Bệnh Rubella (hay bệnh sởi Đức)
    - Sốt nhẹ, viêm long đường hô hấp nhẹ, dấu hiệu nhiễm độc không rõ.
    - Ban dát sẩn dạng sởi nhưng thường nhỏ hơn, mọc thưa hơn và mọc sớm ngay từ ngày thứ 1 – 2, mọc cùng lúc, khi bay để lại vết thâm, không có hạt Koplick.
    - Hạch sau tai, chẩm sưng đau
    Ban dị ứng
    Ban toàn thân không theo thứ tự, thường ngứa, có nguyên nhân dùng thuốc, thời tiết, thức ăn…
    Điều trị và dự phòng
    Điều trị
    Chủ yếu là điều trị triệu chứng – săn sóc và nuôi dưỡng.
    - Hạ sốt: phương pháp vật lí, thuốc hạ sốt thông thường (Paracetamol).
    - An thần.
    - Thuốc ho, long đờm
    - Kháng histamin: Dimedron, Pipolphen.
    - Sát trùng mũi họng: nhỏ mắt nhỏ mũi bằng dung dịch Chloromycetin, Argyrol…
    - Kháng sinh chỉ dùng khi có bội nhiễm và dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, và trẻ suy dinh dưỡng.
    - Khi có biến chứng: viêm thanh quản, viêm não, sởi ác tính thì dùng kháng sinh và corticoid.
    - Các biện pháp hồi sức tùy theo triệu chứng của bệnh nhân: hồi sức hô hấp khi có suy hô hấp (thở O2, hô hấp hỗ trợ…) hồi sức tim mạch…
    - Chế độ ăn uống tốt.
    Dự phòng
    - Gramma globulin 40mg/kg dùng phòng bệnh khẩn cấp cho trẻ suy dinh dưỡng, hoặc trẻ đang bị một bệnh khác… mà có tiếp xúc với trẻ bị sởi.
    - Vacxin sởi: vacxin sống, giảm độc lực dùng cho trẻ 6 – 9 tháng tuổi trở lên, có tác dụng bảo vệ cao. Vacxin sởi là một vacxin bắt buộc trong “Chương trình tiêm chủng mở rộng” ở nước ta hiện nay. Nhờ đó, hiện nay tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do sởi đã giiảm nhiều.

    NGUỒN:Soha
     
  5. Me DIỆP ANH

    Me DIỆP ANH

    Tham gia:
    16/11/2012
    Bài viết:
    11,041
    Đã được thích:
    3,040
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Những sai lầm của cha mẹ khiến cho bệnh sởi ở trẻ càng thêm nặng

    Khi trẻ đã mắc sởi, tuyệt đối không tắm hạt mùi

    Trước tình hình dịch sởi hiện nay diễn biến phức tạp, nhiều thông tin ngoài luồng khiến dư luận hoang mang, các bà mẹ tự truyền nhau kinh nghiệm phòng sởi bằng hạt mùi già.
    Các mẹ truyền nhau bài thuốc phòng và trị sởi nhờ cây mùi
    Chị Lê Thu Phương tru tại Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm phòng tránh bệnh sởi bằng cách thường xuyên đun lá mùi già tắm cho bé, kể cả khi bé bị rồi vẫn tắm để kích thích mọc nhanh và nhanh lặn cho các bé. Nếu không có cây mùi già, bố mẹ có thể thay bằng hạt mùi rất hiệu nghiệm.
    Mẹ cu Bin chia sẻ: "Mình thấy nhiều mẹ mua hạt mùi già để phòng sởi cho con quá, mẹ nào có thông tin thêm về sử dụng hạt mùi cũng như những cách phòng và điều trị sởi thì update thêm nhé: hạt mùi rất nhẹ nên các mẹ chỉ cần mua từ 2-500gr là đủ dùng rồi mình thấy các mẹ trên đây toàn hỏi mua cả 1kg thì nhiều lắm dùng ko hết đâu, để lâu bị hỏng sẽ mất mùi. Nếu mua được hạt mùi giống vụ trước tết năm nay thì tốt nhất".
    Mùi già phòng sởi rất tốt nhưng không dùng tắm cho trẻ đã bị sởi
    Bệnh nhi bị bệnh sởi gia tăng
    Theo hướng dẫn của mẹ cu Bin, để phòng sởi, hạt mùi già các mẹ mua về lấy ra 1 nắm nhỏ rồi cho vào khăn xô của con hoặc cho vào túi lọc, bỏ vào nấu nước tắm cho con. Ngoài ra, các mẹ có thể cho con uống 1 thìa nhỏ nước hạt mùi.

    Hạt mùi rất tốt khi bé đã có dấu hiệu hoặc mắc sởi. Các mẹ rang hạt mùi lên sau đó bọc vào vải xô chấm 1 chút r*** nhẹ và lau cho con từ trên xuống dưới, việc này giúp cho các nốt sởi mọc nhanh hơn để tránh các biến chứng cho con.
    Còn chị Hoàng Hương Sơn Tây, Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm khi có dịch, ngoài việc chạy chữa cách ly người bệnh, không cho trẻ em đến gần, có thể cho trẻ uống bài thuốc: Rau mùi 20g, củ sắn dây 40g, thân mía 2 đốt. Đem cả 3 vị trên thái nhỏ, sắc lấy 2 lần nước, chia làm 3 lần uống trong ngày, uống 3 ngày liên tiếp.

    Còn khi trẻ bị bệnh, điều trị theo các cách sau. Thứ nhất: Hạt mùi 4g, r*** 40 độ (vừa đủ). Cách dùng: Giã nát hạt mùi, thêm r*** vào cho xâm xấp, đun nóng, cho vào khăn sạch xoa lên những nơi sở chưa mọc để giúp ban sởi chóng mọc.
    Cách thứ hai hạt mùi 80g, r*** 40 độ: 100ml, nước 100ml. Cách làm tán hạt mùi, hòa tan trong r*** và nước, đun sôi, đậy kín tránh bốc hơi, lọc bỏ bã, phun từ đầu đến chân trẻ bị bệnh (trừ mặt). Các ban sởi sẽ mọc nhanh.
    Cách thứ 3 lấy toàn cây rau mùi 30g và 4 khẩu mía. Đổ 100ml nước, đun sôi và giữ nước sôi trong 10 phút. Chia làm 3 lần uống trong ngày.
    Sử dụng rau mùi phòng sởi rất tốt
    Theo Bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, Nguyên Chủ tịch hội Đông Y Việt Nam cho biết việc phòng ngừa bằng rau mùi và hạt mùi tốt nhưng chỉ phòng bệnh. Khi trẻ bị sởi tuyệt đối không tắm hạt mùi. Có thể cho trẻ uống nước hạt mùi sắc.
    Theo khoa học, rau mùi còn được gọi là ngò, ngò rí, hồ tuy, nguyên tuy… , tên khoa học là Coriandrum sativum L, được trồng khắp nơi làm rau, gia vị và làm thuốc. Dầu rau mùi là một trong số 20 loại dầu được sử dụng nhiều nhất trên thế giới và được sử dụng như một chất phụ gia thực phẩm.
    Dầu rau mùi được sản xuất từ hạt giống của cây rau mùi và đã được chứng minh là loại thảo dược có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm đau, giảm chuột rút và co giật, giảm buồn nôn, hỗ trợ tiêu hóa và điều trị các nhiễm trùng do nấm…
    Mùi già phòng sởi rất tốt nhưng không dùng tắm cho trẻ đã bị sởi 2
    Hạt mùi già có tác dụng kháng khuẩn rất tốt
    Về thành phần hóa học, trong rau mùi có 93,3% nước, 2,6% protid, 0,7% glucid, 1,8% xenluloza, nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin C (140 mg%).
    Trong hạt mùi có nước, từ 16 - 18% protid, 13-15% lipid, 38% xenluloza, 13% chất không nito và khoảng 1% tinh dầu. Tinh dầu hạt là một chất lỏng không màu hoặc vàng nhạt, vị cay, có mùi thơm đặc biệt.
    Dầu rau mùi đã được chứng minh là có khả năng kháng khuẩn. Việc ứng dụng đặc tính này của rau mùi trong ngành công nghiệp thực phẩm và y học có thể kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật, ngăn ngừa các bệnh lây qua đường thực phẩm và thậm chí trong điều trị các bệnh nhiễm trùng kháng kháng sinh.
    Đó chính là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Nội vụ Beira, Bồ Đào Nha được đăng trên Tạp chí Medical Microbiology.

    nguồn:Soha
     
  6. Me DIỆP ANH

    Me DIỆP ANH

    Tham gia:
    16/11/2012
    Bài viết:
    11,041
    Đã được thích:
    3,040
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Những sai lầm của cha mẹ khiến cho bệnh sởi ở trẻ càng thêm nặng

    10 bài thuốc dân gian dùng cho từng giai đoạn của bệnh sởi

    Tình trạng dịch sởi bùng phát trong thời gian gần đây khiến nhiều phụ huynh. Một số bài thuốc dân gian sau được cho là có thể giúp điều trị chứng bệnh sởi cho trẻ hữu hiệu.
    Sởi là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em. Bệnh sởi do virus thuộc nhóm RNA Paramyxovirus gây nên. Triệu chứng bệnh thường có biểu hiện là viêm long ở kết mạc mắt, niêm mạc đường hô hấp, đường tiêu hóa và phát ban ngoài da.
    Sởi lây lan nhanh, 90% trẻ tiếp xúc với trẻ mắc bệnh sởi sẽ bị lây bệnh. Bệnh hay phát vào mùa đông – xuân và dễ phát triển thành dịch bệnh. Các mẹ có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian thường dùng trong từng giai đoạn phát triển bệnh để điều trị.
    1. Thời kỳ sởi khởi phát
    Trong giai đoạn này, bênh nhi thường có biểu hiện phát sốt, sợ lạnh, tắc mũi, chảy nước mũi,, hắt hơi, mắt đỏ, chảy nước mắt. Lúc này cần thúc sởi mọc, tán phong, thanh nhiệt. Bạn có thể dùng một trong các bài thuốc sau:
    -Bài 1: tang diệp 5g, đạm đậu xị 5g, bạc hà 2g, liên kiều 5g, cam thảo 2g, thuyền thoái 2g, sơn chi 2g, cúc hoa 3g, lô căn 6g. Thang thuốc dùng cho trẻ 3 tuổi. Tùy theo tuổi mà gia lượng.
    - Bài 2: tiền hồ 3g, kinh giới 3g, liên kiều 6g, bạc hà 3g, cúc hoa 3g, ngưu bàng tử 6g, kim ngân hoa 9g, thuyền thoái 2g, tang diệp 5g, lô căn 9g. Sắc uống.
    -Bài 3: thăng ma 10g, cát căn 10g, hoàng cầm 10g, cam thảo đất 6g, bạch chỉ 6g, mạch môn 6g, sài hồ 4g, kinh giới 6g, bạc hà diệp 1 nắm, gừng tươi 3 lát. Sắc cho trẻ uống.
    -Bài 4: Dùng hạt mùi, tán nhỏ hòa với 2/3 chén r*** trắng, phun vào chăn hoặc quần áo của trẻ, cho trẻ trùm chăn hoặc mặc quần áo có phun r*** hạt mùi 1-2 giờ, sởi sẽ mọc.


    2. Giai đoạn sởi mọc
    Trong giai đoạn này, trẻ thường có triệu chứng đau họng, nốt sởi xuất hiện từ phía sau tai, chân tóc, vùng cổ rồi lan dần ra toàn thân. Lúc này cần phải tuyên phế, thấu chẩn, giải độc, thanh nhiệt, lương huyết, hoạt huyết và dưỡng âm.

    -Bài 1: thuyền thoái 3g, liên kiều 10g, kinh giới tuệ 3g, tử thảo 3g, bạc hà 3g, đào nhân 3g, bối mẫu 6g, kim ngân hoa 10g, thiên hoa phấn 6g, lô căn 12g, mạch môn đông 10g, hạnh nhân 3g. Sắc uống.
    -Bài 2: Nếu sốt cao, khát nước, phiền táo, mắt đỏ nhiều dử, khí bế, suyễn khái dùng qua lâu nhân 6g, bối mẫu 6g, sa sâm 6g, sinh thạch cao 10g, bạch mao căn 9g, tỳ bà diệp 6g, hạnh nhân 3g, tri mẫu 6g, hoàng cầm 6g, lô căn 9g. Sắc cho trẻ uống chia 2-3 lần.
    -Bài 3: Trường hợp sởi độc quá nặng, sốt cao không dứt, nốt sởi dày, đỏ tía, sởi mọc quá thời gian, không lặn, trẻ mệt mỏi, nói sảng, suyễn thở, chất lưỡi đỏ tía, rêu lưỡi vàng, dày, nhớt dùng kim ngân hoa 6g, rễ chàm mèo 6g, rễ lau tươi 9g, cam thảo 3g, ma hoàng 2g, hạnh nhân 4g, ngưu bàng tử 2g, sinh thạch cao 12g. Sắc uống.

    3. Giai đoạn sởi bay
    Trong giai đoạn này, triệu chứng thường là nốt sởi hơi mờ mờ, người hơi sốt, họng khô, ho ít. Biện pháp điều trị là dưỡng âm, sinh tân, thanh giải tà độc còn sót lại.
    -Bài 1: dùng sa sâm 10g, tang diệp 3g, thạch cao 4,5g, lô căn tươi 15g, mạch môn đông 10g, thiên hoa phấn 10g, sinh biển đậu 10g, sắc uống ngày 1 thang chia đều uống 2 lần.
    -Bài 2: sa sâm 10g, thiên hoa phấn 10g, hạnh nhân 3g, tỳ bà diệp 6g, mạch môn đông 10g, bối mẫu 4g, cam thảo 4g, địa cốt bì 6g. Sắc uống.
    -Bài 3: Nếu sởi độc làm tổn thương tới phần âm chủ yếu là phế dùng huyền sâm 6g, sinh địa hoàng 6g, ma hoàng 1,5g, sơn chi tử 5g, đại thanh diệp 6g, mạch môn đông 9g, tri mẫu 6g, lô căn tươi 10g. Sắc uống.
    Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian trên để chữa trị cho con em mình. Tuy nhiên, khi nghi ngờ trẻ có dấu hiệu mắc bệnh sởi, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra xác định rõ bệnh tình. Với trường hợp trẻ bị bệnh nặng, cần cho trẻ nhập viện ngay.

    Nguồn:Soha
     
  7. me_bin_bon

    me_bin_bon

    Tham gia:
    6/12/2011
    Bài viết:
    17,915
    Đã được thích:
    2,218
    Điểm thành tích:
    963
    Ðề: Những sai lầm của cha mẹ khiến cho bệnh sởi ở trẻ càng thêm nặng

    cảm ơn mẹ chủ topic đã thu thập nhiều thông tin hưuc ích để mọi ng tham khảo
     
    Me DIỆP ANH thích bài này.
  8. Me DIỆP ANH

    Me DIỆP ANH

    Tham gia:
    16/11/2012
    Bài viết:
    11,041
    Đã được thích:
    3,040
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Những sai lầm của cha mẹ khiến cho bệnh sởi ở trẻ càng thêm nặng

    BS Minh Tân: Đúng và sai khi dùng hạt/ lá mùi phòng tránh bệnh sởi

    Theo bác sĩ Minh Tân (BV Nhiệt đới Trung ương), các mẹ nên cẩn trọng khi sử dụng hạt/ lá mùi để tắm cho trẻ bị sởi vì một số trẻ cơ địa nhạy cảm, việc làm này vô tình sẽ khiến trẻ mắc thêm bệnh dị ứng.


    Hiện nay bệnh sởi đang có những diễn biến phức tạp, nhiều thông tin ngoài luồng khiến dư luận hoang mang. Trên các diễn đàn và các hội nhóm dành cho bà mẹ, trẻ em, chị em đang rỉ tai nhau vô số những mẹo để phòng và chữa sởi cho con, trong đó có việc sử dụng hạt/ lá mùi già cho con tắm.

    Vậy phương pháp này thật sự có tác dụng như các mẹ đang truyền tai nhau? Sau đây cuộc trao đổi với bác sĩ Minh Tân (Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương):

    - Thưa bác sĩ hiện nay dịch sởi đang có chiều hướng gia tăng, đứng trước thực trạng này nhiều bà mẹ truyền tai nhau cách phòng tránh bệnh sởi cho con bằng phương pháp tắm hạt/ lá mùi, việc làm này có đúng không?

    BS Minh Tân: Từ xa xưa ông bà ta vẫn hay dùng lá mùi thơm để tắm hoặc xông hơi chống mệt mỏi, có tác dụng lưu thông khí huyết, giải toả căng thẳng thần kinh, phục hồi sức khỏe, cơ thể luôn toả mùi hương. Mỗi khi tắm bằng lá mùi hay hạt mùi người chúng ta nóng và toát mồ hôi sau khi tắm nên da chúng ta được sạch hơn, giúp tiêu diệt vi khuẩn, nên phần nào cũng có tác dụng phòng chống các bệnh truyền nhiễm. Nhưng đây không phải loại thuốc chuyên biệt để phòng sởi cho con.

    BS Minh Tân: Đúng và sai khi dùng hạt/ lá mùi phòng tránh bệnh sởi 1
    Trên khắp các diễn đàn, các mẹ mua bán, cho tặng hạt/ lá mùi để tắm cho con. (Ảnh chụp màn hình)

    - Nhiều người cho rằng khi con đã mắc sởi, để nốt sởi lên nhanh và lặn nhanh thì nên tắm hạt/ lá mùi, bác sĩ nghĩ sao về điều này?

    BS Minh Tân: Điều này không đúng vì chưa có cơ sở khoa học. Bởi sởi là một dạng bệnh do vi rút gây ra, nó lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng... Bệnh này cần có thuốc và phương pháp điều trị. Chúng ta chỉ tắm hạt/ lá mùi để cho da sạch sẽ, chống viêm nhiễm chứ không có chức năng chữa bệnh. Chưa kể đến những trẻ có cơ địa nhạy cảm, dị ứng với hạt mùi thì các bậc phụ huynh đã vô tình đem bệnh dị ứng đến cho con mà không biết. Vì vậy nếu muốn tắm lá mùi cho bé, mẹ nên thử trên một vùng da nhỏ trước khi tắm toàn thân cho con.

    - Theo bác sĩ khi trẻ bị sởi có cần kiêng tắm, kiêng gió không?

    BS Minh Tân: Điều này thì đều có 2 mặt đúng và chưa đúng bởi hiện nay thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa, nhất là ở miền Bắc thời gian trước khí hậu lạnh vì thế những trẻ bị ốm hay những trẻ bị sởi mà tắm với điều kiện phòng không kín sẽ gây cho trẻ dễ nhiễm lạnh dẫn đến viêm phổi. Kể cả với trẻ khỏe mạnh mà tắm khi phòng có gió lùa thì bị nhiễm lạnh cũng rất dễ dẫn đến viêm phổi.

    Nếu đảm bảo được các điều kiện tốt khi tắm cho trẻ như: phòng kín, không có giò lùa, nhiệt độ phòng ổn định, nước đã được đun sôi để nguội thì chúng ta nên tắm cho con kể cả khi trẻ bị bệnh sởi. Vì tắm sẽ giúp cho cơ thể sạch sẽ, da được thông thoáng hạn chế được tình trạng viêm nhiễm. Lưu ý, nên tắm thật nhanh và khi các nốt ban đã nổi thì nên kiêng tắm vì dễ biến chứng, chỉ dùng khăn và nước sạch lau rửa, vệ sinh cho bé. Các mẹ nhớ giữ vệ sinh đặc biệt cho bé ở những vùng như: mắt, mũi, miệng, hậu môn..

    BS Minh Tân: Đúng và sai khi dùng hạt/ lá mùi phòng tránh bệnh sởi 2
    Bệnh sởi diễn biến thất thường khiến nhiều trẻ tử vong đã làm các mẹ đứng ngồi không yên. (Ảnh: Tiền phong)

    - Bác sĩ có khuyến cáo gì để phòng tránh bệnh sởi?

    BS Minh Tân: Tiêm vắc xin sởi là biện pháp tốt nhất để chủ động phòng bệnh sởi. Khi có ca mắc sởi, cần cách ly bệnh nhân, hạn chế tiếp xúc đến 4 ngày sau khi phát ban. Tẩy trùng, thông thoáng nhà ở và đồ chơi của bé. Trong thời điểm này, mẹ cần hạn chế cho con đến những nơi đông người.

    Ngoài ra, mẹ cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ nhỏ bằng chế độ ăn với đây đủ dinh dưỡng cần thiết, đồng thời tăng cường lượng nước uống giàu vitamin, nhất là vitamin A – rất tốt cho những trẻ đã mắc sởi để bảo vệ đôi mắt của trẻ, tránh những biến chứng do sởi gây ra.





    Đúng là bệnh Sởi ít nguy hiểm đến tính mạng,Nhưng hệ miễn dịch của trẻ đang suy giảm nên dễ lây chéo và mắc các bệnh khác rất nguy hiểm.
     
    Sửa lần cuối: 17/4/2014
  9. Me DIỆP ANH

    Me DIỆP ANH

    Tham gia:
    16/11/2012
    Bài viết:
    11,041
    Đã được thích:
    3,040
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Những sai lầm của cha mẹ khiến cho bệnh sởi ở trẻ càng thêm nặng

    Các Mom thấy dài quá ko biết có đủ kiên nhẫn đọc ko nữa.?!
     
  10. yenngoc87

    yenngoc87 Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    23/2/2012
    Bài viết:
    5,610
    Đã được thích:
    1,151
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Những sai lầm của cha mẹ khiến cho bệnh sởi ở trẻ càng thêm nặng

    sơ quá, e nge các bác nói chít nhìu mà đọc càng thấy sợ
     
  11. supership

    supership Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    19/3/2014
    Bài viết:
    429
    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Những sai lầm của cha mẹ khiến cho bệnh sởi ở trẻ càng thêm nặng

    Đúng là hạt mùi dùng để tắm cho các bé đã bị sởi là không tốt nhưng có thể sắc lấy nước chấm vào chỗ sởi là rất tốt với lại là bài thuốc dân gian ngăn ngừa sởi rất hiệu quả mẹ nó à
     
  12. Me DIỆP ANH

    Me DIỆP ANH

    Tham gia:
    16/11/2012
    Bài viết:
    11,041
    Đã được thích:
    3,040
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Những sai lầm của cha mẹ khiến cho bệnh sởi ở trẻ càng thêm nặng

    có hướng dẫn bên bài dưới mà MN,Có nói đến công dụng,cách dùng của hạt mùi đó.
     
  13. Miss Tran

    Miss Tran Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    4/2/2012
    Bài viết:
    6,885
    Đã được thích:
    1,893
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Những sai lầm của cha mẹ khiến cho bệnh sởi ở trẻ càng thêm nặng

    Cảm ơn chủ top nhé,nhiều ghông tin bổ ích quá ạ
     
  14. kimthuysphn

    kimthuysphn Đồ lót Triumph, áo mẹ cho con bú

    Tham gia:
    18/3/2013
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    53
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Những sai lầm của cha mẹ khiến cho bệnh sởi ở trẻ càng thêm nặng

    Đau lòng quá, chỉ mong dịch bay biến đi để ko phải chứng kiến những cảnh đau lòng nữa. huhu
     
  15. hahien139

    hahien139 Sơ mi Nam 0994540206

    Tham gia:
    13/8/2011
    Bài viết:
    13,294
    Đã được thích:
    2,375
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Những sai lầm của cha mẹ khiến cho bệnh sởi ở trẻ càng thêm nặng

    Hic, năm nay dịch sởi kinh khủng quá
     
  16. thanhthaoshop

    thanhthaoshop bán buôn lẻ quần áo,khăn mũ,tất,......

    Tham gia:
    27/10/2011
    Bài viết:
    6,165
    Đã được thích:
    747
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Những sai lầm của cha mẹ khiến cho bệnh sởi ở trẻ càng thêm nặng

    dịch sởi nguy hiểm, mn phải cẩn thận
     
  17. vkphoto83

    vkphoto83 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    2/12/2011
    Bài viết:
    2,770
    Đã được thích:
    242
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Những sai lầm của cha mẹ khiến cho bệnh sởi ở trẻ càng thêm nặng

    Thời tiết cứ mưa nắng thất thường tn ng lớn còn mệt huống chi trẻ nhỏ....mà ntn càng có điều kiện cho viruts phát triển....lo quá các mẹ nhỉ
     
  18. pinkpig-lotus

    pinkpig-lotus Yến Sào NatureNest

    Tham gia:
    20/8/2012
    Bài viết:
    10,159
    Đã được thích:
    2,460
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Những sai lầm của cha mẹ khiến cho bệnh sởi ở trẻ càng thêm nặng

    Khi con bị sởi thù kiêng tắm và ra gió các nàng nha!
     

Chia sẻ trang này