Thông tin: Sốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi thienthannho090390, 25/11/2014.

  1. thienthannho090390

    thienthannho090390 _Meomeo Híhí_

    Tham gia:
    9/6/2012
    Bài viết:
    2,723
    Đã được thích:
    554
    Điểm thành tích:
    823
    1. Sốt là gì?

    Sốt nghĩa là nhiệt độ cơ thể cao hơn mức bình thường. Trẻ nhỏ được cho là bị sốt nếu:

    - Nhiệt độ bên trong hậu môn cao hơn 38oC (100.4F)
    - Nhiệt độ ở miệng cao hơn 37.8oC (100F)
    - Nhiệt độ ở nách cao hơn 37oC (99F)
    - Nhiệt độ ở tai cao hơn 38oC (100.4F). (Cách đo này không khả thi với các bé dưới 6 tháng tuổi)
    - Nhiệt độ đo bằng núm vú giả cao hơn 37.8oC (100F). (Nhiệt kế núm vú sẽ chính xác hơn với trẻ trên 3 tháng tuổi).

    [​IMG]

    Kiểm tra sốt bằng tay cũng là cách xác định sốt ở trẻ vì khi đó bạn sẽ cảm nhận độ nóng ở trẻ rõ hơn. Cách kiểm tra này hiệu quả hơn chúng ta nghĩ, nhưng nếu bạn tính đưa trẻ đến bác sĩ, thì hãy sử dụng nhiệt kế để có số liệu cụ thể.

    Nhiệt độ trung bình của cơ thể được đo ở miệng là 36.5oC (97.6F). Nhiệt độ đo ở miệng thông thường có thể thay đổi vào khoảng thấp hơn 35.5oC (95.8F) vào buổi sáng và 37.5oC (99.4F) vào buổi chiều. Nhiệt độ tăng nhẹ (từ 38 đến 38.5oC hoặc 100.4F đến 101.3F) có thể là do vận động, bận quần áo dày, tắm nước nóng hoặc thời tiết nóng. Đồ ăn hoặc đồ uống nóng cũng có thể làm tăng nhiệt độ miệng. Nếu bạn nghi ngờ một dấu hiệu nào đó tác động đến nhiệt độ cơ thể của trẻ, hãy kiểm tra lại nhiệt độ 30 phút một lần.

    2. Nguyên nhân của sốt là gì?

    Sốt là một triệu chứng, không phải là bệnh. Nó là phản ứng bình thường của cơ thể trước một sự nhiễm khuẩn (virus, vi khuẩn) nào đó. Sốt giúp chống lại sự nhiễm trùng bằng cách khởi động hệ miễn dịch của cơ thể. Hầu hết các cơn sốt (từ 37.8 đến 40oC hoặc 100 đến 104F) mà trẻ mắc phải đều không nguy hiểm. Các nguyên nhân phần lớn là từ các bệnh do virus như cảm lạnh hoặc cảm cúm. Một vài nguyên nhân là do bệnh từ vi khuẩn mang lại như viêm họng hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Mọc răng không phải là nguyên nhân gây sốt.

    3. Bao lâu thì trẻ sẽ tự khỏi sốt?

    Hầu hết các cơn sốt do virus sẽ kéo dài khoảng 2 đến 3 ngày. Thông thường, độ nặng nhẹ của sốt không liên quan đến sự nghiêm trọng của bệnh. Hành vi cư xử của trẻ mới nói lên trẻ bệnh nặng hay nhẹ. Sốt không phải gây tác hại kéo dài. Tổn thương não xuất hiện chỉ khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 42oC (108F). May mắn thay, bộ ổn định nhiệt của não bộ sẽ giữ những cơn sốt dưới mức nhiệt độ này.

    4. Cha mẹ nên chăm sóc trẻ sốt như thế nào?

    Cung cấp nhiều nước và bận quần áo thoáng mát: Khuyến khích trẻ uống nhiều nước. Nước trong cơ thể có thể mất đi trong các cơn sốt do sự đổ mồ hôi. Quần áo nên hạn chế tối đa vì hầu hết nhiệt độ sẽ thoát qua da. Không nên trùm, bận đồ cho trẻ quá dày vì có thể là nguyên nhân khiến sốt cao hơn. Trong thời gian trẻ cảm thấy lạnh hoặc run rẩy, hãy đắp cho trẻ một chiếc khăn mỏng. Nếu nhiệt độ thấp hơn 39oC (102F) thì chỉ cần xử lý như trên, thuốc hạ sốt ở trường hợp này là không cần thiết.

    [​IMG]

    Những loại thuốc hạ sốt:

    Hãy nhớ rằng sốt giúp con bạn chống lại sự nhiễm bệnh. Chỉ thực sự cần dùng đến thuốc nếu chúng gây ra sự khó chịu. Điều đó thường có nghĩa là trẻ sốt trên 39oC (102F).

    Các loại thuốc bắt đầu có tác dụng sau 30 phút, và kéo dài 2 giờ sau khi uống. Thuốc sẽ giúp giảm sốt xuống 1 đến 1.5oC (2F đến 3F). Thuốc hạ sốt không hạ nhiệt độ xuống thành nhiệt độ cơ thể bình thường trừ khi nhiệt độ sốt không cao trước khi uống thuốc. Lặp lại việc kiểm tra liều lượng thuốc là cần thiết bởi vì cơn sốt vẫn còn lên hoặc xuống cho đến khi hết bệnh. Nếu con bạn đang ngủ, thì không nên đánh thức trẻ dậy để cho uống thuốc.

    Acetaminophen: Các trẻ dưới 3 tháng tuổi có thể được cho uống acetaminophen (tylenol). Cho uống đúng liều lượng thuốc với cân nặng của trẻ mỗi 4 đến 6 giờ. Liều lượng acetaminophen được tính dược trên cân nặng, ví dụ: từ 15 – 20 mg cho mỗi kg cân nặng của trẻ. Không được cho trẻ uống acetaminophen hơn 5 lần/ ngày.

    Ibuprofen: Ibuprofen (advil, motrin) được cho phép sử dụng với trẻ trên 6 tháng tuổi. Một lợi thế của ibuprofen là tác dụng (6–8h) kéo dài hơn acetaminophen (4-6h). Cho đúng liều lượng dành cho cân nặng của trẻ mỗi 6-8 tiếng. Liều lượng của Ibuprofen là 5-10mg cho mỗi kg cân nặng của trẻ.


    LƯU Ý: Dụng cụ định lượng của sản phẩm này không được dùng cho sản phẩm khác.

    Tránh dùng aspirin: Các bác sĩ khuyến cáo rằng trẻ em (dưới 21 tuổi) không được dùng aspirin điều trị sốt. Aspirin được dùng trong các bệnh nhiễm virus, như là bệnh thủy đậu hay cảm cúm, được cho là có liên quan đến một bệnh nặng hơn được gọi là Hội chứng Reye (phù não và suy gan). Nếu nhà bạn có trẻ con, hãy cảnh báo trẻ không dùng aspirin.

    Lau mình

    Lau mình thường là không cần thiết trong việc hạ sốt. Không bao giờ lau mình trẻ mà trước đó không cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen. Lau mình trẻ chỉ khi sốt cao hơn 40oC (104F) và độ sốt kiểm tra sau 30 phút - sau khi uống acetaminophen hay ibuprofen vẫn không hạ.

    Nếu bạn lau mình trẻ, nên sử dụng nước âm ấm ( 29-32oC hay 85-90F). Việc lau phát huy tác dụng nhanh hơn ngâm mình cho trẻ - cho trẻ ngồi trong thau xâm xắp nước và giữ cho bề mặt da luôn ướt. Trẻ cảm thấy mát hơn do sự bốc hơi nước. Nếu trẻ run rẩy, ta nâng nhiệt độ nước lên hoặc ngừng lau mình cho tới khi acetaminophen hay ibuprofen có tác dụng. Không nên hy vọng nhiệt độ sốt sẽ xuống dưới mức 38.3oC (101F).

    Không thêm r*** vào nước, trẻ có thể hít phải hơi r*** và dẫn đến hôn mê.

    5. Khi nào thì nên gọi hỗ trợ từ bác sĩ, bệnh viện?

    Gọi NGAY LẬP TỨC nếu:

    Con bạn dưới 3 tháng tuổi.
    Sốt cao trên 40oC (104F) và tình hình không được cải thiện sau 2h uống thuốc hạ sốt.
    Con bạn biểu hiện rất đừ (sốt thường đi cùng với nhức đầu, chóng mặt, cứng gáy, thở khó khăn, nổi hồng ban hoặc không chịu uống nước).

    Gọi trong vòng 24 giờ nếu:

    Con bạn từ 3 đến 6 tháng tuổi (trừ khi sốt do mũi chích ngừa)
    Con bạn bị sốt hơn 24 giờ mà không có nguyên do rõ ràng hoặc vị trí nhiễm bệnh VÀ con bạn nhỏ hơn 2 tuổi.
    Con bạn bị sốt kéo dài hơn 3 ngày.
    Hết sốt khoảng 24 tiếng nhưng sau đó lại bị lại.

    Nguồn: Victoriavn

    Các bạn có thể xem thêm:
    3 nguyên nhân bé sơ sinh dễ bị sốt
    Trẻ sơ sinh bị sốt: Mẹo hạ sốt an toàn
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thienthannho090390
    Đang tải...


  2. phamhue.ttqd

    phamhue.ttqd dịch vụ xe 4-7 giá rẻ-tốt

    Tham gia:
    6/8/2012
    Bài viết:
    4,810
    Đã được thích:
    738
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Sốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

    khi con sốt mình sợ lắm, rất rất sợ
     
  3. ecoenvir

    ecoenvir Độc lập, Tự do, Hạnh phúc

    Tham gia:
    5/6/2012
    Bài viết:
    3,442
    Đã được thích:
    824
    Điểm thành tích:
    823
    cảm ơn bạn vì bài viết
     
  4. thanhthanh2015

    thanhthanh2015

    Tham gia:
    11/9/2014
    Bài viết:
    13,332
    Đã được thích:
    2,489
    Điểm thành tích:
    863
    kinh nghiệm cho các bà mẹ có con nhỏ
     
  5. me_chich

    me_chich Thành viên chính thức

    Tham gia:
    5/12/2013
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    18
    Đối với trẻ sơ sinh và nhũ nhi, việc theo dõi, kiểm soát và nắm bắt nhiệt độ là điều vô cùng cần thiết và ít nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe và cả tính mạng của trẻ. Do đó, luôn nhớ trong nhà phải luôn thủ sẵn dụng cụ theo dõi nhiệt độ cho trẻ để khi cần có thể sử dụng ngay.

    Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh là 36,5° đến 37.5°.

    Nếu lấy nhiệt độ ở nách, để có kết quả chính xác nhất cần đặt trong 2 phút và nhiệt độ cặp nách cộng thêm 0.5° mới là nhiệt độ thật của trẻ;

    Ví dụ: Nếu nhiệt độ đo được ở nách là 36,5° thì nhiệt độ của trẻ là 37°.

    Nếu nhiệt độ của trẻ sơ sinh thấp hơn 36,5° thì cần ủ ấm ngay cho trẻ sơ sinh. Dưới mức nhiệt độ này, trẻ có thể mắc hội chứng đột tử sơ sinh.
    [​IMG]
    Nếu nhiệt của trẻ sơ sinh cao hơn 38,0°: trẻ bị sốt thì cần xử trí ngay để tránh bị sốt co giật bằng cách lau mát và sớm đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế.
    [​IMG]
     
  6. kopbeo

    kopbeo Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    16/4/2015
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    haizz, hè về rồi, cái mùa lắm bệnh tật sợ luôn cm nhỉ
     
  7. tranmanhquan77

    tranmanhquan77 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    3/4/2015
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Sợ nhất là lúc con trẻ bị sốt. Mỗi lần như vậy cả nhà mình đều rối cả lên. Cảm ơn bạn.
     
  8. daudo1

    daudo1 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    17/4/2014
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    56
    Điểm thành tích:
    28
    Qua mấy lần con bị sốt, mình đã bình tĩnh hơn. Chứ lần đầu thì cuống quýt, sợ lắm.
     
  9. lucky55ting

    lucky55ting Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    7/1/2014
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Mình bị sốt cứ có thói quen lười uống thuốc để tự khỏi, khi nào quá lắm mới uống liều hạ sốt thôi. Vậy trẻ có nên để tự khỏi không nhỉ, mình sợ cứ uống nhiều sẽ bị nhờn thuốc
     
  10. hieupede

    hieupede

    Tham gia:
    5/4/2013
    Bài viết:
    10,963
    Đã được thích:
    2,087
    Điểm thành tích:
    913
    hjx nghĩ đến cảnh con sốt lại sợ, quấy kinh khủng :(
     
  11. megiabao2109012

    megiabao2109012 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    1/5/2015
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Danh dau
     
  12. me_chich

    me_chich Thành viên chính thức

    Tham gia:
    5/12/2013
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    18
    Nếu hiện tượng sốt ở trẻ sơ sinh khiến các bậc cha mẹ sốt vó thì tình trạng hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh cũng nguy hiểm không kém, các bậc cha mẹ hay bỏ sót điểm này và do thiếu nắm bắt thông tin, việc mạo hiểm với tính mạng đứa con thên yêu là điều có thể xảy ra với bất kỳ bậc phụ huynh nào.

    HẠ THÂN NHIỆT Ở TRẺ SƠ SINH – VẤN ĐỀ CẦN XỬ LÝ KHẨN


    Thai nhi khi nằm trong tử cung thường có thân nhiệt cao hơn thân nhiệt người mẹ từ 0,5 đến 1 độ C, nghĩa là nhiệt độ của trẻ sơ sinh khoảng từ 37 độ - 37 độ rưỡi nên ngay khi ra đời, trẻ có nguy cơ bị giảm nhiệt rất nhanh, thường vào những đêm giá lạnh hay thậm chí cả ban ngày nóng nực. Hạ thân nhiệt dưới mức 36, 5 độ làm tăng 50% nguy cơ tử vong của trẻ (hội chứng đột tử trẻ sơ sinh).

    [​IMG]

    Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh:
    - Sơ sinh non tháng, thấp cân và thiếu lớp mỡ dưới da khiến nhiệt độ ngoài da tăng, gây mức chênh nhiệt cao và càng làm tăng sự mất nhiệt.
    - Diện tích da so với cân nặng của trẻ sơ sinh rất lớn (gấp 2-3 lần so với người lớn) nên cũng làm tăng nguy cơ mất nhiệt.
    - Trong những ngày đầu sau sinh, khả năng đáp ứng chuyển hóa của trẻ đối với hiện tượng nhiễm lạnh rất hạn chế, càng dễ bị hạ thân nhiệt và kéo theo mất năng lượng, sút cân.
    - Nếu trẻ bị thiếu dưỡng khí như khi bị viêm phổi, cộng với khả năng đáp ứng chuyển hóa với lạnh không có, gây ra một vòng xoắn bệnh lý, càng làm trẻ thiếu dưỡng khí và hạ thân nhiệt.
    - Nếu trẻ không được bú sữa mẹ, khả năng chuyển hóa trong cơ thể không tăng sẽ giảm trương lực cơ, gây thiếu dinh dưỡng, thiếu năng lượng và lại càng khiến cơ thể hạ nhiệt trầm trọng và dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng.


    Cách xử trí khi trẻ bị hạ thân nhiệt:
    - Khi trẻ sơ sinh hạ thân nhiệt, cần lau khô và quấn tã ngay cho trẻ, tránh để mất nhiệt lượng do bay hơi.
    - Quấn khăn ủ ấm, tốt nhất cha mẹ nên bế bé vào lòng để truyền hơi ấm.
    - Cần điều chỉnh máy lạnh, quạt gió, khép cửa tránh gió lùa thẳng vào nơi bé nằm.
    - Cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt.


    [​IMG]

    Cách phòng ngừa:
    - Không bao giờ để trẻ ướt, luôn lau khô và quấn tã lót cho trẻ, nếu không nhiệt lượng mất đi do bay hơi sẽ cao gấp 10 lần nhiệt lượng được sản sinh.
    - Mặc quần áo, quấn tã, chăn đệm đúng cách cho trẻ. Nếu nhiệt độ trong phòng bình thường và dễ chịu đối với người lớn thì coi như là lạnh và tương đương với nhiệt độ mùa đông đối với trẻ sơ sinh. Nhiệt độ trong phòng bé nằm tối thiểu là 30-32 độ C trong tuần đầu và 28-29 độ C trong những tuần tiếp theo.
    - Cho trẻ nằm chung với mẹ sau đẻ càng sớm càng tốt, nhiệt độ ngoài da của mẹ cao hơn sẽ truyền hơi ấm cho con.
    - Mọi việc chăm sóc như thay tã, tắm, cân... phải được thực hiện nhanh chóng.
    - Sử dụng các phương tiện ủ ấm như lồng ấp, túi chườm ấm... hoặc ủ vào lồng ngực mẹ theo phương pháp chuột túi trong trường hợp cần di chuyển bé.
    - Dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là việc cho bú mẹ sớm sẽ giúp trẻ đáp ứng chuyển hóa, sản sinh năng lượng ổn định hơn về thân nhiệt và tránh sút cân.
    - Tối trước khi ngủ cần đeo thiết bị theo dõi kiểm soát nhiệt độ 24/24h cho bé để phát hiện kịp thời hiện tượng hạ thân nhiệt.


    [​IMG]
     
  13. me_chich

    me_chich Thành viên chính thức

    Tham gia:
    5/12/2013
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    18
    Không phải khi nào sốt cũng uống thuốc nhưng không phải lười uống thuốc khi sốt, cả 2 tình huống trên đều có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe và cả tính mạng người bệnh.

    Do đó phải hiểu sốt là gì?

    Sốt là phản ứng của cơ thể với nhiễm trùng. Bình thường, nhiệt độ cơ thể có thể thấp hơn hoặc cao hơn giới hạn trung bình một chút (370C). Nhiệt độ trực tràng nhìn chung cao hơn khoảng 0,50C. Được xem là sốt khi nhiệt độ cặp ở nách ≥ 37,50C hoặc nhiệt độ trực tràng ≥ 380C.


    Đối với trẻ em hoặc trẻ sơ sinh, nhiệt độ tăng nhẹ có thể là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng nặng – hơn là khi sốt cao – cũng có thể là dấu hiệu nặng của bệnh.

    Khi thấy nhiệt độ thực cơ thể trên 38 độ (nghĩa là nhiệt độ trên thiết bị theo dõi monitor nhiệt độ 38độ hoặc cặp nhiệt kế trên 38,5 độ), thì nên nghỉ đến việc dùng hạ sốt theo liều phù hợp với cân nặng. Lưu ý: đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc dùng thuốc hạ sốt cần theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

    Việc không dùng thuốc hạ sốt khi cần thiết có thể dẫn đến:
    - tình trạng sốt cao co giật;
    - tác động đến hệ thần kinh và não bộ như thiếu oxy não, viêm màng não, suy giảm trí tuệ hoặc những di chứng nặng nề trên não, hệ thần kinh;
    - có khả năng gây suy hô hấp cấp;
    ..
    Tuy nhiên, việc dùng thuốc hạ sốt vô tội vạ có thể gây lờn thuốc, dị ứng thuốc, biến chứng suy gan, suy thận, ngộ độc liều dẫn đến sốc tai biến và tử vong.
     
  14. suckhoetot01

    suckhoetot01 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    22/7/2015
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
  15. hangxachtay.chauau

    hangxachtay.chauau Thành viên mới

    Tham gia:
    7/7/2015
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    bà viết rất hay.cảm ơn bạn đã chia sẻ :)
     
  16. trancongblog

    trancongblog Thích đẹp

    Tham gia:
    23/3/2016
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Thời tiết dạo này độc quá ? Trẻ dễ bị sốt cảm lạnh.....
     
  17. haiduong1701

    haiduong1701 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    20/3/2015
    Bài viết:
    464
    Đã được thích:
    88
    Điểm thành tích:
    28
    Trẻ bị sốt liên tục và hay khóc. mình có nên chườm khăn không?
     
  18. giadinhban

    giadinhban Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    27/9/2011
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
     

Chia sẻ trang này