Thông tin: Nuôi con thông minh - cân bằng dinh dưỡng cho con

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi dafusa group VN, 1/6/2015.

  1. dafusa group VN

    dafusa group VN DAFUSA

    Tham gia:
    24/4/2015
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    • Sữa đậu nành là thức uống rất tốt cho sức khỏe, không chỉ cho người lớn, mà cả trẻ nhỏ.
    Các chuyên gia dinh dưỡng trong hội thảo mới nhất về lợi ích của đậu nành đối với sức khỏe của trẻ em đã đưa ra nhận định rằng :”Đậu nành là thực phẩm giúp trẻ cân bằng dinh dưỡng”

    [​IMG]

    Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, hoàn toàn có thể sử dụng sữa đậu nành tươi để thay thế sữa bột.Sữa đậu nành tươi có thể đảm bảo các tiêu chí ngon, bổ, rẻ, có lượng protein cao gần bằng sữa bò, ít chất béo bão hòa nên rất tốt cho tim mạch.

    Theo báo cáo mới nhất của Bác sĩ CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, hiện nay, vấn đề dinh dưỡng cho trẻ em Việt Nam đang gặp tình trạng phát triển không cân đối: trẻ em nông thôn, đặc biệt là khu vực từ miền Bắc trở vào miền Trung, trẻ bị suy dinh dưỡng thiếu
    cân và thấp còi; trong khi đó trẻ em tại các thành phố lớn lại bị thừa cân béo phì do hiện tượng tiêu dùng thực phẩm dinh dưỡng không cân đối.

    Để phần nào giải quyết thực trạng này, sản phẩm từ đậu nành – một đại diện tiêu biểu của nguồn dinh dưỡng có nguồn gốc thiên nhiên được xem là một lựa chọn thông minh mà các bậc cha mẹ ở cả thành thị và nông thôn được khuyên chọn cho con em mình.


    Theo BS Ngọc Diệp, đậu nành là một trong những thực phẩm quý, cần thiết cho sự phát triển của trẻ bởi có năng lượng tốt, có hàm lượng đạm cao, canxi dồi dào cùng các vi chất thiết yếu khác như Mangan, kẽm, sắt, vitamin B1…Sữa đậu nành tươi được coi như một loại thực phẩm lành mạnh dành cho trẻ nhỏ. Sữa đậu nành đặc biệt tốt cho sự phát triển của cơ thể và trí não trẻ. Thành phần chính trong sữa đậu nành tươi là Protein có hàm lượng rất cao khiến cho loạithực phẩm này trở thành một nguồn thực phẩm quan trọng trong cuộc sống.

    Đặc biệt, trong thời hiện đại, trẻ em đang bị mất cân bằng khá nhiều về việc tiêu thụ quá nhiều đạm động vật so với đạm thực vật. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ về bệnh béo phì về sau. Đậu nành là thực phẩm duy nhất có chứa hàm lượng đạm cao (33-38% trọng lượng hạt), chứa 8 loại axit amin thiết yếu nhưng không có cholesterol. Đạm đậu nành đáp ứng nhu cầu năng lượng trước mắt cho cơ thể và đảm bảo được sức khỏe lâu dài cho trẻ (hạn chế các bệnh tim mạch và ung thư nhờ không có cholesterol và chất chống oxy hóa).
    Ngoài ra, theo Tiến sĩ Marilyn Nash – Điều phối viên quốc tế cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu đậu nành Quốc gia Hoa Kỳ, canxi trong đậu nành có mức hấp thu tốt tương đương canxi trong sữa bò. Hàm lượng canxi trong đậu nành được ghi nhận là 123mg/100g đậu nành. Không chỉ vậy, trong đậu nành còn có chất Isoflavone, một chất có tác dụng rất tốt cho việc hình thành xương của trẻ.
    Trước thông tin việc trong đậu nành có hàm lượng Mangan sẽ ảnh hưởng đến não bộ của trẻ, với vị trí là người có hơn 15 năm nghiên cứu về đậu nành cho biết, đó là một nhận định sai lầm và gây hạn chế cơ hội phát triển của trẻ từ dinh dưỡng đậu nành. Tiến sĩ Marilyn Nash cho biết: “Mangan trong đậu nành là một chất khoáng vi lượng, giúp cơ thể tạo mô liên kết, xương và rất cần thiết cho hoạt động não cũng như tế bào thần kinh. Lượng mangan trong sữa đậu nành là 0,17 mg/100g, tốt cho trẻ nhỏ lẫn trẻ lớn”.

    [​IMG]



    • Khi nào nên cho bé uống sữa đậu nành tươi?
    Một khi em bé nhà bạn được 12 tháng tuổi trở lên, trẻ đã có thể sẵn sàng cho việc uống sữa đậu nành tươi thường xuyên.

    Nếu như em bé nhà bạn khá nhạy cảm với sữa bò hoặc không thể uống nó trong chế độ ăn uống của mình thì cha mẹ trẻ có thể thay thế cho bé bằng việc uống sữa đậu nành tươi.

    • Những dưỡng chất lành mạnh có trong sữa đậu nành tươi?
    Sữa đậu nành tươi cung cấp ít chất béo và chất béo bão hòa này lại có lợi hơn so với sữa bò. Ngoài ra, chúng cũng có chứa lượng natri ít hơn và không có cholesterol, không có lactose.

    Sữa đậu nành tươi cũng chứa nhiều chất xơ, đồng, sắt, niacin và nhiều dinh dưỡng thực vật hơn hẳn so với sữa bò. Điều này rất cần thiết để phát triển não bộ, ổn định đường tiêu hóa cho trẻ.

    [​IMG]

    Chưa kể với những em bé không dung nạp lactose khi uống sữa tươi hoặc sữa bột thì có thể yên tâm uống sữa đậu nành tươi mà không lo sợ bị dị ứng với sữa.

    Theo Medline Plus, đậu nành cũng có thể có lợi cho những trẻ bị tiêu chảy. Thậm chí tiêu thụ chúng thường xuyên còn giúp trẻ phòng chống hữu hiệu nguy cơ ung thư vú và tuyến tiền liệt sau này.

    • Lưu ý khi cho trẻ uống sữa đậu nành tươi
    [​IMG]

    -Hàng ngày nên được giới hạn chỉ uống 1-2 ly sữa đậu nành tươi mỗi ngày.

    – Một số trẻ cũng có thể bị dị ứng với sữa đậu nành, và những em bé này không nên uống sữa đậu nành tươi.

    – Nên đun sôi sữa đậu nành tươi trước khi cho trẻ uống. Khi đun sữa nên để sôi một lúc chứ không nên thấy sữa vừa sôi thì lập tức tắt bếp đi.

    Khi sữa sôi thì nhiệt độ chỉ khoảng 80 – 90 độ C mà thôi và nhiệt độ này chưa đủ để phá hủy hoàn toàn các độc tố. Vì vậy, cách tốt nhất là nên giảm nhỏ lửa và tiếp tục đun sôi sữa khoảng từ 5 – 10 phút sau đó rồi mới tắt bếp.

    – Không nên cho trẻ uống sữa đậu nành khi đói. Tốt nhất nên cho trẻ uống sữa đậu nành tươi cùng với thức ăn chứa tinh bột hoặc bánh mì.
    Nguồn dauphusach.vn
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi dafusa group VN
    Đang tải...


  2. dafusa group VN

    dafusa group VN DAFUSA

    Tham gia:
    24/4/2015
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng khiến bé thích thú, phàm ăn hơn, các mẹ hãy tìm hiểu tỷ lệ chất đạm, hoa quả và sữa… đưa vào thực đơn hàng ngày của bé sao cho hợp lý nhất nhé!
    Rau củ, hoa quả là thực phẩm tốt nhất dành cho trẻ nhỏ

    Từ 4 đến 6 tháng tuổi, mẹ cần đa dạng các món ăn trong khẩu phần ăn để bé không bị thiếu chất và được thay đổi khẩu vị. Mẹ có thể xay nhuyễn các loại khoai tây, cà rốt cho bé ăn từng thìa nhỏ một, lần đầu làm quen với món ăn khác bé có thể ngạc nhiên. Nếu cảm thấy bé khá ưng ý, hãy tăng dần khẩu phần cho bé lên từ 1 thìa, 2 thìa, 3 thìa… mỗi ngày.


    Song song với đó, mẹ hãy xem bé thích loại rau, loại quả nào bằng cách mỗi tuần lại thay đổi thực đơn rau và hoa quả mới có lượng dinh dưỡng phù hợp với bé như lê, chuối, cà rốt… Các mẹ để ý là chỉ cho bé ăn từng loại rau, quả một, đừng trộn lẫn nhiều vị với nhau sẽ khiến bé khó phân biệt. Nếu bé nhà bạn không thích một loại rau, quả nào đó, đừng ép bé ăn liên tục cho quen mà hãy chờ 1 tuần sau rồi thử lại với một chút thay đổi trong chế biến xem sao nhé!

    Ngoài ra, mẹ hãy cho bé ăn các loại rau, quả đúng mùa sẽ vừa bổ, vừa ngon lại giảm khả năng bị phun thuốc trừ sâu nữa. Ở thời kỳ đầu, rau quả cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng cho bé tương đương với sữa. Duy trì thực đơn đầy đủ rau quả sẽ đảm bảo cho bé sự phát triển tốt nhất.

    Không nên cho bé ăn nhiều đạm

    Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, khi còn nhỏ, bé không nên ăn quá nhiều thịt, cá để nạp một lượng lớn chất đạm vào cơ thể. Từ 6 đến 8 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn 2 thìa cafe thịt, cá vào bữa trưa hoặc nửa lòng đỏ trứng gà bắt đầu từ tháng thứ 9 (nguyên tắc là 10gr protein mỗi ngày trong 6 tháng đầu và tăng lên 20gr kể từ tháng thứ 9).

    Từ tháng thứ 12 trở đi, bạn có cho bé ăn 3 thìa cafe thịt, cá hoặc 1 lòng đỏ trứng.

    Tuy nhiên, bạn đừng bỏ qua mỡ và các loại dầu trong thực đơn của bé nhé! Hãy trộn 1 ít bơ khi bạn nghiền rau cho bé ăn. Bơ sẽ bổ sung vitamin A và tăng thêm hương vị cho khẩu phần ăn của bé. Hoặc bạn cũng có thể thay thế bằng các loại dầu tốt cho sức khỏe như dầu oliu, dầu cải, lượng axit béo trong các loại dầu rất tốt cho phát triển trí não ở trẻ.
    Khi bé chưa tròn 1 tuổi, các mẹ nên tránh không cho bé ăn các loại bánh quy, bánh ngọt, kể cả loại dành riêng cho trẻ sơ sinh. Các loại bánh này không những ít dinh dưỡng mà còn cung cấp đường và trong bánh thường không thể thiếu lòng trắng trứng, thành phần có thể gây dị ứng ở trẻ.

    Các mẹ có thể nghĩ rằng nếu cho bé ăn ít thì không sao, điều này không sai vì với số lượng ít, các loại bánh ngọt không gây ảnh hưởng gì đến chế độ dinh dưỡng của trẻ, tuy nhiên nó lại kéo theo mặt trái khác, đó là bé sẽ quen với mùi thơm của các loại bánh, từ đó chỉ thích ăn các món có mùi thơm tương tự.
     
    Sửa lần cuối: 18/7/2015
  3. dafusa group VN

    dafusa group VN DAFUSA

    Tham gia:
    24/4/2015
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Sự phát triển của bé chập chững đi


    Khi chuyển sang giai đoạn chập chững tập đi, bé sẽ có bước phát triển đột phá về tinh thần và thể chất vì lúc này não bộ của bé đã sẵn sàng cho những thử thách mới – bước phát triển của giai đoạn tập đi và tập nói. Vì thế, một chế độ ăn uống cân bằng các dưỡng chất là vô cùng cần thiết để đảm bảo cho bé có được bước tăng trưởng tốt nhất.


    Vì sao chế độ ăn uống của bé chập chững đi lại rất khác so với người lớn?


    Chế độ ăn uống của trẻ chập chững đi rất khác so với chúng ta. Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi bé cũng một khác, vì thế bạn cần lưu ý những điểm sau đây khi chuẩn bị thức ăn cho bé.


    Đường và muối: Trẻ chập chững đi chỉ cần tối đa 1/6 lượng muối so với người lớn, tức là khoảng dưới 1g mỗi ngày. Vì thế bạn không nên nêm thêm muối vào món ăn của bé theo chủ ý của bạn. Một số thức ăn của người lớn không phù hợp với bé vì có quá nhiều đường hoặc muối hoặc có chứa phẩm màu và gia vị.


    Khẩu phần: Dạ dày của bé chập chững đi nhỏ hơn chúng ta ít nhất 5 lần, vì thế bé cần ăn ít một và ăn nhiều lần để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động hàng ngày của cơ thể. Để có được một chế độ ăn cân bằng các dưỡng chất và đầy đủ năng lượng, mỗi ngày bé cần 3 bữa ăn chính kèm theo nhiều bữa ăn phụ giàu dinh dưỡng.


    Nhu cầu dưỡng chất và năng lượng: Trẻ chập chững đi không phải là người lớn thu nhỏ. Bé cần chế độ ăn giàu chất béo, ít chất xơ. Mặc dù chất xơ rất tốt đối với người lớn, nhưng lại làm cho bé no mà không cung cấp đủ dưỡng chất bé cần. Thức ăn khác nhau sẽ cung cấp những dưỡng chất khác nhau. Chính vì thế, để có được chế độ ăn cân bằng và đủ dưỡng chất đảm bảo cho sự phát triển và tăng trưởng của bé, thì điều quan trọng là bạn phải cung cấp cho bé chế độ ăn càng đa dạng càng tốt.


    Vậy chế độ ăn uống cân bằng là gì?


    Chế độ ăn uống cân bằng là sự kết hợp hài hòa các thành phần sau đây:


    Carbohydrate (tinh bột):

    Bao gồm bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, khoai lang, cơm, bún, mì sợi…Bạn có thể cho bé ăn nhóm thực phẩm tinh bột vào các bữa chính và các bữa phụ.


    Trái cây và rau quả:

    Bao gồm các loại rau xanh, trái cây như cà rốt, cà chua, chuối, rau lá xanh…Hãy cho bé ăn nhiều loại rau quả và trái cây khác nhau với các màu sắc khác nhau vì chúng chứa các loại dưỡng chất khác nhau. Đảm bảo cho bé ăn 5 khẩu phần rau quả trái cây mỗi ngày, nhưng bạn phải nhớ khẩu phần của bé ít hơn so với chúng ta.


    Sữa và sản phẩm từ sữa:

    Bao gồm sữa, sữa chua, phô-mai. Sữa là một phần không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của bé, nhưng bạn cũng cần cho bé ăn thêm các sản phẩm từ sữa vì chúng rất giàu can-xi. Bé chập chững đi cần 3 khẩu phần sữa và các sản phẩm từ sữa mỗi ngày kể cả bữa phụ.


    Protein (chất đạm):

    Bao gồm trứng, thịt, cá, đậu. Nhóm thực phẩm này chứa đạm và còn cung cấp cho bé chất sắt, chất béo-Omega 3. Bé cần 2 khẩu phần mỗi ngày, nên ăn kèm với thực phẩm và thức uống giàu vitamin C để giúp hấp thu chất sắt.


    Chất béo và đường:

    Bao gồm dầu, bơ, bánh ngọt và bánh quy. Một số loại dầu ăn cung cấp chất béo Omega 3 và Omega 6. Bạn nên cho nhóm thực phẩm này vào khẩu phần ăn của bé, nhưng bạn phải nhớ đây là thực phẩm bổ sung, không thể thay thế cho các thực phẩm khác.


    Thức ăn cần tránh:

    Có một số loại thức ăn cần thận trọng khi ăn, có một số thức ăn cần ăn ít hoặc tốt nhất là không nên ăn.


    • Hạn chế và tránh nêm muối quá nhiều vào thức ăn của trẻ, có thể dùng mùi và gia vị để thay thế. Bạn cũng nên kiểm tra lượng muối có sẵn trong thực phẩm được sơ chế trước khi nấu


    • Tránh dùng các chất phụ gia, chất làm ngọt thường thấy trong thức uống hay kẹo


    • Trứng và hải sản ảnh hưởng đến dạ dày còn non nớt của bé, có khi dẫn đến ngộ độc nếu không được nấu đúng cách, vì thế hãy nấu chín kỹ loại các thực phẩm này


    • Mặc dù các loại đậu nguyên hạt là tốt, nhưng một số bé lại bị dị ứng, hoặc cơ thể bé phản ứng rất dữ dội. Dù không bị dị ứng thì các loại hạt này vẫn rất nguy hiểm với bé, có thể làm bé bị nghẹn thở, vì vậy tốt nhất là nên tránh.
     
    thinhthikhuyencindyvn thích.
  4. thanhhhoa2605

    thanhhhoa2605

    Tham gia:
    19/4/2012
    Bài viết:
    11,650
    Đã được thích:
    1,814
    Điểm thành tích:
    863
    kinh nghiệm hay để chăm sóc tốt cho gia đình
     
    dafusa group VN thích bài này.
  5. hoang.quan

    hoang.quan Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    25/10/2012
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    cám ơn chủ thớt, em học từ từ
     
    dafusa group VN thích bài này.
  6. thanhthanh2015

    thanhthanh2015

    Tham gia:
    11/9/2014
    Bài viết:
    13,332
    Đã được thích:
    2,489
    Điểm thành tích:
    863
    nhiều điều cần học để giúp bé có đủ dinh dưỡng quá
     
    dafusa group VN thích bài này.
  7. phimtienganh

    phimtienganh Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    30/5/2015
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    8
    nếu bé là nam thì liệu có nên dùng nhiều đậu nành k mẹ
     
  8. dafusa group VN

    dafusa group VN DAFUSA

    Tham gia:
    24/4/2015
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Chào chị!
    Nhà dinh dưỡng học Tiffani Hays trấn an các vị phụ huynh rằng các dữ liệu và nghiên cứu không cho thấy tác hại gây bệnh nào từ việc tiêu thụ đậu nành ở bé trai, vì vậy đậu nành an toàn và là thực phẩm tốt cho sức khỏe của cả bé trai và bé gái như nhau. Sữa đậu nành chứa nhiều protein, hàm lượng lysine cao hơn ngũ cốc, có thể bổ sung lượng lysine còn thiếu trong gạo và bột mì. Chất béo trong sữa đậu nành còn rất phong phú, hơn nữa còn chứa nhiều axit béo cần thiết, thích hợp cho quá trình phát triển của trẻ. Do đó, hoàn toàn có thể cho bé trai sử dụng sữa đậu nành.
     
    Sửa lần cuối: 19/6/2015
  9. dafusa group VN

    dafusa group VN DAFUSA

    Tham gia:
    24/4/2015
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Chế độ ăn uống của bé không giống của người lớn


    Nhu cầu dinh dưỡng của bé thay đổi theo từng giai đoạn tăng trưởng và phát triển. Vì thế, thức ăn dành cho bé cần phải phù hợp cho từng giai đoạn. Mặt khác, dạ dày của bé còn rất nhỏ, nên mỗi muỗng (thìa) thức ăn cần phải đầy đủ dưỡng chất bé cần.
    Chế độ ăn cân bằng cho bé rất khác với chế độ ăn của người lớn. Người lớn cần ăn ít chất béo, nhiều chất xơ, trong khi đó bé cần một chế độ ăn-giàu chất béo chưa bão hòa và ít chất xơ. Mặc dù chất xơ rất tốt đối với người lớn, nhưng lại không tốt cho bé vì nó sẽ làm bé no mà lại không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho bé trong giai đoạn này.


    Chế độ ăn uống cần phải đa dạng


    Đối với trẻ em cũng như người lớn, sự đa dạng luôn là gia vị của cuộc sống! Vì thế bạn không những phải đảm bảo bữa ăn của bé có cả món chính và món tráng miệng, bạn còn cần phải cho bé ăn nhiều loại thức ăn khác nhau như thịt đỏ, thịt gia cầm, cá, các loại rau và trái cây, sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, cơm, mì sợi và khoai tây.


    Mỗi loại thức ăn, ngay cả khi thuộc cùng một nhóm, lại có những dưỡng chất khác nhau. Vì thế bạn cần đảm bảo bé ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để bé có một chế độ cân bằng các dưỡng chất, giúp bé tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Điều này đặc biệt quan trọng trong năm đầu đời khi mà sở thích ăn uống của bé đang được định hình. Từ năm thứ 2 trở đi, sở thích này sẽ không thay đổi cho đến khi bé được khoảng 8 tuổi.


    Lợi ích của các nhóm thực phẩm khác nhau


    Có bao nhiêu nhóm thực phẩm và lợi ích của chúng là gì? Cần cung cấp cho bé bao nhiêu là đủ? Bạn hãy xem những gợi ý dưới đây để biết rõ hơn:


    1. Nhóm Carbohydrate (bột đường): bao gồm bánh mì, ngũ cốc (mì sợi và gạo) và khoai tây..., -cung cấp cho bé năng lượng cần thiết để bé tăng trưởng và phát triển. Hãy cho bé ăn một phần vào mỗi bữa chính và bữa phụ.


    2. Nhóm trái cây và rau xanh: bao gồm trái cây và rau tươi, loại đông lạnh, đóng hộp và phơi khô. Trái cây và rau xanh chứa tất cả các loại vitamin và khoáng chất quan trọng. Tốt nhất là cho bé ăn 5 phần mỗi ngày bao gồm nhiều loại trái cây và rau xanh khác nhau, có các màu sắc khác nhau.


    3. Nhóm sản phẩm từ sữa: bao gồm sữa, phô-mai, sữa chua. Nhóm thực phẩm này giàu đạm, can-xi, một số vitamin và khoáng chất. Bé cần ít nhất 3 khẩu phần mỗi ngày dù uống hay ăn sản phẩm nấu chín.


    4. Nhóm Protein (đạm): bao gồm thịt, cá, trứng, các loại đậu hạt như đậu nành, đậu xanh và đậu đỏ. Nhóm thực phẩm này nên ăn 1-2 lần mỗi ngày. Đây là nguồn cung cấp dồi dào chất đạm, sắt và Omega 3.


    5. Nhóm chất béo và dầu: đây là nhóm thực phẩm ăn thêm, chứ không thay thế cho các thực phẩm nhóm khác, bao gồm các loại dầu như dầu ôliu, dầu thực vật, dầu đậu nành, bơ và margarine. Nhóm thực phẩm này cung cấp năng lượng, Omega 3 và vitamin A, E và D. Ăn quá nhiều thực phẩm nhóm này sẽ gây béo phì, vì thế chỉ nên sử dụng một lượng vừa đủ.


    Sữa là nguồn thức ăn quan trọng nhất đối với bé


    Sữa luôn là nguồn thức ăn quan trọng với trẻ ngay cả khi bé đang ăn dặm. Đây là cách dễ dàng nhất để đảm bảo bé được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là khi bé bắt đầu ăn dặm. Một lượng nhỏ thức ăn
    đặc không thể cung cấp đủ dưỡng chất mà bé cần. Sữa mới là nguồn cung cấp chính các vitamin, khoáng chất, chất béo và chất dinh dưỡng, chiếm khoảng ½ tổng số thức ăn của bé, giúp bé thỏa mãn và vui vẻ.


    Ăn từng chút và ăn nhiều lần


    Dạ dày của bé nhỏ hơn dạ dày của người lớn khoảng 10 lần, vì thế, em bé cần ăn từng chút và ăn thường xuyên. Chính vì mỗi khẩu phần thức ăn của bé rất ít, nên bạn phải đảm bảo cung cấp cho bé đầy đủ dưỡng chất bé cần.


    Kiểm soát lượng muối trong mỗi khẩu phần ăn của bé


    Bạn cần lưu ý lượng muối khi nêm nếm cho thức ăn của bé, tránh nêm thêm theo chủ ý của mình vì thận của bé còn rất nhỏ và vẫn đang phát triển, đừng bắt hai quả thận của bé phải hoạt động quá sức. Trên thực tế, bé chỉ cần nhiều nhất là 1/6 lượng muối của người lớn, tức là dưới 1g muối mỗi ngày. Sữa mới thực sự quan trọng và cần thiết đối với bé.
     
    Sửa lần cuối: 18/7/2015
  10. bocau1208

    bocau1208 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    18/9/2014
    Bài viết:
    8,884
    Đã được thích:
    1,180
    Điểm thành tích:
    773
    Mùa này nóng mua sữa đậu nành uống nào
     
  11. dafusa group VN

    dafusa group VN DAFUSA

    Tham gia:
    24/4/2015
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Chuẩn đó mẹ nó, sữa đậu nành tươi cũng rất tốt cho sự phát triển của các mé, không những thế còn giúp các chị, các mẹ đẹp dáng, vòng 1 quyến rũ nữa ^^!
     
  12. huongthanh08

    huongthanh08 Thegioisuatot.vn

    Tham gia:
    8/12/2011
    Bài viết:
    18,623
    Đã được thích:
    3,595
    Điểm thành tích:
    2,113
    nhà mình 2 cậu con trai thì có nên cho ăn cái này ko mn ơi??
     
  13. dafusa group VN

    dafusa group VN DAFUSA

    Tham gia:
    24/4/2015
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Chỉ cần cho các bé sử dụng số lượng hợp lý là không vấn đề gì mẹ nó nha!
     
    Sửa lần cuối: 26/6/2015
  14. huongthanh08

    huongthanh08 Thegioisuatot.vn

    Tham gia:
    8/12/2011
    Bài viết:
    18,623
    Đã được thích:
    3,595
    Điểm thành tích:
    2,113
    vậy hả, mình cứ lo cảm ơn mn chia sẻ nhé
     
    dafusa group VN thích bài này.
  15. dafusa group VN

    dafusa group VN DAFUSA

    Tham gia:
    24/4/2015
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Chế độ ăn uống theo từng giai đoạn phát triển của bé trong năm đầu đời.
    Chế độ dinh dưỡng cho bé theo từng độ tuổi. Trong năm đầu đời, bé sẽ trải qua nhiều giai đoạn dinh dưỡng khác nhau: từ sơ sinh đến 4 tháng, từ 4-6 tháng tuổi, từ 6-8 tháng tuổi, từ 8-10 tháng tuổi, và từ 10 đến 12 tháng tuổi.

    Dưới đây sẽ giới thiệu cho các mẹ chế độ ăn uống cho bé thuộc 5 nhóm tuổi:
    - Từ sơ sinh đến 4 tháng
    - Từ 4-6 tháng tuổi
    - Từ 6-8 tháng tuổi
    - Từ 8-10 tháng tuổi
    - Từ 10-12 tháng tuổi.

    Với mỗi giai đoạn phát triển của bé từ sơ sinh đến 12 tháng, bạn có thể sử dụng hướng dẫn này để biết nên cho bé ăn gì, khối lượng thức ăn bao nhiêu. Nếu bé ăn nhiều hơn hoặc ít hơn số lượng được liệt kê cũng không cần lo lắng vì các thông tin chỉ là hướng dẫn cơ bản để tham khảo.

    Trong giai đoạn cho bé tập ăn dặm, bạn có thể linh hoạt chứ không nên tuân theo thứ tự một cách cứng nhắc. Nếu bạn muốn cho bé nếm đậu phụ ở 6 tháng tuổi, có thể thử mà không cần chờ tới 8 tháng như thông tin trong bài viết.

    Tuy nhiên, các mẹ được khuyến cáo là nên đợi bé được 1, thậm chí 3 tuổi trước khi cho bé thử các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như trứng, cá và đậu phộng. Mặc dù chưa thể khẳng định việc trì hoãn này có thể ngăn ngừa được việc bé bị dị ứng thực phẩm, nhưng nhiều bác sĩ nhi khoa vẫn khuyên bạn nên chờ đến khi bé lớn hơn, đặc biệt với các bé bị bệnh chàm hoặc gia đình có tiền sử với dị ứng. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về dinh dưỡng nếu cần thiết.



    Giai đoạn từ sơ sinh đến 4 tháng
    Hành vi ăn


    • Bản năng sẽ khiến bé quay về phía núm vú của mẹ để tìm nguồn dinh dưỡng.

    Thức ăn cho bé

    • Chỉ nuôi con bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức.

    Lời khuyên

    • Đường tiêu hóa của bé vẫn đang phát triển nên giai đoạn này bạn chưa nên cho bé ăn thức ăn đặc.



    Giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi
    Dấu hiệu sẵn sàng để ăn thức ăn dặm

    Bạn có thể cho bé thử nghiệm thức ăn dặm nếu bé:

    • Có thể kiểm soát các cử động của đầu và cổ.
    • Có thể ngồi lên với sự giúp đỡ của người thân.
    • Có thể giả vờ nhai.
    • Tăng cân lên gấp 2 lần so với lúc mới sinh.
    • Thể hiện sự thích thú với thức ăn.
    • Có thể ngậm một cái muỗng.
    • Có thể dùng lưỡi để di chuyển thức ăn từ trước ra sau miệng.
    • Có thể đẩy lưỡi qua lại.
    • Có vẻ đói sau khi đã bú mẹ 8-10 lần hoặc sau khi đã uống khoảng 1 lít sữa công thức trong một ngày.
    • Mọc răng.

    Thức ăn cho bé

    • Sữa mẹ hoặc sữa bột.
    • Thức ăn xay nhuyễn như khoai lang, bí, táo, chuối, đào hoặc lê và ngũ cốc hơi sệt.
    Liều lượng mỗi ngày
    • Bắt đầu với khoảng 1 muỗng cà phê thức ăn hoặc ngũ cốc xay nhuyễn, trộn ngũ cốc với 4-5 muỗng cà phê sữa mẹ hoặc sữa công thức.
    • Tăng thêm khẩu phần với 1 thìa thức ăn xay nhuyễn hoặc 1 muỗng canh bột ngũ cốc trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức, hai lần/ngày. Nếu cho bé ăn ngũ cốc, từ từ cho ít sữa lại để tăng độ đặc.

    Lời khuyên

    • Nếu lúc đầu bé không chịu ăn ngũ cốc, nên để một vài ngày rồi thử lại.



    Giai đoạn 6-8 tháng tuổi
    Dấu hiệu sẵn sàng để ăn thức ăn dặm


    • Tương tự như khi bé 4-6 tháng.

    Thức ăn cho bé

    • Sữa mẹ hoặc sữa công thức.
    • Các loại ngũ cốc giàu chất sắt (gạo, lúa mạch, yến mạch).
    • Trái cây xay nhuyễn hoặc nấu nhừ (chuối, lê, táo, đào).
    • Rau xay nhuyễn hoặc nấu nhừ (bơ, cà rốt nấu chín, bí, khoai lang).
    • Thịt xay nhuyễn (thịt gà, thịt heo, thịt bò).
    • Đậu phụ xay nhuyễn.
    • Các loại đậu xay nhuyễn (đậu đen, đậu xanh, đậu tằm, đậu đen, đậu lăng..).

    Liều lượng mỗi ngày

    • 3-9 muỗng canh ngũ cốc, cho bé ăn từ 2-3 lần.
    • 1 muỗng cà phê trái cây, tăng dần đến 1/4 đến 1/2 chén trong 2-3 lần.
    • 1 muỗng cà phê rau, dần dần tăng lên 1/4 đến 1/2 chén trong 2-3 lần.

    Lời khuyên

    • Sau khi cho bé thử một món mới, nên ngưng và đợi một vài ngày để biết được bé có hợp hay bị dị ứng với món đó không



    Giai đoạn 8-10 tháng tuổi
    Dấu hiệu sẵn sàng để ăn thức ăn dặm và ăn bốc


    • Tương tự như khi bé 6-8 tháng.
    • Bé thích dùng tay bốc thức ăn.
    • Bé có thể chuyển các đồ vật từ tay này sang tay khác.
    • Bé muốn bỏ mọi thứ vào miệng.
    • Chuyển động hàm khi nhai.

    Thức ăn cho bé

    • Sữa mẹ hoặc sữa bột.
    • Một lượng nhỏ phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai (tuy nhiên, không nên dùng sữa bò cho đến khi bé được 1 tuổi).
    • Các loại ngũ cốc giàu chất sắt (gạo, lúa mạch, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc hỗn hợp).
    • Trái cây và rau quả (chuối, đào, lê, bơ, cà rốt nấu chín, bí, khoai tây, khoai lang).
    • Các loại thực phẩm bé có thể cầm tay và ăn (bánh mì nướng cắt nhỏ, chuối chín cắt lát, nui nấu chín, bánh quy giòn, bánh ngũ cốc ít đường hình chữ O).
    • Một lượng nhỏ thực phẩm giàu đạm (trứng, thịt xay nhuyễn, thịt gia cầm, cá không xương, đậu phụ, đậu Hà Lan, đậu đen).

    Liều lượng mỗi ngày

    • 1/4 đến 1/3 chén bơ sữa .
    • 1/4 đến 1/2 chén ngũ cốc bổ sung chất sắt.
    • 1/4 đến 1/2 chén trái cây.
    • 1/4 đến 1/2 chén rau.
    • 1/8 đến 1/4 chén thức ăn giàu đạm.

    Lời khuyên

    • Sau khi cho bé thử một món mới, nên ngưng và đợi một vài ngày để biết được bé có hợp hay bị dị ứng với món đó không.



    Giai đoạn 10 đến 12 tháng tuổi
    Dấu hiệu sẵn sàng để ăn thức ăn dặm


    • Tương tự như khi bé 8-10 tháng.
    • Bé nuốt thức ăn dễ dàng hơn.
    • Bé mọc răng.
    • Bé không còn đẩy thức ăn ra khỏi lưỡi.

    Thức ăn cho bé

    • Sữa mẹ hoặc sữa bột.
    • Phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai (không nên dùng sữa bò cho đến khi 1 tuổi).
    • Các loại ngũ cốc giàu sắt.
    • Trái cây nghiền hoặc bóc vỏ và cắt thành từng miếng vuông.
    • Rau hấp cho chín mềm, cắt thành miếng nhỏ.
    • Các món ăn kết hợp (mì ống và phô mai, thịt hầm).
    • Thực phẩm giàu chất đạm.
    • Thực phẩm cho bé ăn bốc.

    Liều lượng mỗi ngày

    • 1/3 chén bơ sữa.
    • 1/4 đến 1/2 chén ngũ cốc giàu sắt.
    • 1/4 đến 1/2 chén trái cây.
    • 1/4 đến 1/2 chén rau.
    • 1/8 đến 1/4 chén thức ăn kết hợp.
    • 1/8 đến 1/4 chén thức ăn giàu đạm.

    Lời khuyên

    • Sau khi cho bé thử một món mới, nên ngưng và đợi một vài ngày để biết được bé có hợp hay bị dị ứng với món đó không.

    Chúc các bé mau ăn chóng lớn :)
     
  16. trangtraiphuphuc

    trangtraiphuphuc Thành viên mới

    Tham gia:
    25/6/2015
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Trứng là nguồn thực phẩm dồi dào chất dinh dưỡng, dễ chế biến. Hiện tại Trang Trại Phú phúc đã có các sản phẩm trứng chim TRĨ, trứng VỊT TRỜI hoàn toàn SẠCH, thơm ngon bổ dưỡng hơn nhiều so với trứng gà, trứng Vịt thường để làm phong phú thêm thực đơn trong các bữa ăn gia đình.

    Chi tiết xin xem tại http://www.lamchame.com/forum/threads/trng-chim-tri-trng-vt-troi.1706877/

    Xin cảm ơn
     
  17. Mecuping

    Mecuping Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    29/8/2014
    Bài viết:
    6,310
    Đã được thích:
    1,879
    Điểm thành tích:
    913
    oánh dấu, tí khỏe vào nghiên cứu sau
     
    dafusa group VN thích bài này.
  18. bebeoxinh.vn

    bebeoxinh.vn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/6/2015
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    ngon quá nhỉ.
     
    dafusa group VN thích bài này.
  19. mebesau1911

    mebesau1911 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/3/2015
    Bài viết:
    2,466
    Đã được thích:
    314
    Điểm thành tích:
    223
    m tự làm đậu nành uống, nhưng ku nhà m mới 7 tháng ak
     
  20. dafusa group VN

    dafusa group VN DAFUSA

    Tham gia:
    24/4/2015
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    sữa đậu nành rất tốt cho chị em phụ nữ mà ^^!. còn bé dưới 12 tháng tuổi không nên sử dụng sản phẩm này nha, sau 12 tháng tuổi thì uống rất tốt đó nha
     
    mebesau1911 thích bài này.

Chia sẻ trang này