Review Truyện Vị Vương Công Cuối Cùng

Thảo luận trong 'Thư giãn, giải trí' bởi anhnguyenflypro, 31/8/2021.

  1. anhnguyenflypro

    anhnguyenflypro Thành viên tích cực

    Tham gia:
    21/8/2018
    Bài viết:
    708
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    18
    VỊ VƯƠNG CÔNG CUỐI CÙNG
    Tác giả: Mậu Quyên
    Thể loại: Dân quốc, ngược nam, HE.
    Tình trạng: Đã dịch xong.
    ——
    Giới thiệu
    Một vị vương gia sinh ra trong những năm tháng mưa gió gập ghềnh.
    Một vị vương gia chĩa súng vào mũi người khác cướp dâu.
    Một vị vương gia tận mắt chứng kiến hoàng hậu Uyển Dung phát điên.
    Một vị vương gia tưởng chừng như sống đời mơ màng nhưng lại âm thầm coi giữ non sông đã rách nát.
    Một vị vương gia cuối cùng, suốt đời chưa từng để lại một cốt nhục nào.
    Trọn kiếp chỉ ôm duy nhất một mối tình si, một sáng vuột mất, đã là vĩnh hằng.
    Chuyện khó chịu đựng nhất trên đời, không phải là mất đi người mình yêu nhất, mà là biết rất rõ rằng mình sẽ mất đi nàng, lại còn là chính tay đẩy nàng đi…
    Chàng là tiểu vương gia cuối cùng của Thanh triều, mặc cho đại thế đã mất, chàng vẫn phong lưu hào hoa như ngày nào, phóng túng ương ngạnh, ngửa tay là mây, lật tay thành mưa.
    -------
    Vị Vương Công Cuối Cùng (Hệ liệt Cuộc Đời Phù Du bộ thứ 1) - Mậu Quyên: bối cảnh Thanh Mạt Dân Quốc, siêu ngược, không phải ngôn tình (dù nói về tình yêu nhưng không thể xem như ngôn tình).
    Chuyện đau khổ nhất trên đời, không phải boss hung du ong xa ket hon di là mất đi người yêu thương, ấy là biết rõ sẽ đánh mất họ mà còn tự tay mình đẩy người ấy đi xa… Chàng là vị vương gia cuối cùng của triều Thanh, chẳng sợ đại thế đã mất, chàng vẫn phong lưu phóng khoáng như cũ, ngông nghênh bất cần, hô mưa gọi gió.
    Nàng là thị thiếp không danh phận của chàng, là linh hồn, là mộng ước của chàng, cũng là uất hận, là nỗi bất cam của chàng.
    Chàng và nàng, yêu nhau đến tận xương tủy, nhưng cũng chẳng thăng được loạn thế, yêu một lần, vĩnh viễn quyết liệt một đời.
    Giữa những năm tháng hỗn loạn, cố thủ vùng Đông Bắc tổ quốc là một vị vương gia. Hoàng đế thoái vị, phương Nam chiến hỏa, quân phiệt cát cứ, đế quốc rình rập, mỗi người đều sống trong thấp thỏm lo âu, hạnh phúc giả tạo, hoặc là xa hoa vô bờ, hoặc là mạt kiếp cùng cực, được chăng hay chớ, “không tiền, anh sống chẳng bằng heo chó, có tiền anh cũng chẳng sống hơn heo chó”. Giữa những tháng năm mưa gió quay cuồng ấy, có một vị vương gia, chàng giữ lại tôn nghiêm của một vị quý tộc mạt thế, trên vai trĩu gánh gia tộc. Lá mặt lá trái với đủ mọi thế lực, khôn khéo kinh doanh kết giao lại vẫn cứ ngạo nghễ xa cách, sống lưng thẳng tắp cái khí khái của một triều đại đã từng hùng mạnh rực rỡ nay dần đi đến đoạn kết.
    “Chàng lặng lẽ kiểm kê tài phú cùng với con át chủ bài của chính mình, gia sản còn lại bao nhiêu, cái nào nên giữ lại, cái nào nên bỏ đi, thứ gì có thể đem tặng như là để kết giao, thứ gì dù có mất mạng cũng phải giữ lại, phục hồi tiền triều là một giấc mộng đẹp, chẳng qua trước khi say khướt mà mơ mộng cần phải cân nhắc làm sao mà sống, sống sao cho tử tế…”
    Chàng biết mình ở đâu, biết mình là ai, biết mình phải làm gì, biết cái gì là thời cuộc, chưa bao giờ nhập nhằng giữa hiện thực và mộng tưởng, chàng giữ gìn tôn nghiêm của triều đại cuối cùng này, giữ gìn thân quyến, giữ gìn biểu tượng long mạch của đất nước – Điểm Tướng Đài, chỉ vậy, không hơn, bởi chàng cũng chỉ có thể làm vậy, không thể hơn. Chàng là kỳ chủ của vùng Đông Bắc, là vị tiểu vương gia cuối cùng của triều Thanh, chàng tên là Ái Tân Giác La Hiện Dương.
    Chẳng phải sương, chẳng phải hoa,
    Nửa đêm tìm đến, sáng ra đi rồi.
    Đến như xuân mộng, được mấy hồi ?
    Đi tựa mây trời chẳng định nơi
    (Bạch Cư Dị - Hoa Phi Hoa, tham khảo từ thivien.net)
    Nơi chàng ở là vương phủ xa hoa hào nhoáng, cuộc sống chàng hưởng là tiền tài sinh lời từ gia sản tổ tiên để lại. “Tài phú tàn lưu đúc thành tòa thành vây của lạc thú, hy vọng và hạnh phúc giống như hào nước quây thành, các quý tộc bị thất sủng với thời đại hấp thu lấy chúng mỗi ngày chẳng chừng mực, không để bụng, không ơn huệ, không e ngại hãi hùng.” Chàng vung tiền như rác, phóng đãng như một tay chơi thứ thiệt cũng chỉ là để lấp chỗ trống trong lòng mình, trong lòng người vợ mà chàng thua thiệt, bù đắp cho người con gái chàng yêu, cho cả những kẻ sống phụ thuộc vào vương phủ. Bởi vì tiền tài là thứ phù phiếm nhất trong thời đại này, mà chân tình lại xa xỉ bất kham, khiến người rớm máu, khiếm tâm nát vụn.
    Tưởng như Hiện Dương sống mơ màng, ngật ngưỡng, chao đao giữa thế thời loạn lạc, thế nhưng chàng lại sừng sững vững vàng, ngay cả hoàng đế đã thoái vị cũng chẳng kiên định bằng chàng.
    Đó là một người đàn ông thực thụ, có thể gánh vác, dù chàng còn chưa đến 30 tuổi. Hút thuốc phiện, chơi gái, bao con hát, mua xe sang, đồ trang sức… Nhưng lại cầm súng săn chỉ thẳng vào mặt kẻ khác mà đoạt hôn, thẳng thừng từ chối bán Điểm Tướng Đài cho người Nhật vô số lần dù hậu lễ có giá trị đến đâu, ngay ngắn hành lễ với hoàng đế Phổ Nghi, thẳng tay đấm cho kẻ khinh nhờn tôn nghiêm hoàng thất, bán nước cầu vinh một trận thừa sống thiếu chết, dõng dạc khuyên nhủ vị hoàng hậu đã phát dại. Bao nhiêu phen chàng thiết kế ám hại những kẻ mong hòng đạp lên mảnh đất chàng bảo vệ, bao nhiêu phen chàng dùng thủ đoạn tàn nhẫn giẫm đạp kẻ thù.
    Suốt đời này, chàng chỉ yêu một người, yêu đến tổn thường mình mẩy, yêu đến tuyệt vọng, yêu đến bần thần, mỗi lần đau đớn tiễn nàng đi rồi lại đau đớn đón nàng về, vì nàng mà bôn ba thu dọn tàn cục, cũng vì nàng đặt cược một ván bài sinh tử. Cuộc đời chàng chẳng có gì là thật, chỉ có tình yêu là thật. Nước mất nhà tan, con gái thất lạc, mỗi người sống trên đời đều oán hận chàng, kể cả người con gái ấy.
    Họ bên nhau từ thuở thơ ấu. Nàng là bé gái mồ côi nhân cha nàng xả thân vì chủ mà được đền đáp nuôi nấng như tiểu thư. Nàng là Uông Minh Nguyệt, là trăng trong nước, là giấc mộng của chàng dù rằng vẫn luôn kề bên.
    Đừng hỏi vì nhẽ gì mà chàng lại yêu một cô gái tầm thường nhiều đến thế, đã gọi là mộng nghĩa là định trước mãi mãi theo đuổi. Nhưng tình yêu ở loạn thế, cũng chỉ có thể là tình yêu, tình yêu không vượt được trách nhiệm, chẳng lấp nổi thân phận cách biệt, càng chẳng vượt được nỗi ăn năn. Chàng yêu nàng nhưng không bá đạo chiếm giữ, chàng chỉ muốn nàng được hạnh phúc, nếu nàng vui ta bằng lòng tiễn nàng đi, nếu nàng về ta lại giang tay ôm lấy nàng, luôn luôn nhẫn nại mà đáp ứng mọi yêu cầu của nàng. Chàng và nàng, một kẻ muốn đánh, một kẻ nguyện nhận đòn, tình yêu của họ không phải không gây đau khổ cho kẻ khác nhưng đọc rồi lại chẳng nỡ trách cứ, rốt cuộc là ai sai? Hay là do thời đại này sai?
    Chẳng thể nào quên câu thoại này, một câu thoại mà nhẽ ra sẽ vô cùng sến sẩm buồn nôn trong những câu chuyện khác mà ở đây lại quặn thắt cõi lòng, khiến mỗi cô gái khi đọc đều bầm tím ruột gan, muốn yêu thương muốn xoa dịu người đàn ông ấy:
    “Minh Nguyệt, Minh Nguyệt, sau khi nàng đi, ca ca bèn choáng váng, bèn ngã bệnh, nhìn ai cũng thấy là nàng, lại nhìn ai cũng không phải nàng… Nàng biết chứ? Nàng xem giờ ca ca còn lại gì? Ai?.... Nói lời này nàng có hiểu được không? Không phải nàng thực sự vô tâm đi? Thế thì ca ca uổng công quen nàng… Cho ta nhé, được không?...Minh Nguyệt, cho ta đi mà, ta thương nàng muốn chết…”
    Khó có thể lý giải tình yêu vô điều kiện của Hiện Dương, nhưng lại không khó để cảm nhận, để rúng động với tình yêu ấy, để khắc khoải với người đàn ông ấy.
    Chàng si tình, chàng kiên định, chàng biết nắm giữ nhưng cũng biết buông bỏ:
    “Nước mất, núi sông còn, núi sông mất, người vẫn còn. Một mảnh bảo địa phong thủy, mây tía suối nguồn, nếu ngay cả mạng của một đứa trẻ cũng chẳng cứu nổi, vậy giữ có ích lợi gì?”
    Làm người kiên trì đến cuối cùng, buông bỏ gánh nặng khi chẳng thể cứu vãn được nữa, vừa liều mạng vừa đánh cược một ván bài nhân tâm, cố gắng bắt lấy giấc mộng mình theo đuổi bao năm nay, lần đầu tiên tranh thủ cho hạnh phúc của chính mình. Ai mới là nhà cái? Chàng thắng, không phải sao?
    ----------------------------------------
    Truyện ngược hơn mức độ mình tưởng, vừa đọc vừa quằn quại mà trót sa vào không drop nổi. Nếu xếp hạng, này chắc nên gọi là ngược nam. Đọc xong truyện có rất nhiều điều muốn nói, cuối cùng chữ nghĩa loạn xạ nên chẳng nói hết được, đành gác lại bao điều.
    Hãy đọc bộ này trong tâm thế không phải đọc ngôn tình, đây không phải ngôn tình, tất cả những gì bộ truyện muốn truyền vượt xa chuyện nhi nữ tình trường. Đó là khí khái thời đại, là cảm hoài về bánh xe vận mệnh, bánh xe lịch sử, là về những phận đời họa nên bức tranh về một mảnh đất, một thời kỳ loạn, nơi có người dã tâm bừng bừng, có thanh niên anh hùng, có lưu manh quả cảm, có thiếu nữ ngây thơ, có oán phụ đau khổ, có kẻ ngoại quốc thèm thuồng, có kẻ bần hàn lầm than, có kẻ đầu cơ bán nước…
    Tất cả các nhân vật của Mậu Quyên đều sống động, đều chân thật, đều quyết liệt chỉ trừ nữ chính. Cảm tưởng hầu như mỗi người trong câu chuyện đều được phác họa qua lăng kính của nữ chính trong khi bản thân nữ chính như tấm lục bình, trôi dạt, lắc lư, phản kháng yếu ớt, biết rõ mọi người lại chẳng hiểu mình muốn gì. Nàng hận Hiện Dương cũng bởi nàng yêu chàng, nàng hiểu nên nàng không hận nổi kẻ khác, và cũng bởi nàng chẳng yêu kẻ khác, vì vậy nàng trút tình yêu cũng trút hận vào chàng. Nhưng tôi không trách nàng, thật đấy, nếu ai đó nuôi một đứa con đến tuổi dậy thì, chắc sẽ hiểu, tôi bỗng nhớ đến cái cách mà Phi Phi phản kháng Trương Bình trong Người Ở Nơi Tịch Lặng, có chút gì đó liên tưởng. Không trách nàng bởi rất nhiều yếu tố khiến nàng trở nên như vậy, xuất thân, sự mập mờ trong cách đối đãi ở vương phủ, tình yêu thiếu sự giao lưu chia sẻ của nam chính và cả cái thế thời hỗn loạn này.
    Đọc review trên Douban có bạn nói, nữ chính Minh Nguyệt giống như ẩn dụ về miền Đông Bắc, vừa căm ghét lại vừa ỷ lại vào vương triều phong kiến, vừa tò mò lại vừa tham lam ngưỡng mộ một nền văn minh tiến bộ xa lạ là Nhật Bản. Nó lắc lư, nó chao đảo giữa hai thái cực, để rồi cuối cùng vẫn làm ra quyết định của mình, như cái cách cuối cùng Minh Nguyệt kề con dao kết liễu Đông Tu Trị. Càng nghĩ càng thấy thật đúng, không biết tác giả có ý đồ đó không nhưng nếu khớp suy nghĩ tính cách hành động của 3 nhân vật chính trong truyện thì thấy rất tiệp với cách nhìn nhận này, cảm thấy mọi sự khó hiểu trở nên rất dễ lý giải.
    Phải nói, văn chương của Mậu Quyên tiến bộ vượt bậc trong bộ truyện này, câu chữ giản dị mà tinh tế, không màu mè, không hoa mỹ nhưng chi lí tỉ mẫn đến từng con chữ, ví như cử chỉ ve vuốt bằng mu bàn tay của nam chính. Cách dẫn chuyện khiến người ta không thể ngừng đọc, lối kể nghịch thuật đảo lộn thời gian làm người đọc tò mò chăm chú, có lúc đưa ra nhận định rồi lại dẫn dắt người đọc đến một nhận định khác trái ngược.
    Cả câu chuyện vừa bi thương vừa hừng hực cái bầu khí của một giai đoạn loạn lạc, tuy ngược tâm ray rứt nhưng cũng làm người ta uất nghẹn không khóc nổi. Và cái kết truyện là một cú plot twist ngoạn mục, mình đọc truyện trong tâm thế chờ sẵn SE không còn nghi ngờ gì nữa, vậy mà tác giả lại có thể bẻ ngoặt một cách tài tình, không hề khiễn cưỡng về một tương lai mở. Cái sự bất ngờ chóng vánh của đoạn kết có vẻ như cố tình khiến độc giả hoang mang, ngẫm nghĩ, trăn trở chuyện xảy ra như thế nào, rốt cuộc là làm sao để rồi mừng rỡ khi thấy ánh sáng cuối đường
    Văn hay và không hề khó đọc, cho nên convert siêu dễ đọc, ai thích tàu lượn con tim mà vẫn HE thì nhào vô.
    (Warning: nữ 9 không phải tuýp được yêu thích, bên Trung ném đá kinh lắm, nhưng cưng chiều cô vợ quân nhân không phải ngôn tình, trai tài gái giỏi yêu nhau YY cho nên nữ chính có tính cách như vậy mới thúc đẩy cốt truyện, bản thân mình khi đọc dù không thích cũng không thấy nỡ trách cứ ghét bỏ trù ẻo gì nữ chính, đôi khi còn đồng cảm và thương xót.)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi anhnguyenflypro
    Đang tải...


Chia sẻ trang này