Khi trẻ còn nhỏ, nôn trớ là vấn đế xảy ra khá phổ biến khiến cha mẹ lo lắng. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ, đồng thời khiến cha mẹ vất vả hơn trong quá trình chăm sóc con. Vậy đâu là các mẹo vặt trị nôn trớ cho trẻ? Hãy cùng tham khảo trong bài viết sau. SỬ DỤNG MẸO GÌ ĐỂ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG TRẺ NÔN TRỚ? Tìm hiểu các mẹo chữa nôn trớ cho bé giúp con cải thiện tình trạng của bệnh và ăn uống tốt hơn ngay sau đây: Gừng tươi kích thích tiêu hóa, trị nôn trớ an toàn Gừng được biết đến là nguyên liệu tự nhiên có mặt trong các món ăn quen thuộc, cũng là cách khắc phục trẻ bị nôn trớ. Thành phần của gừng có chứa gingerols và shogaols hỗ trợ đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày, trị nôn trớ hiệu quả. Chanh tươi giảm đầy bụng - nguyên nhân gây nôn trớ Quả chanh có vị chua, tính mát, hỗ trợ nhu động ruột hoạt động, tăng sản sinh nước bọt và acid dạ dày để trẻ tiêu hóa thức ăn tốt hơn, từ đó giảm nguy cơ trẻ bị chướng bụng, đầy hơi gây nôn trớ. Lá tre non giảm nôn trớ, giải nhiệt cho bé Một trong những mẹo vặt trị nôn trớ cho trẻ cũng hay được sử dụng là dùng lá tre non. Theo y học cổ truyền, lá tre có vị đắng, tính mát, giúp giảm nôn trớ, giảm nhiệt, hạ sốt, an toàn dùng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Mẹ hãy dùng lá tre non khi lá còn cuộn tròn, phiến lá chưa mở mắt. Với bé trai lấy 7 búp, bé gái lấy 9 búp. Bạc hà hỗ trợ trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh dầu bạc hà có tác dụng giảm nôn trớ cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do giúp thư giãn cơ trơn tiêu hóa, giảm trào ngược dạ dày. Menthol trong bạc hà cũng là chất kháng khuẩn, giúp giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa do nôn trớ gây ra. TIẾT LỘ CÁC BIỆN PHÁP GIÚP GIẢM NÔN TRỚ Ở TRẺ HIỆU QUẢ Các mẹo vặt trị nôn trớ cho trẻ có hiệu quả nhất định và chỉ nên áp dụng với các triệu chứng nhẹ, tác dụng với mỗi bé là khác nhau. Để đảm bảo an toàn và chữa nôn trớ cho bé theo các biện pháp khoa học, mẹ hãy tham khảo thêm các cách sau: · Cho trẻ bú đúng cách với tư thế đầu cao hơn dạ dày. Khi bú, mẹ cần giữ cho bé ngậm kín đầu núm vú, còn với trẻ bú bình thì cần đảm bảo đầu núm ti luôn đầy sữa và không bị nghiêng, tránh khiến trẻ nuốt không khí thừa vào bụng. · Cho trẻ bú vừa đủ mỗi cữ, không ép bé ăn quá nhiều bởi dung tích dạ dày của con rất nhỏ. Chia các cữ ăn của con thành nhiều bữa và mỗi bữa cách nhau từ 2-4 giờ đồng hồ. · Nới lỏng quần áo sau khi trẻ bú no, ngăn việc sữa trong bụng bị đẩy ép ra bên ngoài. · Tăng cường cho con dùng probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để giữ cho hệ vi sinh đường ruột luôn ở trạng thái cân bằng, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Điều cũng là cách giúp hỗ trợ cải thiện các dấu hiệu ở trẻ tiêu hóa kém với các biểu hiện như: đầy hơi, chướng bụng, táo bón,... và giảm triệu chứng nôn trớ con đang mắc phải.