ôi zời đọc mà sợ quá các mẹ ạ (Ớn lạnh “đặc sản” bình dân)

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi codai2012, 22/8/2014.

  1. codai2012

    codai2012 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    20/4/2014
    Bài viết:
    7,703
    Đã được thích:
    1,090
    Điểm thành tích:
    823
    Nếu chỉ một lần tận mắt chứng kiến các loại “đặc sản” bình dân như: khô tẩm gia vị, da heo phồng, bì heo, tóp mỡ... được chế biến ra sao thì hẳn nhiều người sẽ tởn tới già

    Các “đặc sản” này được chế biến từ những lò sản xuất chui, không đăng ký, không qua kiểm soát nên cơ sở rất dơ bẩn, nguyên liệu hôi thối. Nghiêm trọng hơn là để xóa dấu vết hàng phế thải, chúng được xử lý qua hàng chục loại hóa chất, gia vị độc hại để trở thành những món ăn ngon miệng, rẻ tiền.

    Hãi hùng khi vào lò

    Bì heo, tóp mỡ là những món khoái khẩu của giới ăn vặt hay dân nhậu nhưng ít ai biết tại các lò, chúng được chế biến không khác gì thức ăn dành cho… gia súc. Không chỉ nguyên liệu mà các vật dụng chứa đựng hầu như không bao giờ được rửa nên lẫn tạp chất, lông heo; khu vực chế biến thì nhớp nhúa, hôi hám.


    Cơ sở sản xuất da heo phồng bẩn vẫn hoạt động dù đã bị đình
    chỉ
    Cơ sở sản xuất da heo phồng bẩn vẫn hoạt động dù đã bị đình chỉ
    Khô bò đen, nguyên liệu không thể thiếu cho món bánh tráng trộn, món ăn vặt đang hút người dùng, trước giờ được người bán giới thiệu làm từ phổi bò vừa bị lật tẩy là làm từ phổi heo phế thải.

    Ngày 12/8, khi vào lò của ông Sơn Chiều tại nhà không số, nằm sâu trong hẻm thuộc ấp 4, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TPHCM, chúng tôi cùng các thành viên đoàn liên ngành huyện Bình Chánh không thể tưởng tượng đây là cơ sở chế biến thực phẩm cho người vì mùi hôi tanh, dơ dáy; khắp sân, hàng rào từng miếng “khô bò” được đem phơi như giẻ lau nhà thu hút ruồi, nhặng bâu về đánh chén.

    Công nghệ sản xuất khô bò đen siêu rẻ (giá sỉ 40.000-50.000 đồng/kg) được chủ cơ sở khai là dùng phổi heo (loại phế thải, hôi thối, nhiều lá phổi còn lưu bệnh tích của heo giá 13.000 đồng/kg) luộc chín rồi xắt miếng, tẩm ướp gia vị, phụ gia, sau đó ngào đường, sả ớt... Phần vụn thì thành “khô bò đen”, loại miếng lớn được đem phơi sau đó chiên lại thành “khô bò miếng”.

    Thành phẩm làm ra, chủ cơ sở đổ ra sàn nhà, ngay cạnh ổ chó và chó, gà thì đi lại tung tăng. Tại khu vực sản xuất, chúng tôi còn ghi nhận có một số bịch bột các màu nghi là hóa chất dùng trong chế biến.

    Trong vai người mua hàng, ngày 21/8, chúng tôi đến cơ sở làm da heo phồng không phép nằm trong con hẻm nhỏ trên Quốc lộ 50 (xã Phong Phú, huyện Bình Chánh), mọi người làm việc náo nhiệt dù cơ sở này đã bị đình chỉ hoạt động. Hai nồi luộc da sôi sùng sục, bên trong đen ngòm. Cạnh đấy là mấy thanh niên ở trần lôi da heo ngâm từ thùng ra để cạo lớp mỡ, lúc này da heo có màu trắng, sạch bong chứ không như hiện trạng khi trong nồi luộc. Bên dưới là rạch nước đen ngòm, hôi hám đầy rác thải.

    Chủ cơ sở là ông Lê Vĩnh Phước “khoe” với chúng tôi giấy phạt của cơ quan chức năng ghi ngày 6/5 với tổng tiền phạt 17,65 triệu đồng mà ông chưa có tiền đóng. Ông cũng nói thẳng là gia đình không có tiền đóng phạt, cũng không thể thực hiện đúng theo hướng dẫn của thú y vì không có vốn và nếu ông bỏ nghề thì không biết làm gì để mưu sinh!

    Vợ ông Phước trấn an chúng tôi rằng sau khi luộc, rửa, da heo còn được nướng trên cát ở nhiệt độ cao nên an toàn, ăn không bị sao (!). Quá trình sản xuất hết sức dơ bẩn, tuy nhiên khi bán ra thị trường thì thành phẩm đều rất bắt mắt, giá rẻ, lại ngon miệng nên các loại thực phẩm chế biến trên vẫn đắt hàng.


    Nơi chế biến khô bò, thực phẩm dành cho người, rất mất vệ sinh
    Nơi chế biến khô bò, thực phẩm dành cho người, rất mất vệ sinh
    Gian nan xử lý

    Sáng 21/8, chúng tôi quay lại cơ sở chế biến khô bò của ông Sơn Chiều, ghi nhận chỉ còn... nền nhà, mọi vật dụng lẫn chủ nhân đã dời đi đâu không rõ. Theo thông tin chúng tôi có được thì chủ cơ sở này vẫn còn “nợ” một số tiền phạt từ tuần trước.

    Tương tự, chiều 20/8, khi đến điểm sơ chế phụ phẩm trâu, bò bằng hóa chất nằm trong hẻm C4 đường Phạm Hùng (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh), bị cơ quan chức năng xử lý hồi tháng 4 vừa qua, thì cửa đóng, người vắng.

    Người dân xung quanh cho biết đây là chiêu chung của các chủ cơ sở làm thực phẩm bẩn, hễ bị phát hiện là dời đi nhưng không ai dám chắc là bỏ nghề mà thường tìm địa điểm khác kín đáo hơn để tiếp tục hoạt động.

    Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, đại diện Đội QLTT 6B (Chi cục QLTT TP HCM) cho biết khi có thông tin về khô bò đen sản xuất bẩn, đã tiến hành kiểm tra tại chợ sỉ Bình Tây. Tuy nhiên, tiểu thương rất nhạy thông tin nên đã giấu hàng, kết quả đội chỉ xử lý được một chủ hàng tại 2 sạp liền kề trên đường Lê Tấn Kế (phường 2, quận 6) còn đang bày bán 22kg khô bò đen.

    Chủ sạp trình bày hàng mua của người lạ đến chào bán, không có hóa đơn chứng từ, hàng hóa không nhãn mác, không hạn sử dụng. Do đó, đội tịch thu tiêu hủy tang vật, đồng thời phạt 1,6 triệu đồng hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc.

    Trước đó, Đoàn liên ngành huyện Bình Chánh ngày 19/8 đã kiểm tra Công ty TNHH Sản xuất Hòa Thắng (B8/10E, ấp 2, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh) chuyên sản xuất thức ăn gia súc đang sơ chế 470 kg tai heo. Nơi thực hiện sơ chế không bảo đảm vệ sinh, sàn nhà đọng nước bẩn lẫn nhiều tạp chất. Đoàn kiểm tra đã đình chỉ hoạt động sơ chế trái phép trên, lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính, niêm phong lô hàng và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm để kiểm dịch lại lô hàng.

    Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TPHCM, khó khăn trong quản lý thực phẩm hiện nay là một bộ phận người tiêu dùng còn rất dễ dãi trong lựa chọn thực phẩm, vẫn mua những loại không rõ nguồn gốc. Phía “cung” thì nhiều hộ sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ làm theo quy trình truyền thống nên việc thay đổi hành vi, thói quen của người dân gặp nhiều khó khăn.

    Ổ vi trùng, hóa chất độc hại

    Theo TS-BS Trần Văn Ký, phụ trách chuyên môn Văn phòng phía Nam - Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam, các loại “đặc sản” bình dân có điểm chung là giá rất rẻ. Ai cũng biết là những nguyên liệu như tôm, thịt bò, heo, mực đều đắt tiền. Do đó, một là, người sản xuất dùng nguyên liệu giả; hai là, hàng thật nhưng là loại phế thải.

    Để xử lý các nguyên liệu này, người ta phải dùng rất nhiều loại hóa chất độc hại ở tất cả các công đoạn sản xuất như ngâm, tẩy, rửa, tẩm ướp, bảo quản. TS-BS Ký nhấn mạnh bí quyết của những món ăn này chính là các loại gia vị tạo cảm giác thèm ăn, càng ăn lại càng thấy ngon. Gia vị, phụ gia có loại được phép dùng, có loại cấm nhưng chắc chắn những nơi sản xuất không đăng ký sẽ dùng loại cấm để tiết giảm chi phí và đều là những chất độc hại cho người dùng.

    Khi ăn các loại “đặc sản” vỉa hè này, nếu bị tiêu chảy là may vì độc chất được tống ra ngoài. Còn không, chúng sẽ được tích tụ trong cơ thể, đến một ngày bùng phát ra thì không thể cứu chữa được vì ung thư, suy gan, thận mạn tính...

    “Trước đây, các loại “đặc sản” bình dân thường chỉ đắt hàng ở các khu công nghiệp, trường học, nơi có thu nhập thấp, nay đến dân công sở có kiến thức nhất định cũng ghiền” - TS-BS Ký nói.
    http://dantri.com.vn/suc-khoe/on-lanh-dac-san-binh-dan-933811.htm
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi codai2012
    Đang tải...


  2. me_bin_bon

    me_bin_bon

    Tham gia:
    6/12/2011
    Bài viết:
    17,915
    Đã được thích:
    2,218
    Điểm thành tích:
    963
    Ðề: ôi zời đọc mà sợ quá các mẹ ạ (Ớn lạnh “đặc sản” bình dân)

    đọc mà hãi. hixxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
     
  3. codai2012

    codai2012 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    20/4/2014
    Bài viết:
    7,703
    Đã được thích:
    1,090
    Điểm thành tích:
    823
  4. asatsuyu1987

    asatsuyu1987 ASA

    Tham gia:
    27/4/2012
    Bài viết:
    8,477
    Đã được thích:
    1,140
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: ôi zời đọc mà sợ quá các mẹ ạ (Ớn lạnh “đặc sản” bình dân)

    SỢ LUÔN......cạch đến già..........
     
  5. ngocp4

    ngocp4 Mẹ Móng Tay thúi

    Tham gia:
    20/5/2013
    Bài viết:
    1,653
    Đã được thích:
    201
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: ôi zời đọc mà sợ quá các mẹ ạ (Ớn lạnh “đặc sản” bình dân)

    Khiếp quá, jo dân việt toàn tự đầu độc nhau
     
  6. codai2012

    codai2012 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    20/4/2014
    Bài viết:
    7,703
    Đã được thích:
    1,090
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: ôi zời đọc mà sợ quá các mẹ ạ (Ớn lạnh “đặc sản” bình dân)

    lại bài lien quan toi gao nua nay cac me chết thâth ăn gì bây giờ
    Kinh hãi gạo thơm nhưng cơm… độc!

    Không ít người muốn cả gia đình được ăn ngon đã chọn mua loại gạo thơm ngon về dùng. Vậy nhưng khi nấu thành cơm mới tá hỏa vì mùi thơm đã biến mất, cơm lại bị khô và rời rạc. Tìm hiểu thực tế từ chuyện gạo “mất hương” sau khi nấu, chúng tôi thấy lo cho sự mất an toàn của loại gạo này.

    Rất khó nhận biết gạo tẩm hương liệu bằng mắt thường mà phải
    thông qua sử dụng.Ảnh: Chí cường
    Rất khó nhận biết gạo tẩm hương liệu bằng mắt thường mà phải thông qua sử dụng.Ảnh: Chí cường
    Bảo quản gạo bằng thuốc diệt côn trùng

    Chị Hà Thị Bình, phố Vũ Thạnh, quận Đống Đa, Hà Nội ấm ức cho biết: “Thường nhà tôi ăn các loại gạo tám nên khi ra cửa hàng cứ thấy loại gạo tám nào mà hạt nõn nà, tròn trịa, nhìn đẹp và thơm là mua.

    Mới cách đây 3 ngày tôi cũng chọn gạo cẩn thận như vậy ở một cửa hàng mới mở ở gần nhà nhưng chỉ thơm lúc đang sôi, còn lúc ăn thì chả thấy gì nữa, hạt gạo lại bị khô, rời rạc.

    Tôi ra cửa hàng hỏi thì họ nói, vì là gạo tồn nên không được chất lượng như gạo mới và có giá rẻ hơn bình thường”.

    Trong vai người chuẩn bị mở cửa hàng gạo và được một người quen giới thiệu, chúng tôi tìm đến bà N.T.O, chủ cửa hàng bán gạo trên phố Cầu Giấy, Hà Nội để tìm hiểu. Gặng hỏi mãi, bà N.T.O tiết lộ: “Các cô đi buôn gạo phải mua về cả xe ô tô, không có cách bảo quản thì hỏng hết. Trước khi xếp gạo vào kho phải rắc một lớp thuốc chống côn trùng dạng bột dưới nền rồi trải một lớp bạt lên, sau đó xếp gạo thành từng chồng. Xếp xong một hàng thì xịt luôn thuốc chống côn trùng lên dãy bao đó, làm lần lượt như vậy, nếu không gạo để dăm bữa nửa tháng là mối mọt, mốc xanh hết. Còn gạo muốn đẹp, được giá thì lên Hàng Buồm mua… hương liệu nhé”.

    “Vậy ở cửa hàng chị cũng làm như vậy ạ?”, tôi nhỏ nhẹ hỏi lại. Bà N.T.O trừng mắt: “Bí quyết đấy, loa lên là chết”. Tôi lo lắng: “Vậy khách ăn có bị ngộ độc không? Em sợ lắm!”. Bà N.T.O thản nhiên: “Chẳng thấy ai kêu than gì hết vì họ còn vo trước khi nấu...”.

    Gạo thơm nhờ…hương liệu
    trôi nổi
    Gạo thơm nhờ…hương liệu trôi nổi

    Chúng tôi đến phố Hàng Buồm, nơi được bà N.T.O giới thiệu là “xứ sở” cung cấp hương liệu cho Thủ đô và các địa phương lân cận. Chúng tôi được một bà chủ bán hương liệu gần giữa phố Hàng Buồn mang ra một lọ nhựa có màu xanh, nhãn hiệu Robertet nói: “Nếu để giữ gạo thơm ngon thì chỉ cần một lọ này là đủ”.

    Chúng tôi mở nắp lọ ra ngửi thấy có mùi thơm như mùi gạo nếp, thắc mắc: “Giống mùi gạo nếp quá, cho em mùi gạo thường đi”. Bà chủ lại mang ra một lọ cũng màu xanh khác nói: “Hương dứa, dễ pha nhất đấy”.

    “Pha thế nào chị?”. “Tỷ lệ 1/1.000, một lít pha được 1 tấn, pha xong là gạo thường sẽ thành gạo đặc sản, bán tăng được mấy giá, mà mua hương liệu thì rẻ bèo có 400.000 đồng/lít”.

    Đến một cửa hàng bán hương liệu khác, chúng tôi cũng được bà chủ đưa ra một can nước hương liệu nặng 5kg với giá 2 triệu đồng. Vừa xách can, bà chủ vừa đon đả: “Mua một can dùng cả năm nhé”. Tất nhiên là loại can nước hương liệu này 100% là tiếng nước ngoài, không có dấu kiểm định của các cơ quan chức năng. Chúng tôi bày tỏ sự lo ngại về độ an toàn vì không có tiếng Việt để từ chối mua hàng.

    Khó nhận biết bằng mắt thường

    Các chuyên gia được hỏi đều cho rằng, gạo tẩm hương liệu và gạo an toàn rất khó phân biệt bằng mắt thường. Theo ông Nguyễn Văn Trực, Tổng giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn, tình trạng ướp hương liệu vào gạo tạo hương thơm để hút khách mua hàng hiện nay rất phổ biến.

    Cũng theo ông Trực thì gạo bị tẩm ướp rất khó nhận biết bằng mắt thường mà phải qua sử dụng mới biết được. Đó là gạo chỉ thơm lúc chưa nấu, khi nấu chín thì không còn thơm, hoặc gạo chỉ thơm trong mấy ngày đầu mua về sau đó không còn hương nữa. Nếu đúng là gạo có mùi hương thì thường phải hít sâu mới thấy mùi và lúc nấu lên, mùi thơm sẽ lan tỏa đậm hơn rất hấp dẫn, hạt cơm ngọt, mềm và dẻo.

    Ông Bùi Sỹ Doanh, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cảnh báo rằng, hoạt chất gây độc của các loại thuốc diệt côn trùng là rất mạnh. Việc sử dụng loại thuốc này để diệt côn trùng trong kho gạo rất nguy hiểm. Chất độc hại sẽ ngấm, thẩm thấu vào gạo. Nếu người bán gạo sử dụng chế phẩm diệt côn trùng thường xuyên thì có tác dụng phòng chống các dịch bệnh côn trùng lan truyền, nhưng nếu dùng quá liều lượng hoặc dùng các chế phẩm trôi nổi trên thị trường không rõ nguồn gốc, sẽ rất có hại cho sức khỏe người dùng gạo.

    Một số chuyên gia cũng khẳng định rằng, các chế phẩm diệt côn trùng dạng bình xịt của Trung Quốc dùng để phun ngoài bao gạo đều nằm trong danh mục hóa chất, chế phẩm cấm sử dụng trong gia dụng, thực phẩm và y tế. Các chế phẩm này được xác định có chứa hoạt chất thuộc nhóm phốt-pho, tồn lâu trong môi trường, gây nhiễm độc đường hô hấp, tiếp xúc nhiều lần có thể gây ung thư. Điều này không chỉ gây hại cho người dùng gạo mà chính người bán gạo cũng gặp nguy hiểm vì phải tiếp xúc nhiều.

    Cách chọn gạo thông minh

    Gạo ngon không ở hạt to hay nhỏ, mà quan trọng phải đều hạt, căng, bóng, gạo không bị gẫy, không có nhiều hạt màu vàng.

    Một phương pháp để nhận biết gạo ngon là ngửi, hãy bốc một ít gạo lên bàn tay và ngửi thử, gạo ngon sẽ có mùi thơm nhẹ dễ chịu. Sau đó, cho vài hạt gạo vào miệng nhai thử, gạo ngon sẽ có vị ngọt nhẹ, không có mùi vị gì lạ.

    Hoặc có thể mua số lượng nhỏ nấu thử nếu thấy gạo có dấu hiệu của việc ướp hương thì sẽ “tẩy chay” cửa hàng đó.

    Hay nhờ người quen mua gạo chính gốc ở quê vừa rẻ lại đảm bảo an toàn.

    Chọn gạo có nguồn gốc rõ ràng, đóng gói cẩn thận và được bán ở địa chỉ uy tín.



    http://dantri.com.vn/suc-khoe/kinh-hai-gao-thom-nhung-com-doc-933352.htm
     
  7. mekid2010

    mekid2010 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    28/8/2011
    Bài viết:
    6,376
    Đã được thích:
    1,114
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: ôi zời đọc mà sợ quá các mẹ ạ (Ớn lạnh “đặc sản” bình dân)

    Lâu lắm rồi tớ cũng ko dám ăn bò khô nhưng nói thật là nghĩ đến vẫn thèm.
     
  8. mehoatrau

    mehoatrau Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    14/3/2014
    Bài viết:
    7,994
    Đã được thích:
    848
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: ôi zời đọc mà sợ quá các mẹ ạ (Ớn lạnh “đặc sản” bình dân)

    Khi ăn các loại “đặc sản” vỉa hè này, nếu bị tiêu chảy là may vì độc chất được tống ra ngoài.
     
  9. goldenapple

    goldenapple Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    9/8/2013
    Bài viết:
    1,905
    Đã được thích:
    221
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: ôi zời đọc mà sợ quá các mẹ ạ (Ớn lạnh “đặc sản” bình dân)

    đọc xogn chẳng muốn ăn gì luôn mẹ nó ạ, huhu chỉ có tự làm, tự nuôi tự nấu
     
  10. codai2012

    codai2012 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    20/4/2014
    Bài viết:
    7,703
    Đã được thích:
    1,090
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: ôi zời đọc mà sợ quá các mẹ ạ (Ớn lạnh “đặc sản” bình dân)

    đến gạo còn làm vay thì biết ăn gì bay giờ............
     
  11. Hoangmanhquan41189

    Hoangmanhquan41189 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    2/9/2013
    Bài viết:
    326
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: ôi zời đọc mà sợ quá các mẹ ạ (Ớn lạnh “đặc sản” bình dân)

    thank chủ top đã chia sẻ,h thật giả lẫn lộn cũng chẳng biết đường nào mà tránh,toàn thứ chủ yếu trong các món ăn hàng ngày rồi
     
  12. me-dautay

    me-dautay Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    12/7/2013
    Bài viết:
    5,067
    Đã được thích:
    585
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: ôi zời đọc mà sợ quá các mẹ ạ (Ớn lạnh “đặc sản” bình dân)

    giờ ăn gì cũng độc cũng sợ toàn ng việt giết ng việt thôi
     
  13. be yeu2011

    be yeu2011 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    7/5/2014
    Bài viết:
    931
    Đã được thích:
    113
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: ôi zời đọc mà sợ quá các mẹ ạ (Ớn lạnh “đặc sản” bình dân)

    thời hiện đại nhiều thứ độc hại quá, sợ thật đấy
     
  14. xuxu3003

    xuxu3003 Mỹ phẩm Handmade

    Tham gia:
    13/8/2012
    Bài viết:
    10,701
    Đã được thích:
    2,082
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: ôi zời đọc mà sợ quá các mẹ ạ (Ớn lạnh “đặc sản” bình dân)

    đấy, chưa phanh phui thì chưa biết độc hại, bây giờ khuất mắt trông coi thôi
     
  15. codai2012

    codai2012 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    20/4/2014
    Bài viết:
    7,703
    Đã được thích:
    1,090
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: ôi zời đọc mà sợ quá các mẹ ạ (Ớn lạnh “đặc sản” bình dân)

    dung rui, co bai viet ve lau cung kinh hai luon...................
     
  16. me-cubi

    me-cubi

    Tham gia:
    16/3/2011
    Bài viết:
    19,737
    Đã được thích:
    2,871
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: ôi zời đọc mà sợ quá các mẹ ạ (Ớn lạnh “đặc sản” bình dân)

    đúng vậy, vì lợi nhuận mà họ chẳng để tâm đến sức khỏa cộng đồng nữa, tìm được hàng an toàn thực phẩm giờ ít lắm, sợ thật.
     
  17. oxalove

    oxalove Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    26/3/2014
    Bài viết:
    9,035
    Đã được thích:
    1,615
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: ôi zời đọc mà sợ quá các mẹ ạ (Ớn lạnh “đặc sản” bình dân)

    Khuất mắt trông coi các mẹ ạ nhưng công nhận là ăn vẫn ngon mà.
     
  18. Nhoccuty

    Nhoccuty Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    9/12/2012
    Bài viết:
    8,445
    Đã được thích:
    1,368
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: ôi zời đọc mà sợ quá các mẹ ạ (Ớn lạnh “đặc sản” bình dân)

    mình chả bao giờ dám mó vào mấy món đặc sản kiểu này đâu. nhìn thấy thơm ngon chứ mà đọc mấy bài viết về chế biến là hãi tới già luôn ](*,)
     

Chia sẻ trang này