Sửa đổi luật nhưng tư duy giáo dục chưa đổi

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi mailan, 8/10/2004.

Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.
  1. mailan

    mailan Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/9/2004
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Sáng nay, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Luật giáo dục (sửa đổi). Mặc dù đã sửa đổi 53 điều, bổ sung 5 điều mới nhưng dự luật vẫn được đánh giá là còn chung chung, thậm chí buông lỏng thêm một số vấn đề đang gây bức xúc dư luận.

    [​IMG]
    Học sinh tiểu học sẽ không phải thi tốt nghiệp. Ảnh: Anh Tuấn

    Dự án Luật giáo dục (sửa đổi) có một số điểm mới như bỏ văn bằng tốt nghiệp tiểu học, thay thế bằng hình thức hiệu trưởng trường tiểu học xác nhận cho học sinh hoàn thành giáo dục tiểu học. Phân cấp cho trưởng phòng giáo dục cấp huyện cấp văn bằng THCS.

    Cũng theo dự thảo luật, Chính phủ sẽ không quy định khung học phí như hiện nay mà chỉ quy định cơ chế thu và sử dụng học phí. Các trường dân lập, tư thục bình đẳng với các trường quốc lập trong việc thực hiện các quy định liên quan đến tuyển sinh, thi kiểm tra, cấp văn bằng. Các trường được quyền tự chủ trong việc tuyển dụng nhà giáo, cán bộ, nhân viên.

    Mặc dù đã có một số điểm mới nhưng dự Luật giáo dục (sửa đổi) vẫn nặng tính lý thuyết, chưa tạo bước đột phá vào những vấn đề bức xúc của giáo dục Việt Nam. Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên nhi đồng Lê Minh Hồng, dự thảo luật sửa đổi nêu chung chung là "thực hiện phân cấp cho các địa phương và tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục", nhưng lại không có quy định phân cấp rõ ràng.

    "Một trong những vướng mắc trong việc phân luồng giáo dục là chưa xây dựng các chương trình đào tạo liên thông. Người tốt nghiệp cấp học trước đương nhiên được đăng ký học cấp cao hơn cùng ngành mà không phải thi. Chúng ta đã nói rất nhiều đến vấn đề này nhưng đến nay chưa có quy định thông thoáng, thuận lợi để người dân dễ dàng lựa chọn các con đường học vấn", ông Hồng nói.

    Còn theo GS Nguyễn Ngọc Trân, dự thảo mà Bộ GD&ĐT đưa ra thiếu tính khả thi: "Tại sao chúng ta lại có 2 loại hình: cao đẳng hàn lâm và cao đẳng nghề, phải chăng vì có 2 bộ khác nhau là GD&ĐT và Lao động Thương binh và Xã hội quản lý?".

    Trong khi Bộ GD&ĐT coi việc cấp tín chỉ là điều kiện để liên thông giữa các bậc học thì theo GS Trân đây là hai vấn đề khác nhau. Những năm cuối thập kỷ 70, một số đại học TP HCM đã sử dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ. "Bộ trưởng yêu cầu phải có thời gian để thực hiện chương trình liên thông giáo dục nhưng phải có lộ trình cụ thể, không thể kéo dài mãi", GS Trân nói.

    Giáo dục Việt Nam đang tụt hậu so với các nước trong khu vực, nếu so với Thái Lan, Việt Nam kém 50 bậc. Văn bằng của ta chưa được thế giới công nhận. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên nhi đồng Trần Thị Tâm Đan, muốn tạo bước đột phá cần phải thay đổi tư duy giáo dục, không thể đầu tư dàn trải hiện nay. Ví dụ, ngành học mầm non nên phát triển tùy theo điều kiện của từng địa phương, không nên chạy đua xây trường, ép trẻ đến trường. Mục tiêu của giáo dục mầm non là chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1, các em phải được vui chơi chứ không phải học chữ.

    "Khi tôi đến một trường mầm non ở Hà Nội thì cô hiệu trưởng khoe đã dạy các cháu đọc thông viết thạo. Bộ trưởng GD&ĐT có thể không biết nhưng hiện nay một số địa phương quy định trẻ phải qua mẫu giáo 5 tuổi mới được vào lớp 1. Luật đâu có quy định thế", bà Đan nói. Mở thêm trường, lớp mầm non kinh phí trả lương giáo viên càng eo hẹp. Hiện nay, kinh phí trả lương giáo viên chiếm hơn 80% ngân sách dành cho giáo dục.

    Dự án Luật giáo dục (sửa đổi) gồm phần mở đầu, 9 chương và 115 điều, sẽ được đưa ra lấy ý kiến tại kỳ họp Quốc hội cuối năm nay.

    Việt Anh

    Nguồn: VNExpress
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi mailan
    Đang tải...


Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.

Chia sẻ trang này