TÁC DỤNG CỦA VỪNG ĐỐI VỚI CÁC BÀ MẸ BỊ THIẾU SỮA NHƯ THẾ NÀO ?

Thảo luận trong 'Các vấn đề sau sinh' bởi BookingCare, 18/9/2015.

  1. BookingCare

    BookingCare Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/7/2015
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    18
    SKĐS - Vừng là thức ăn thường dùng, quen thuộc. Trong các cuốn sách Đông y các thời đại thì vừng được gọi là vị thuốc kéo dài tuổi thọ.

    Vừng là thức ăn thường dùng, quen thuộc. Trong các cuốn sách Đông y các thời đại thì vừng được gọi là vị thuốc kéo dài tuổi thọ.

    Tại sao vừng được gọi là vị thuốc "trường sinh"?

    Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng trong vừng có chứa rất nhiều các chất chống lão hóa như vitamin E...; có các chất mà cơ thể cần như protein, chất béo, đường, khoáng chất, có các chất phòng chống bệnh xơ cứng động mạch như axit béo không bão hòa, vitamin PP, vitamin B1, những thứ này đều là cơ sở cho việc kéo dài tuổi thọ.
    Vừng có tác dụng bổ não dưỡng sinh: Do vừng có chứa nhiều chất chống lão hóa, bổ não, tăng cường trí lực, lại chứa nhiều axit béo không bão hòa có thể phòng bệnh xơ cứng động mạch, bởi vậy nó có tác dụng bổ não dưỡng sinh rất tốt.
    Các bài thuốc người trung niên và người già có thể dùng để bổ não chống lão hóa. Nếu thanh thiếu niên do học hành căng thẳng, não lực mệt mỏi, hay đau đầu, giảm trí nhớ có thể dùng:
    - Đem vừng sao thơm, khi sao cho vào ít muối, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30g.
    - Lấy 30g vừng, 60g gạo tẻ, cho nước ninh thành cháo, ăn một lần một ngày.
    - Lấy quả dâu khô và vừng với lượng bằng nhau nghiền từng thứ thành bột, trộn đều, mỗi lần lấy một thìa trộn với một thìa mật ong, pha với nước sôi uống.
    Vừng với tác dụng trị táo bón:
    Vừng có chứa chất dầu có tác dụng nhuận tràng dễ đại tiện, lại bổ nên phù hợp với những người đại tiện táo hoặc khô do âm tân khí huyết hư tổn. Các bài thuốc dùng vừng để nhuận táo dễ đại tiện:
    Bài 1: Dùng 90g vừng đen, 20g hạnh nhân ngọt, 90g gạo tẻ, ba vị này đổ nước vào ngâm cho nở ra rồi đem nghiền nát, đun chín, cho ít đường, chia làm 2 lần ăn trong ngày.
    Bài 2: Lấy 30g vừng đen, 60g hạnh đào, cả hai thứ đem giã nát, mỗi ngày lấy một thìa, pha vào nước sôi, cho thêm ít mật ong, quấy đều uống vào sáng sớm.
    Bài 3: Đem sao vừng đen, lá dâu (hai thứ lượng bằng nhau), rồi nghiền thành bột, mỗi lần ăn 3 thìa, ngày 2-3 lần.
    Dùng vừng trị chứng thiếu sữa:
    Vừng có tác dụng thông sữa, trị chứng thiếu sữa.Vừng vị tính bình hòa, tác dụng bổ gan thận, bổ dưỡng tinh huyết, nên có tác dụng bổ dưỡng cho sản phụ bị tinh huyết hư tổn, thiếu sữa.
    Bài thuốc kinh nghiệm là lấy 30g vừng giã nhỏ, 10g tằm khô nghiền bột, cho ít đường đỏ vào trộn đều, hãm nước sôi, đậy kín khoảng 10 phút thì uống một lần cho hết, ngày uống một lần vào lúc đói.

    BS.
    Thanh Quý (Theo Sức khỏe&Đời sống)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi BookingCare
    Đang tải...


  2. chituyet

    chituyet Thành viên tập sự

    Tham gia:
    26/5/2014
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    bài chưa thiếu sữa ấy, cho nhiều nước không hả b? uống đặc hay loãng
     
  3. mienanhpham2019

    mienanhpham2019 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/10/2019
    Bài viết:
    1,064
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    38
    Em vừa chữa khỏi xong. Cho con ti buốt đến tận óc, còn nghi là bị nứt đầu ti nữa chứ. đi khám bs bảo có triệu chứng viêm tia sữa ( trước đấy em bị tắc nhưng thông được rồi ). Uống kháng sinh 5 ngày. trong 5 ngày này vẫn cho con ti bình thường, kết hợp gọi bên Breastech của phụ sản đến rút sữa ra, phòng tránh mất sữa. sau 5 ngày là khỏi c sữa có thể dẫn đến viêm tuyến sữa, lâu hơn có thể dẫn đến áp xe vú gây đau đớn và chảy mủ. Nặng hơn là viêm xơ tuyến vú mãn tính làm hình thành các khối xơ trong bầu vú và khiến bệnh tái phát nhiều lần.
     

Chia sẻ trang này