'Phụ huynh kêu ca trẻ em hư hơn trước'

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi mailan, 8/10/2004.

Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.
  1. mailan

    mailan Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/9/2004
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Thủ tướng Phan Văn Khải đã nói như vậy hôm qua tại phiên họp toàn thể của Hội đồng Quốc gia giáo dục. Thủ tướng yêu cầu ngành giáo dục phải có biện pháp quyết liệt hơn nhằm chấm dứt tình trạng "học giả, bằng thật", dạy thêm tràn lan vì mục đích thương mại...

    [​IMG]
    Học sinh trường tiểu học Thăng Long, Hà Nội. Ảnh: Anh Tuấn

    Thủ tướng Phan Văn Khải nhấn mạnh, giáo dục phải toàn diện, bao gồm dạy làm người, dạy chữ và rèn luyện thể lực, cần xác định rõ chương trình dạy học cả ở các cấp phổ thông và đại học. Huy động nguồn lực của toàn xã hội cho công tác giáo dục.

    Để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của xã hội, Thủ tướng cho rằng, cần mở thêm nhiều trường công lập và trường dân lập, trường của trong nước và nước ngoài. Ngoài các trường đại học và cao đẳng, phát triển hệ thống trường dạy nghề để thu hút số học sinh không trúng tuyển đại học...

    "Ngành giáo dục phải làm thế nào để con em chúng ta được đi học nhiều hơn, học cao hơn, chất lượng tốt hơn. Cách quản lý của nhiều trường đại học hiện nay còn quan liêu, theo kiểu cũ. Phải phân cấp cho các trường nhiều hơn, toàn diện hơn", Thủ tướng nói.

    Trong phiên họp hôm qua, Hội đồng Quốc gia giáo dục đã góp ý kiến cho Báo cáo về tình hình giáo dục để trình Quốc hội trong kỳ họp tới. Theo Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Minh Hiển, giáo dục đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu học tập ngày một tăng của nhân dân. Đặc biệt, giáo dục mầm non và dạy nghề được khôi phục và có tiến bộ rõ rệt. Quy mô giáo dục về cơ bản đã bảo đảm cho đại bộ phận con em các gia đình nghèo, diện chính sách được học tập.

    Tuy nhiên, người đứng đầu ngành giáo dục thừa nhận, chất lượng giáo dục Việt Nam còn thấp so với yêu cầu, phương pháp giáo dục lạc hậu và chậm đổi mới, hiệu quả giáo dục thấp, con em gia đình nghèo, gia đình có thu nhập thấp và con em đồng bào dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận giáo dục. Những hiện tượng tiêu cực trong giáo dục chậm được khắc phục như: bệnh thành tích, sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp, gian lận trong thi cử. Tình trạng dạy thêm, học thêm tồn tại từ nhiều năm nay đang có biểu hiện biến tướng mới, nhưng chưa tìm được giải pháp ngăn chặn hiệu quả...

    Theo GS Văn Như Cương, Hiệu trưởng THPT dân lập Lương Thế Vinh, Hà Nội, nền giáo dục của chúng ta không nên chạy theo một số mục tiêu hào nhoáng, một số “mũi nhọn”, “đỉnh cao”, không thích hợp với nhu cầu nhân lực của đất nước hiện nay. Đối với giáo dục ĐH, phải mở rộng cửa để ít nhất 50% học sinh tốt nghiệp THPT được học đại học. "Nếu giảm được áp lực vào ĐH, có nhiều cánh cửa sau tốt nghiệp THPT, chắc chắn tình trạng dạy thêm học thêm, luyện thi sẽ không còn tràn lan như hiện nay", GS cương nêu quan điểm.

    GS TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng ĐH An Giang đặt vấn đề cần có nhận thức mới trong đầu tư cho giáo dục. "Nhà nước không đầu tư dàn trải, chỉ nên tập trung đầu tư vào các vùng nghèo, các chương trình quốc gia, trường trọng điểm... Ở những địa bàn kinh tế phát triển, phải đẩy mạnh các chính sách khuyến khích xã hội hóa giáo dục. Cơ quan quản lý giáo dục tập trung kiểm tra, nắm chắc chất lượng đầu ra.

    (Theo TTXVN, Tuổi trẻ)

    Nguồn: VNExpress
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi mailan
    Đang tải...


  2. THỦY NGUYÊN

    THỦY NGUYÊN Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    30/9/2004
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    292
    Điểm thành tích:
    63
    Mailan ơi , cảm ơn vì đã post những bài này nhé ...đúng là giáo dục của mình bị bệnh kinh niên rồi không biết đến bao giờ mới chữa được nữa .... :(
    Thôi thì cứ hy vọng vậy ...

    :wink:
     
Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.

Chia sẻ trang này