Nuôi Dưỡng Thói Quen Học Tập Chủ Động Cho Trẻ

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi T.Thuy Anh, 8/11/2019.

  1. T.Thuy Anh

    T.Thuy Anh Thành viên tập sự

    Tham gia:
    5/11/2019
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Nuôi dưỡng thói quen học tập chủ động cho trẻ

    Bài việt được lược dịch từ trang jingyan.baidu.com

    Giáo dục con cái là việc quan trọng nhất đối với cha mẹ. Bồi dưỡng thói quen tự học rất có ích trong cuộc sống của trẻ. Việc học của trẻ bắt đầu từ nhỏ, thói quen học tập tốt sẽ theo trẻ đi suốt cuộc đời mang lại lợi ích không nhỏ trong cuộc đời của trẻ.

    Vậy làm thế nào để bồi dưỡng thói quen chủ động học tập của con bạn? Giới thiệu với bạn một vài cách:

    1. Cha mẹ làm hình mẫu cho con:

    Trẻ con có khả năng bắt chước rất cao. Mọi động thái của cha mẹ đều ảnh hưởng đến con cái của họ. Do đó nếu bạn muốn bồi dưỡng thói quen học tập tốt cho con thì cha mẹ cũng nên làm gương cho con.

    2. Tạo môi trường học tập tốt cho con bạn.

    Để bồi dưỡng thói quen học tập tốt cho con, bạn nên tạo ra một môi trường học tập tốt. Khi trẻ đang học, hãy cho trẻ một nơi học tập yên tĩnh. Cha mẹ có thể ở bên cạnh hướng dẫn nhưng cố gắng không gây ra tiếng ồn ảnh hưởng đến con.

    3. Bồi dưỡng khái niệm về thời gian cho trẻ

    Bồi dưỡng thói quen học tập cho trẻ không thể không liên quan đến thời gian. Cha mẹ có thể quy định thời gian đối với trẻ, lúc nào có thể vui chơi, lúc nào bắt buộc phải học. Khi học, trong khoảng thời gian quy định phải hoàn thành hết những nhiệm vụ được giao. Hãy để trẻ tự thiết lập thời gian biểu và yêu cầu trẻ tự nghiêm chỉnh chấp hành.

    4. Truyền cảm hứng học tập cho con

    Trẻ con không có khái niệm chính xác về việc học, cha mẹ phải hướng dẫn trẻ học và khuyến khích trẻ để trẻ hứng thú học tập. Một khi trẻ có hứng thú học trẻ sẽ chủ động học.

    5. Phát triển sự tự tin của trẻ

    Khi trẻ đang học, đừng can thiệp trực tiếp vào việc học của trẻ, hãy để trẻ hoàn thành việc học một cách tự chủ. Bằng cách này trẻ có cảm giác có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập. Cha mẹ có thể ở bên cạnh để hướng dẫn nhưng hãy đợi cho đến khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ học tập mới tham gia chỉ đạo.

    6. Lợi dụng sự tò mò của trẻ

    Trẻ em rất tò mò. Khi trẻ có gì đó nghi ngờ sẽ hỏi bố mẹ ngay. Cha mẹ nên giải thích cho trẻ một cách chính xác cẩn thận và không kém phần hài hước. Hãy để cho trẻ cảm thấy rằng hỏi cha mẹ là một việc rất vui vẻ và học được rất nhiều kiến thức. Cha mẹ không nên cảm thấy nhàm chán trước những câu hỏi đơn giản của con cái, càng không nên lừa dối trẻ, nên khuyến khích trẻ hỏi.

    7. Hiểu con

    Cha mẹ nên hiểu rõ con mình. Cha mẹ không chỉ hiểu những điểm mạnh mà còn phải hiểu rõ những điểm yếu của con. Cha mẹ nên khích lệ những điểm mạnh của con và hướng dẫn để con sửa chữa những thiếu xót. Chỉ có cha mẹ mới hiểu rõ con mình và có cách hợp lí để bồi dưỡng thói quen tự học của trẻ.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi T.Thuy Anh
    Đang tải...


  2. archvietnam

    archvietnam Làm những gì mình nghĩ.

    Tham gia:
    9/7/2018
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    210
    Điểm thành tích:
    43
    Rất đúng luôn.
     
  3. haile9x

    haile9x Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/6/2017
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    69
    Điểm thành tích:
    28
    Tham khảo.
     
  4. T.Thuy Anh

    T.Thuy Anh Thành viên tập sự

    Tham gia:
    5/11/2019
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Tks!
     
  5. T.Thuy Anh

    T.Thuy Anh Thành viên tập sự

    Tham gia:
    5/11/2019
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    mình đọc thấy tài liệu hay nên lực dịch lại. Hy vọng có ích cho mọi người tham khảo.
     

Chia sẻ trang này