Phải Làm Gì Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Khô Môi. Một Số Lưu Ý Cho Bố Mẹ Khi Chăm Trẻ

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Nhà thuốc ITPPHARMA, 11/6/2021.

  1. Nhà thuốc ITPPHARMA

    Nhà thuốc ITPPHARMA Nhà thuốc ITPPHARMA

    Tham gia:
    11/6/2021
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Làn da của trẻ sơ sinh thường nhạy cảm hơn so với những trẻ lớn nên khi thời tiết thay đổi, nhất là khi nhiệt độ và độ ẩm giảm làn da của trẻ rất dễ bị khô, đặc biệt là vùng môi. Trẻ sơ sinh bị khô môi nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ dễ bị nứt môi và chảy máu nhiều hơn. Bài viết sau đây của Nhà thuốc online ITP Pharma sẽ giúp các phụ huynh hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như cách phòng tránh cho trẻ.

    1, Một số nguyên nhân thường gặp khiến trẻ sơ sinh bị khô môi
    • Bong da sinh lý
    Trong những ngày đầu, trẻ sơ sinh thường có hiện tượng bong vảy da sinh lý, hiện tượng này thường bắt đầu sau 24-36h sau sinh và kéo dài đến tận 3 tuần. Trong quá trình này, da trẻ dễ bị khô, có thể gây ra hiện tượng khô môi, lột da môi.

    • Trẻ bú sai cách
    Khi bú, trẻ không ngậm cả quầng vú, mà chỉ ngậm núm vú, điều này khiến trẻ hút sữa ít hơn và mất sức nhiều hơn. Ssữa là thức ăn chính của trẻ sơ sinh, nếu trẻ không đủ lượng sữa sẽ khiến trẻ bị đói, thiếu nước và khô môi do không đủ độ ẩm. Mẹ nên chú ý điều chỉnh cho trẻ ngậm ti đúng cách.

    Với trẻ bú bình, ngậm núm ti không đúng cách sẽ làm môi trẻ bị ma sát liên tục với núm ti của bình, lâu dần sẽ dẫn đến hiện tượng môi trẻ bị khô và bong da. Mẹ cần cho trẻ bú đúng tư thế, ngậm đúng khớp bình sẽ giúp cho môi trẻ không bị ma sát tổn thương. Bú đúng cách cũng giúp cho trẻ ăn được nhiều hơn, không khí không bị lọt vào dạ dày, trẻ sẽ không bị đầy hơi.

    • Trẻ mút, liếm môi nhiều
    Ngay cả khi không bú mẹ thì trẻ sơ sinh vẫn mút và liếm môi liên tục, hoặc phun nước bọt. Nước bọt sẽ bay hơi trên đầu môi, làm cho da vùng môi dễ bị khô, nứt và bong da. Trong trường hợp này mẹ có thể chấm một chút sữa vào đầu môi trẻ để giữ độ ẩm.

    • Do da trẻ nhạy cảm
    Khác với người lớn, da trẻ em có lớp thượng bì mỏng và nhiều lipid nên thường mềm, mịn và mượt. Tuy nhiên các yếu tố dưỡng ẩm tự nhiên trên da trẻ lại thấp và khả năng hấp thụ qua da của trẻ sơ sinh cao, do đó da trẻ rất nhạy cảm với những tác nhân kích thích bên ngoài. Đây cũng là một nguyên nhân khiến trẻ dễ bị khô môi.

    • Do trẻ bị mất nước
    Nguyên nhân gây mất nước đầu tiên ở trẻ có thể do thời tiết hanh khô, độ ẩm và nhiệt độ giảm làm da trẻ dễ bị mất nước. Kèm theo đó là yếu tố dưỡng ẩm tự nhiên trên da trẻ thấp, nên trẻ rất dễ bị khô da, khô môi. Mẹ cần tích cực cho trẻ bú sữa để bổ sung nước, mặc quần áo ấm và kín cho trẻ, tránh cho trẻ ra ngoài trời nắng và gió, đặc biệt là những ngày nắng hanh.

    Nguyên nhân thứ hai gây mất nước ở trẻ là do trẻ bị ra mồ hôi nhiều, liên tục, hoặc do trẻ bị sốt cao kéo dài, trẻ bị tiêu chảy nhiều lần. Trường hợp này thường đi kèm hiện tượng mất nước mất điện giải ở trẻ. Nếu trẻ có dấu hiệu khô môi kèm mắt trũng, thóp lõm, khóc không ra nước mắt, bàn tay bàn chân lạnh thì có thể là dấu hiệu của mất nước, cần lập tức đưa trẻ đi khám bác sĩ. Lúc này mẹ cũng cần tích cực cho trẻ bú sữa để bù nước cho trẻ.

    • Khô môi do thiếu chất dinh dưỡng
    Lượng sữa cung cấp không đủ với nhu cầu của trẻ sẽ khiến trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng, vitamin và các vi chất. Việc thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin B2, khiến trẻ dễ khô môi. Do đó mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để đảm bảo cho trẻ dòng sữa tốt nhất.

    Đối với những trẻ uống sữa công thức cần lựa chọn sữa phù hợp với độ tuổi của trẻ và có thành phần các chất dinh dưỡng hợp lý để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết .

    • Do tác dụng phụ của 1 số loại thuốc
    Nếu trẻ đang sử dụng thuốc điều trị bệnh và hiện tượng khô môi, khô da xuất hiện sau khi dùng một số thuốc như thuốc lợi tiểu, các loại thuốc làm mất lượng nước trong cơ thể thì mẹ cần trao đổi lại với bác sĩ để khắc phục hoặc thay đổi phác đồ điều trị phù hợp với trẻ.

    • Trẻ thở bằng miệng
    Khi bị ngạt mũi, trẻ thường có xu hướng thở bằng miệng, khi đó trẻ rất dễ bị khô môi do luồng không khí khi đi qua miệng sẽ lấy đi độ ẩm ở vùng môi, vùng họng. Trẻ không chỉ dễ bị khô môi mà còn có thể bị đau họng, bỏ bú… Trong trường hợp này cần mang trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn cách rửa mũi cho trẻ.

    2, Trẻ bị khô môi có nguy hiểm không?
    [​IMG]
    Trẻ bị khô môi có nguy hiểm không?
    Đối với người lớn, nếu môi khô và nứt nẻ mang lại cảm giác khó chịu và đau rát, thì trẻ nhỏ cũng vậy, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh bị khô môi thông thường sẽ không có gì đáng ngại, nhưng nếu bố mẹ bỏ qua và không can thiệp kịp thời thì môi của trẻ sẽ bị nứt hoặc thậm chí tạo thành vết loét gây đau đớn cho trẻ, làm trẻ khó chịu và quấy khóc.

    Tuy nhiên, khô môi cũng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng trẻ đang bị thiếu nước nên cha mẹ cần phải chú ý. Nếu trẻ bị khô môi kèm mắt trũng, thóp trước sờ lõm, da khô, lạnh, khóc không ra nước mắt, đặc biệt là sau khi trẻ bị nôn hoặc tiêu chảy nhiều lần, khi trẻ bị sốt cao, thì cần đưa trẻ đến ngay bác sĩ để thăm khám kịp thời.

    3, Cách trị khô môi ở trẻ sơ sinh
    Hiện tượng khô môi ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, vì vậy các bà mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây ra tình trạng của trẻ, từ đó có cách chăm sóc và phòng tránh phù hợp.

    • Dầu dừa
    Trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm nên có thể ưu tiên những sản phẩm từ thiên nhiên, trong đó dầu dừa là một gợi ý cho các mẹ. Đây là sản phẩm có giá thành rẻ, dễ mua hoặc cũng có thể tự làm tại nhà nên thường được phụ huynh sử dụng nhiều khi chăm trẻ. Dầu dừa có thành phần chính là axit lauric, có khả năng làm mềm và giữ ẩm môi. Dầu dừa lại lành tính, thích hợp cho làn da nhạy cảm của trẻ. Để cải thiện tình trạng khô môi của bé, mẹ chỉ cần chấm một chút dầu dừa vào đầu môi trẻ, và thoa nhẹ, lặp lại 3 đến 4 lần trong ngày.

    • Sữa mẹ
    Trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể giúp bảo vệ cơ thể trẻ khỏi vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh khác. Thoa sữa mẹ lên môi trẻ có thể giúp môi được cấp nước, cấp ẩm, và cung cấp một số thành phần giúp môi mau lành. Ngoài ra kháng thể trong sữa mẹ còn giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng vùng môi bị khô.

    Mẹ có thể chấm một ít sữa lên môi trẻ, chú ý không được chà xát mạnh lên môi, hoặc thoa một ít sữa lên núm vú trước khi cho trẻ bú.

    • Sáp dầu (Vaseline)
    Sáp dầu được làm từ lanolin có khả năng dưỡng ẩm cao, luôn giữ cho môi của trẻ đủ ẩm, giúp nhanh chóng chữa lành vết thương cho đôi môi của trẻ. Tuy nhiên khi bôi cho bé, bạn cũng nên chú ý tránh để bé liếm môi và nuốt phải sáp.

    Mẹ rửa tay sạch sau đó thoa một chút vào đầu môi trẻ, thoa nhẹ, có thể bôi cả ban ngày và ban đêm, nhưng khuyến khích bôi vào buổi đêm khi trẻ ngủ để có thể giữ được lớp bôi lâu hơn, đủ thời gian cho quá trình tái tạo lại da môi.

    • Son dưỡng môi an toàn cho trẻ nhỏ
    Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại son dưỡng khác nhau, nhưng không phải loại nào trẻ cũng dùng được, khi chọn son dưỡng cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh các mẹ cần chú ý những điều sau:

    Nên chọn các loại son có nguồn gốc từ thiên nhiên, có các chất lành tính đảm bảo an toàn cho trẻ. Không lựa chọn các loại son mà trong thành phần có Acid Salicylic, Menthol, Phenol… , có chứa các chất tạo mùi, tạo màu, sẽ dễ gây kích ứng da của trẻ

    Các loại son trên thị trường các mẹ có thể tham khảo như Son dưỡng môi cho bé Pigeon Nhật Bản, son dưỡng môi trẻ em Prinzessin của Đức…

    Ngoài ra mẹ có thể tự làm son dưỡng tại nhà bằng các nguyên liệu thiên nhiên theo công thức sau: 1 muỗng sáp mật ong, 1 muỗng canh dầu dừa, 3 giọt tinh dầu bạc hà tinh khiết và 5 giọt tinh dầu chanh. Hỗn hợp có tác dụng giữ ẩm, làm mềm và sát khuẩn, do đó giúp bảo vệ môi trẻ tốt hơn.

    [​IMG]
    Cách trị khô môi ở trẻ sơ sinh
    4, Cách phòng khô môi ở trẻ sơ sinh
    • Nguyên tắc đầu tiên cần phải nhớ là cần giữ ẩm tốt cho làn da của trẻ, đặc biệt là vào những ngày thời tiết hanh khô chuyển lạnh. Những ngày này trẻ mất nước qua da rất nhiều, tạo cảm giác da khô và không được mịn màng, mẹ có thể tích cực cho trẻ bú sữa để bổ sung đủ nước cho trẻ, mặc đủ ấm cho trẻ, và hạn chế cho trẻ ra ngoài trời lạnh.
    • Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí nếu cần. Máy sẽ giúp tăng độ ẩm ở môi trường xung quanh và giữ độ ẩm ở mức độ phù hợp, giúp ngăn ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị khô da, khô môi vào những ngày độ ẩm không khí thấp.
    • Ngoài ra cần tích cực cho trẻ bú sữa mẹ, đặc biệt là trẻ sơ sinh do trẻ sơ sinh có thể bị nhanh chóng mất nước nếu không được bú mẹ đều đặn. Trẻ sơ sinh cần được cho bú sữa mẹ 8 đến 12 lần một ngày, tương đương mỗi lần bú cách nhau 1 đến 3 giờ.
    • Cần bổ sung chế độ đầy đủ các chất dinh dưỡng cho mẹ, các thực phẩm giàu vitamin nhóm B, như trứng, sữa, đậu nành… và các thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng khác, giúp cho mẹ có đủ sữa cả về chất và lượng để nuôi trẻ trong 6 tháng đầu. Khi trẻ bú, các mẹ cần lưu ý cho trẻ ngậm ti đúng cách.
    Lưu ý, khi môi trẻ bị khô, nứt nẻ và có mảng môi bị bong ra thì các mẹ không được bóc phần da bị bong, vì sẽ làm trẻ bị đau và gây chảy máu. Thay vào đó các mẹ có thể dùng những sản phẩm làm mềm môi để bôi vào vùng da bị khô đấy, giúp cho môi ẩm và trẻ sẽ giảm bớt cảm giác khó chịu, đau rát khi môi bị nứt và để cho mảng da môi tự bong.

    [​IMG]
    Cách phòng tránh khô môi ở trẻ sơ sinh
    5, Một số câu hỏi liên quan
    5.1. Có thể dùng mật ong cho trẻ bị khô môi không?
    Mật ong là một loại dưỡng chất có tác dụng cấp ẩm rất tốt. Các mẹ hoàn toàn có thể dùng mật ong để bôi cho trẻ để chống khô môi. Tuy nhiên mật ong có vị ngọt nên trẻ thường hay liếm, do đó các mẹ nên bôi mật ong cho con khi trẻ ngủ để đảm bảo hiệu quả nhé.

    5.2. Trẻ sơ sinh có bị khô môi khi nằm điều hòa không?
    Không nên nằm điều hòa phòng lạnh quá lâu, vì điều hòa máy lạnh cũng làm giảm độ ẩm của da trẻ, làm da trẻ bị khô, môi khô và nứt nẻ. Điều này lý giải cho nguyên nhân vì sao trong những ngày hè, độ ẩm tuy cao nhưng vẫn có trường hợp trẻ bị khô và nứt nẻ môi.

    Tình trạng khô môi là tình trạng hay gặp ở trẻ nhỏ, nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây cho trẻ cảm giác đau đớn và khó chịu, tuy nhiên sẽ không cần quá lo lắng khi các mẹ đã biết được nguyên nhân và can thiệp kịp thời cho trẻ. Như vậy, qua bài viết này, hy vọng các mẹ có thể hiểu rõ hơn về tình trạng khô môi ở trẻ, để có thêm kiến thức trong việc chăm sóc, xử lý và phòng tránh trẻ bị khô môi.
    Xem thêm chi tiết tại: https://itppharma.com/tre-so-sinh-bi-kho-moi/
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Nhà thuốc ITPPHARMA
    Đang tải...


Chia sẻ trang này