Phân Sống Ở Trẻ – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Xử Trí

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi minhphuong9201, 23/4/2021.

  1. minhphuong9201

    minhphuong9201 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2020
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Phân sống là một trong những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Tình trạng này tuy không gây ra nguy hiểm tức thời, nhưng nếu tiếp diễn kéo dài dễ ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài ở trẻ. Để có thể nhận biết và có biện pháp xử trí kịp thời, hiệu quả mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    [​IMG]
    1. Tình trạng phân sống ở trẻ là gì?
    Phân sống ở trẻ là tình trạng thức ăn không được tiêu hóa và hấp thu triệt để khi vào cơ thể mà được đào thải trực tiếp ra ngoài theo phân. Khi thực hiện các xét nghiệm cặn dư phân, ngoài các chất cặn bã, chất xơ không thể tiêu hóa hết, còn phát hiện các chất đạm, tinh bột, mỡ…

    Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi.

    2. Nguyên nhân gây ra tình trạng phân sống
    Khi trẻ gặp phải tình trạng đi ngoài phân sống, nguyên nhân chủ yếu là do loạn khuẩn đường ruột. Việc đầu tiên mẹ cần làm là xem xét lại chế độ dinh dưỡng của bé. Những sai lầm về chế độ dinh dưỡng hay gặp dưới đây dễ khiến trẻ mắc đi ngoài phân sống:
    • Chế độ ăn uống thiếu khoa học, mất cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng: chất đạm, đường, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất, khiến hoạt động hệ tiêu hóa không ổn định, dễ gây tình trạng đi ngoài phân sống. Cha mẹ thường có thói quen cho con ăn quá nhiều chất đạm, chất béo với mong muốn trẻ lớn nhanh dẫn đến dư thừa các chất, cơ thể không hấp thụ hết được dẫn đến việc trẻ đi ngoài phân sống.
    • Mẹ cho trẻ ăn bột sớm. Tinh bột được tiêu hóa nhờ men amylaza và ptyalin trong nước bọt. Tuy nhiên, phải đến 6 tháng tuổi trẻ mới tiết ra nhiều nước bọt. Vì thế, việc cho trẻ ăn dặm quá sớm, tinh bột không được tiêu hóa hết, dễ gây tình trạng phân sống.
    • Mẹ cho trẻ ăn quá nhiều khiến trẻ không hấp thu được hết các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Do đó trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa và gặp phải tình trạng đại tiện phân sống.
    • Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn.
    [​IMG]

    • Sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài cũng gây tổn thương hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà còn tiêu diệt cả những lợi khuẩn trong đường ruột, làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất của đường ruột, dẫn đến tình trạng trẻ đi ngoài phân sống. Hậu quả là trẻ chậm tăng cân, còi xương, suy dinh dưỡng.
    • Trẻ mắc các bệnh lý như viêm ruột, lồng ruột, tắc ống mật,… khiến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng bị cản trở. Khi đó, trẻ có nguy cơ bị đi ngoài phân sống.
    Trẻ không dung nạp lactose hay gluten dẫn đến không hấp thu được các chất dinh dưỡng trong thức ăn chứa các chất này như sữa, lúa mì, lúa mạch…Khi đó, trẻ dễ bị đi ngoài phân sống.

    Ngoài ra, môi trường sống không đảm bảo vệ sinh cũng là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của bé giảm công suất hoạt động, suy giảm khả năng chống đỡ bệnh tật, khiến trẻ dễ nhiễm vi khuẩn, virus, ốm và phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Từ đó, hệ tiêu hóa của bé bị tổn thương và gặp tình trạng đi ngoài phân sống, chậm tăng cân.

    3. Triệu chứng điển hình của tình trạng phân sống
    [​IMG]

    Mẹ có thể dễ dàng phát hiện ra trẻ đại tiện phân sống nhờ vào các dấu hiệu điển hình như:

    • Trẻ đi phân không thành khuôn. Phân lúc rắn, lúc phân sền sệt hoặc có lúc nước riêng phân riêng.
    • Trong phân sống có nhầy, phân lợn cợn hạt, có bọt, đôi khi có cả những đồ ăn chưa tiêu hóa được như: hạt, rau củ…
    • Phân sống thường có màu vàng ngả qua xanh (màu giống như dưa cải).
    • Phân có mùi chua.
    4. Các bước xử trí tình trạng phân sống ở trẻ
    Đi ngoài phân sống ở trẻ cần được phát hiện càng sớm càng tốt để có biện pháp xử trí kịp thời. Nếu tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi. Các bước xử trí được áp dụng đúng cách sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt, giải quyết dứt điểm đi ngoài phân sống ở trẻ.

    4.1. Bước 1: Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

    Đối với trẻ đang bú mẹ hoàn toàn:

    Tình trạng trẻ đi phân sống có khả năng bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng của mẹ chưa hợp lý.

    Mẹ nên tránh ăn những thức ăn khó tiêu:

    • Bữa ăn không nên quá nhiều đạm, chất béo
    • Không ăn đồ cay nóng.
    • Hạn chế thực phẩm tanh, lạnh
    • Tránh thực phẩm lạ khiến bé dị ứng
    • Không hút thuốc và hạn chế đến nơi có khói thuốc lá
    Mẹ nên:

    [​IMG]

    • Tăng cường rau củ quả: bổ sung chất xơ và vitamin
    • Ăn sữa chua/ bổ sung lợi khuẩn
    • Đảm bảo chế độ giàu dưỡng chất, đủ dinh dưỡng cho mẹ
    • Uống nhiều nước
    • Tạo một tâm lý thoải mái, tránh stress
    Đối với trẻ bú sữa công thức:

    Khi gặp tình trạng đi ngoài phân sống, với những trường hợp mà nguyên nhân rối loạn tiêu hóa có liên quan tới dinh dưỡng (bất dung nạp lactose, dị ứng đạm sữa bò) mẹ có thể cần xem xét lại nguồn dinh dưỡng cho con. Với trường hợp bé rối loạn tiêu hoá nguyên nhân từ sữa, mẹ có thể cân nhắc điều chỉnh sữa theo đúng nguyên nhân.
    Xem thêm nguồn: Phân sống ở trẻ - Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí (imiale.com)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi minhphuong9201
    Đang tải...


Chia sẻ trang này