Kinh nghiệm: Phải Làm Sao Khi Gặp Tình Trạng Trẻ Sơ Sinh Bú Mẹ Bị Táo Bón

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi debehettaoboninfabiotix, 29/5/2021.

  1. debehettaoboninfabiotix

    debehettaoboninfabiotix Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    22/3/2021
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Mẹ nên làm gì khi bé sơ sinh bú mẹ bị táo bón? Có thể mẹ không ngờ đến việc con có thể bị táo bón trong giai đoạn này, nhưng tình trạng này thực chất có thể xảy ra và đem lại nhiều khó chịu cho con. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh trong bài viết sau.


    Những lý do khiến bé sơ sinh bú mẹ bị táo bón

    Mặc dù không phổ biến, thế nhưng tình trạng trẻ sơ sinh táo bón khi bú sữa mẹ vẫn có thể xảy ra trong một số trường hợp sau:

    Do trẻ bị mất nước:

    Trẻ mất nước qua đường mồ hôi do bỉm chật, được quấn nhiều quần áo, khăn, phòng kín… Trẻ bị sốt do viêm đường hô hấp, viêm tai giữa cũng gây tình trạng mất nước

    Do sữa mẹ không đủ và trẻ bổ sung thêm sữa công thức

    Thay đổi chế độ ăn hoặc bổ sung thêm sữa công thức thường là nguyên nhân bé sơ sinh bị táo bón phổ biến nhất. Việc thay đổi này đòi hỏi hệ tiêu hóa của trẻ cần thời gian để thích nghi. Hơn nữa sữa công thức chứa lượng protein nhiều có thể gây khó khăn cho tiêu hóa của trẻ. Đôi khi việc pha ít nước có thể là nguyên nhân bé sơ sinh bị táo bón.

    [​IMG]
    Do chế độ ăn của mẹ gây ảnh hưởng sang trẻ qua sữa:

    Việc mẹ thường xuyên ăn các thực phẩm cay nóng và ít rau quả tươi cũng gây ảnh hưởng tới chất lượng sữa. Từ đó khiến trẻ sơ sinh khi bú sữa mẹ có thể bị táo bón.

    Do bệnh lý

    + Giãn đại tràng bẩm sinh: Bệnh lý khiến 1 đoạn đại tràng mất nhu động. Dẫn đến phân ứ đọng và giãn đại tràng, hạn chế lưu thông phân. Bệnh lý này có thể có triệu chứng trong vài ngày đầu đời nếu tình trạng bệnh nặng. Biểu hiện là trẻ không đi phân su trong 48 giờ. Ở mức độ nhẹ hơn, trẻ thường sẽ biểu hiện táo bón kéo dài, khó chịu, bụng chướng. Có thể kèm theo nôn mửa.

    + Suy giáp trạng: Bệnh lý liên quan đến suy giảm chức năng tuyến giáp. Thiếu hormon tuyến giáp trong máu, dẫn đến các triệu chứng giảm chuyển hóa trong đó có táo bón kéo dài kèm giảm nhu động ruột

    Trẻ sơ sinh bị táo bón có dấu hiệu nhận biết gì?

    Bé sơ sinh bị táo bón là tình trạng không thường gặp nếu trẻ chỉ dùng sữa mẹ.

    Nguyên nhân là do sữa mẹ rất giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ và trẻ có thể hấp thu gần như toàn bộ sữa mẹ. Do đó việc 1 tuần trẻ đi ngoài 1 lần có thể là bình thường. Đầu tiên mẹ nhận biết trẻ sơ sinh có bị táo bón hay không qua các biểu hiện sau:

    · Trẻ quấy khóc, tỏ ra rất khó chịu khi đi ngoài

    · Phân khô, cứng

    · Có thể có máu trong phân

    · Tần suất đi ngoài dài hơn bình thường

    · Trẻ ăn uống kém hơn bình thường

    · Trẻ bị chướng bụng

    Cần đưa trẻ đi khám ngay khi có những dấu hiệu sau

    Trẻ gặp tình trạng táo bón kèm các biểu hiện sau:

    + Nôn trớ nhiều, liên tục

    + Sốt

    + Quấy khóc nhiều và tỏ ra rất khó chịu

    + Đại tiện phân kèm máu

    + Bụng chướng căng, hoặc có khối nổi gồ 1 bên

    + Trẻ bỏ bú, phản ứng chậm

    Giải pháp cho tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón

    Đổi loại sữa công thức

    Nếu mẹ đã dùng sữa công thức cho trẻ trong vài ba tuần mà tình trạng táo bón của trẻ vẫn tái diễn, mẹ có thể xem xét đổi loại sữa công thức đang dùng. Trước khi nghĩ đến nguyên nhân do loại sữa công thức, mẹ cần chắc chắn đã pha đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

    Bổ sung men vi sinh dạng thích hợp cải thiện táo bón cho trẻ sơ sinh

    Táo bón là một trong những biểu hiện cho thấy trẻ đang gặp phải vấn đề về hệ tiêu hóa. Bởi với trẻ sơ sinh, do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện và ổn định nên con rất dễ bị tổn thương và bị bệnh. Bổ sung men vi sinh sẽ giúp tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột, tăng cường hệ tiêu hóa và hỗ trợ cải thiện nhanh chóng tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh.

    Khi được bổ sung vào cơ thể, các lợi khuẩn sẽ phát huy tác dụng, loại bỏ các vi khuẩn có hại và bảo vệ niêm mạc ruột, tăng cường miễn dịch cho trẻ.

    [​IMG]
    Chế độ ăn của mẹ

    Tăng cường bổ sung rau củ quả tươi vào chế độ ăn của mẹ. Đồng thời mẹ cũng nên bổ sung các loại thức ăn có tác dụng nhuận tràng như đu đủ, khoai lang, vừng.

    Hạn chế các nguyên nhân khiến trẻ bị mất nước

    Thay vì dùng bỉm dày, phòng kín, nóng bức khiến trẻ ra mồ hôi, mẹ nên cho trẻ sử dụng bỉm mỏng hơn vào ban ngày, để phòng thông thoáng và mặc quần áo theo thời tiết và biểu hiện thích nghi của trẻ. Tăng lượng sữa mẹ, hoặc bổ sung oresol nếu trẻ bị sốt và có dấu hiệu mất nước.

    Massage bụng cho trẻ

    Mẹ dùng tay vuốt nhẹ nhàng dọc theo khung đại tràng của trẻ từ phải qua trái. Động tác này giúp kích thích nhu động tiêu hóa cho trẻ

    Cho trẻ tập động tác đạp xe

    Cách thực hiện: Mẹ giữ 2 cổ chân trẻ. Di chuyển nhịp nhàng vòng tròn như di chuyển của chân khi đạp xe. Động tác này cũng giúp thức ăn lưu thông tốt hơn trong đường tiêu hóa của trẻ


    Trên đây là một số thông tin hữu ích giúp mẹ chăm sóc bé tốt và khỏe mạnh hơn. Chúc bé yêu của mẹ luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi debehettaoboninfabiotix
    Đang tải...


Chia sẻ trang này