Thông tin: Ôn Thi Vào Lớp 10 Môn Ngữ Văn

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi trungtampicen, 3/1/2023.

  1. trungtampicen

    trungtampicen Thành viên mới

    Tham gia:
    26/12/2021
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Bộ ba môn học Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh là môn thi chính vào lớp 10 được rất nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo lựa chọn là môn thi trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Vì thế, học sinh cần chú ý khi học tập cũng như cần có những kế hoạch cụ thể cho việc ôn tập những môn học này đặc biệt là môn Ngữ Văn.
    PICEN xin chia sẻ với các bạn học sinh cách ôn tập môn ngữ văn khi thi vào 10
    [​IMG]


    1. ĐỌC ĐI ĐỌC LẠI CÁC VĂN BẢN VĂN HỌC
    - Nhiều học sinh có tâm lí cuống cuồn, lo lắng vì thế mà các em mua rất nhiều những sách tham khảo, sách nâng cao, … nhưng thực ra không nên ôm đồm học mở rộng qua nhiều ở những giai đoạn đặc biệt là giai đoạn nước rút chuẩn bị bước vào kì thi. Điều này sẽ giúp các em học sinh bị đuối sức.

    XEM THÊM: LUYỆN THI LỚP 10 MÔN VĂN

    - Những cách lí giải, cách bình giảng cho một câu thơ hay một tác phẩm văn học là khác nhau đối với những cuốn sách, những nguồn tài liệu khác nhau. Vì thế, mà học sinh sẽ dẫn đến tình trạng bị rối, bị nhầm lẫn thấy sách nào nói cũng đúng cũng hay mà thực chất học sinh không biết chắt lọc lại những kiến thức quan trọng nhất, cần thiết nhất.

    - Trong những ngày gần thi, học sinh cần đọc lại từng văn bản trong phạm vi nội dung ôn tập, đọc sâu suy ngẫm thật kỹ. Vừa đọc học sinh có thể vừa dùng bút nhấn dòng tô đậm những chi tiết đặc sắc để ghi nhớ dẫn chứng cho việc phân tích tác phẩm.

    - Đối với văn xuôi, học sinh cần đọc văn bản thật kỹ để nhớ được hệ thống nhân vật, tình huống truyện, nội dung cơ bản cùng với những nghệ thuật nổi bật được tác giả sử dụng trong văn bản.

    - Đối với thơ, học sinh đọc để nắm được mạch cảm xúc của bài thơ cùng với những biện pháp tu từ nổi bật, tình cảm, tư tưởng của tác giải thể hệ qua tác phẩm thơ. Việc đọc sâu các văn bản còn giúp học sinh có thể lắng lại để tạo những liên tưởng về lẽ sống, tư tưởng để có được chiều sâu trong tâm hồn khi học sinh viết các tác phẩm nghị luận.
    2. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC
    - Với kiến thức Tiếng Việt, học sinh nên tự lập những bảng tóm tắt kiến thức cơ bản về nội dung chung của kiến thức Tiếng Việt. Học sinh nên ôn tập thật kĩ những chủ đề được học trong lớp 9 như Các phương châm hội thoại, khởi ngữ, các thành phần biệt lập,… đọc và ôn lại các kiến thức tiếng việt ở những lớp dưới.

    - Khi ôn tập, học sinh có thể chú ý kiểu bài nhận biết và vận dụng khi viết đoạn văn nghị luận văn học.

    XEM THÊM: KHOÁ HỌC LUYỆN THI CẤP 3
    3. NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG CÓ TRONG ĐỀ THI
    - Đề thi thường có hai phần: phần khai thác văn bản đọc hiểu trong SGK và phần đọc hiểu ngữ liệu mở rộng toàn cấp và ngoài chương trình. Nội dung các câu hỏi thường là nhận diện tên tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh sáng tác, phương thức biểu đạt chính, giải thích ý nghĩa từ ngữ,…

    - Đoạn văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ về những vấn đề gần gũi với cuộc sống hiện tại từ đó có những liên hệ cần thiết. Nội dung này học sinh có thể tự tìm hiểu mở rộng phát triển kỹ năng tư duy, phân tích của bản thân mình qua việc đọc những tác phẩm báo chí nói về những vấn đề trong xã hội.

    - Nghị luận văn học có thể là trình bày cảm nhận phân tích về một tác phẩm hoặc một nhân vật trong tác phẩm đó. Nắm được những nội dung chính, những vấn đề cơ bản trên học sinh sẽ có thể chủ động tự mình rà soát những phần nội dung mình chưa vững.
    4. ÔN TẬP KẾT HỢP LUYỆN ĐỀ
    - Khi học sinh luyện làm đề, các em có thể nhận ra những xu hướng ra đề thi trong những năm học gần đó, tránh ôn lan man không hiểu quả mà lại được mài giũa những kỹ năng làm bài khi luyện đề.

    - Rèn luyện kỹ năng đọc đề là kỹ năng vô cùng quan trọng. Kỹ năng đọc đề xác định những câu, từ ngữ chứa yêu cầu về nội dung và cách thức làm bài. Trong kĩ năng đọc đề quan trọng nhất là đọc đề viết đoạn văn.

    - Trước khi viết, học sinh cần xác định được yêu cầu kiểu đoạn văn, nội dung đoạn văn. Học sinh nên lập dàn ý chi tiết đến từng dẫn chứng, chứng minh tiêu biểu chọn lọc sao cho sát nhất với vấn đề nghị luận. Dẫn chứng chỉ được tính điểm khi học sinh kết hợp tái hiện và phân tích đánh giá.

    - Nội dung nghị luận xã hội học sinh không nên ôn tủ tuy nhiên chú ý ôn để giải quyết những vấn đề cơ bản về tư tưởng đạo lí như tình yêu thương, sự sẻ chia, lòng yêu nước,… về những hiện tượng đời sống như bạo lực học đường, sử dụng mạng xã hội,…

    - Tuy nhiên, học sinh cần dành sự quan tâm đến những vấn đề liên quan trực tiếp đến các em học sinh khi ở ngưỡng cửa trưởng thành. Đó có thể là vai trò nguyên tố dẫn đến thành công, ý thức trách nhiệm công dân, ý nghĩa của lí tưởng sống, vai trò của ước mơ,… Nhất là khi gắn những vấn đề xã hội với tình hình cụ thể của dân tộc như cuộc chiến chống Covid thì học sinh cần tập trung bàn luận cũng như nêu được suy nghĩ, cách nhìn của bản thân mình về những vấn đề này.
    Trung tâm PICEN hi vọng với những chia sẻ trên các em học sinh sẽ có những kế hoạc ôn tập tốt nhất môn ngữ văn cho kỳ thi vào lớp 10 năm 2023, chúc các em đạt được nhiều điểm tốt.
    ======================
    [​IMG] Trung tâm PICEN - số 43A ngõ 15 phố Phương Mai, Đống Đa, HN
    [​IMG]Kết quả học viên Picen : https://www.facebook.com/media/set/?set=a.260575759200867...
    [​IMG] Hotline: 0901.787.066 - 0363.498.928
    [​IMG] https://picen.edu.vn/
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi trungtampicen
    Đang tải...


Chia sẻ trang này