Tranh luận: Sỏi Thận Không Gây Đau Có Nguy Hiểm Đến Người Bệnh Không?

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi HUYENMY-BNCMEDIPHARM, 10/3/2023.

  1. HUYENMY-BNCMEDIPHARM

    HUYENMY-BNCMEDIPHARM Thành viên tích cực

    Tham gia:
    4/11/2021
    Bài viết:
    610
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Sỏi thận (còn gọi là sỏi niệu) là những chất cặn cứng được tạo thành từ các khoáng chất và muối hình thành bên trong thận. Chế độ ăn uống, thực phẩm chức năng và thuốc là một trong nhiều nguyên nhân gây ra sỏi thận. Thường thì sỏi thận sẽ gây đau đớn cho người bệnh, nhưng có vài trường hợp người bệnh không thấy đau khi bị sỏi thận. Vậy liệu sỏi thận không gây đau có nguy hiểm không? Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho người bệnh về tình trạng sỏi thận không gây đau.

    [​IMG]

    I. Sỏi thận không đau có nguy hiểm không?

    - Sỏi thận là hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, bàng quang, niệu quản… lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Sỏi được tạo ra do nhiều nguyên nhân như: Uống ít nước, ăn uống nhiều canxi, rối loạn chuyển hóa…

    - Khi sỏi thận bắt đầu hình thành thường không gây đau, không có dấu hiệu cụ thể gì, và người bệnh có thể chỉ tình cờ phát hiện sỏi khi đi khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên việc sỏi thận hình thành và diễn biến trong âm thầm không gây đau lại chính là mối nguy hiểm tiềm tàng. Việc sỏi thận không đau khiến người bệnh chủ quan không đi khám, tuy nhiên không phát hiện, điều trị sớm sỏi thận có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như suy thận cấp và mạn tính.

    II. Sỏi thận gây đau khi nào?

    Sỏi thận thường không có biểu hiện cụ thể, tuy nhiên sỏi có thể gây những triệu chứng như đau dữ dội vùng hông và lưng, vị trí phía dưới xương sườn, đau lan đến vùng bụng dưới, thường xuyên buồn tiểu hoặc đau buốt khi đi tiểu trong các trường hợp sau:

    1. Khi sỏi di chuyển

    - Khi sỏi di chuyển, nhất là những sỏi có gai nhọn sẽ cọ xát, va chạm vào đường niệu gây ra những cơn đau thắt lưng, đau quặn thận, tiểu ra máu nếu sỏi ở thận, niệu quản. Khi sỏi cọ xát vào đường niệu thì nguy cơ viêm niêm mạc bị phù nề, viêm và là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm đường tiểu, thậm chí gây ra suy thận cấp và mạn.

    2. Khi sỏi to

    - Trường hợp sỏi to khiến sỏi có thể gây tắc nghẽn niệu quản, làm cho nước tiểu ứ lại trên chỗ tắc, trong khi thận vẫn tiếp tục lọc ra nước tiểu mà niệu quản bị tắc, không xuống được nên thận bị ứ nước, giãn to, gây đau. Khi các đài thận bị căng trướng nước tiểu, sẽ tạo ra áp lực cao tác động vào thần kinh thận và vỏ thận, gây ra cơn đau quặn thận.

    III. Những biến chứng của sỏi thận

    Sỏi được hình thành khi nước tiểu của bạn chứa nhiều chất tạo tinh thể, chẳng hạn như canxi, oxalat và axit uric, nhiều hơn là chất lỏng trong nước tiểu. Bên cạnh đó, trong môi trường nước tiểu của bạn có thể thiếu chất ngăn cản các tinh thể kết dính với nhau, tạo môi trường lý tưởng cho sỏi thận hình thành.

    Các dấu hiệu để nhận biết bạn có đang mắc sỏi thận:

    • Đau rát sau khi tiểu, tiểu ra máu, tiểu rắt tiểu són

    • Đau lưng, đau phía dưới bụng, hông và mạn sườn

    • Luôn có cảm giác buồn nôn, nôn ói, sốt, ớn lạnh

    • Tiểu ra máu, nước tiểu có màu hồng, cặn trắng

    Sỏi thận chính là nguyên nhân dễ dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nếu không phát hiện đến một giai đoạn nào đó sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

    1. Tắc nghẽn đường tiết niệu
    [​IMG]

    - Sỏi xuất hiện ở bể thận và đài thận, trôi xuống niệu đạo, niệu quản gây tắc nghẽn đường tiết niệu. Tình trạng nước tiểu không thể chảy từ thận đến bàng quang để thoát ra ngoài, sẽ gây ứ đọng tại thận, gây ra hiện tượng són tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt. Tắc nghẽn đường tiết niệu kéo dài có thể gây suy thận không thể hồi phục nếu không được điều trị vì nước tiểu sẽ chảy ngược lại vào niệu quản và thận.

    2. Nhiễm trùng đường tiết niệu

    - Sỏi thận có nhiều hình dáng, kích thước khác nhau, có những viên từ 5mm – 20m, nên khi sỏi di chuyển sẽ gây ra cọ xát vào đường tiết niệu, lâu dần có nguy cơ khiến niêm mạc phù nề, sưng viêm và là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm đường tiết niệu.

    - Bệnh nếu không phát hiện và điều trị sớm thì đến giai đoạn nhiễm trùng, việc điều trị sẽ khó khăn, phức tạp hơn.

    3. Viêm bể thận cấp

    - Tắc nghẽn đường tiết niệu do sỏi lâu dần không điều trị sẽ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính ở các đài thận, bể thận, niệu quản. Nếu nhiễm khuẩn bể thận nặng sẽ gây cơn viêm bể thận cấp. Triệu chứng viêm bể thận cấp xảy ra đột ngột và nguy cấp như sốt cao, đau hông dữ dội, đái ra mủ,…, nếu có các dấu hiệu trên, bạn nên đi khám ngay lập tức để xử lý được kịp thời, nhanh chóng.

    4. Ứ mủ bể thận

    - Tình trạng viêm bể thận nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ứ mủ. Biến chứng này là một cấp cứu nội khoa nặng, có thể hủy hoại nhanh nhu mô thận. Bên cạnh các biểu hiện của viêm bể thận cấp, có thể sẽ thấy thận sưng to, sờ có cảm giác đau tức.

    5. Thận ứ nước

    - Sỏi ở đài thận có thể gây ứ nước một phần thận, còn sỏi ở niệu quản gây ứ nước toàn thận và niệu quản. Nếu ứ nước trong thời gian dài thận sẽ bị giãn rộng, nếu kéo dài quá 6 tuần thì nhu mô thận khó có thể phục hồi, dù có phẫu thuật thận cũng không thể co về kích thước như bình thường. Nguy hiểm hơn, khi ứ nước, tắc nghẽn, sẽ làm tăng áp lực lọc, từ đó làm tăng prostaglandin gây co mạch thận, làm thận thiếu máu, nhiều ống thận sẽ bị teo và tủy thận bị hủy hoại.

    6. Suy thận cấp và mạn tính

    - Tùy vào kích thước của viên sỏi, nó có thể di chuyển được thoát ra ngoài dễ dàng hay mắc kẹt lại
    đường tiết niệu, niệu đạo, niệu quản. Quá trình sỏi di chuyển sẽ cọ xát, làm niêm mạc ống thận bị tổn thương, gây nhiễm khuẩn thận và đường tiết niệu.

    IV. Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận

    • Sử dụng thuốc tùy tiện

    >>> Xem tiếp: Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi HUYENMY-BNCMEDIPHARM
    Đang tải...


Chia sẻ trang này