Phương Pháp Điều Trị, Phục Hồi Đông Cứng Khớp Vai Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả.

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi huykhanh8997, 16/5/2022.

  1. huykhanh8997

    huykhanh8997 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/1/2021
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    18
    PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ, PHỤC HỒI ĐÔNG CỨNG KHỚP VAI VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ.
    [​IMG]
    1. Phương pháp điều trị và phục hồi đông cứng khớp vai
    Tình trạng viêm khớp vai đông cứng sẽ hồi phục hoàn toàn sau 3 – 4 năm. Trong thời gian này, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp điều trị phù hợp với từng giai đoạn bệnh. Mục tiêu là kiểm soát cơn đau, đồng thời cải thiện khả năng vận động của khớp vai. Các biện pháp chữa trị bao gồm:
    • Dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) giúp giảm đau và viêm ở vai. Nếu tình trạng không đỡ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc mạnh hơn.
    • Tiêm corticosteroid vào khớp vai để giảm đau và mở rộng phạm vi chuyển động của vai.
    • Tiêm dịch làm căng khớp, giúp bạn cử động vai dễ dàng hơn.
    • Vật lý trị liệu: Chiropractic kết hợp vật lí trị liệu là một trong những phương pháp an toàn và có độ hiệu quả cao.Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ thiết lập riêng cho bạn một số bài tập phục hồi chức năng nhằm kiểm soát cơn đau, đồng thời ngăn ngừa sự tiến triển của tình trạng vai đông cứng. Các bài tập này cần được thực hiện đều đặn cho đến khi bệnh hồi phục hoàn toàn.
    • Phẫu thuật: Biện pháp này được chỉ định khi tất cả các phương pháp chữa trị trên không hiệu quả với tình trạng của chấn thương. Bệnh nhân sẽ được xem xét để giải phóng mô sẹo bằng một cuộc phẫu thuật nội soi khớp. Nhờ đó, các mô sẹo của bao khớp vai được phá vỡ, trả lại cho vai độ linh hoạt và phạm vi cử động như bình thường. Rủi ro có thể gặp phải trong quá trình mổ nội soi, dù rất hiếm gặp, chính là nguy cơ gãy xương cánh tay.
    Một lưu ý rất quan trọng đối với bệnh nhân sau khi trải qua cuộc phẫu thuật đông cứng khớp vai, đó là tuân thủ liệu trình phục hồi chức năng vai do các chuyên gia vật lý trị liệu thiết kế. Chỉ khi khớp vai được tập luyện liên tục với các bài tập phù hợp, khả năng vận động của vai mới được tối ưu hóa.

    2. Cách phòng ngừa
    Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh đông cứng khớp vai là do vai bị bất động. Do đó, nếu bạn gặp phải chấn thương gây khó khăn khi cử động vai, hãy trao đổi với bác sĩ về các bài tập mà bạn có thể thực hiện để duy trì phạm vi chuyển động của khớp vai. Những bài vận động nhẹ nhàng, liên tục, kéo giãn vai sẽ giúp hạn chế tình trạng đông cứng vai sau phẫu thuật hoặc chấn thương.
    Đối với những người mắc một số bệnh lý có nguy cơ dẫn tới khớp vai bị đông cứng như: đái tháo đường, tim mạch, tuyến giáp… cần thường xuyên vận động (tối thiểu 30 phút/ngày, 5 buổi/tuần), đặc biệt chú trọng vào bài tập cử động vai để khớp vai duy trì được độ dẻo dai và linh hoạt.
    Nguồn: sưu tầm
    P/s: Nếu thấy bài viết hữu ích bạn có thể chia sẻ cho mọi người quanh mình.
    Nhóm FB chia sẽ những kiến thức , Bài tập hiệu quả giúp cải thiện các loại bệnh về xương khớp: https://www.facebook.com/groups/nanchinhcotsongchiropractic
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi huykhanh8997
    Đang tải...


Chia sẻ trang này