Tác hại của công nghệ đối với trẻ nhỏ & Những lời khuyên cho phụ huynh

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi webmaster, 13/8/2011.

  1. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Hầu hết chúng ta đều biết ngồi lâu trước màn hình máy tính hay TV là không tốt cho sức khỏe, nhất là đối với sức khỏe của trẻ em. Nhưng nếu không cho chúng tiếp cận với những phương tiện hiện đại đó thì trẻ dễ trở nên "lạc hậu" và thua kém bạn bè ở một số kỹ năng nhất định. Vậy ta nên cho trẻ xem TV, dùng máy tính bao lâu trong một ngày là đủ? Có nên để trẻ tiếp xúc với công nghệ quá sớm hay không? Những câu hỏi như thế luôn gây ra tranh cãi giữa các nhà khoa học và nhà nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua. Đặc biệt là trong một vài năm trở lại đây, khi iPad dần trở nên phổ biến cùng với sự xuất hiện của nhiều trang mạng xã hội càng làm cho trẻ mải mê chúi đầu vào máy tính hơn là các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

    [​IMG]

    Theo ông Larry Rosen, một tiến sĩ tâm lý học và là giảng viên ngành máy tính cho biết, những trang mạng xã hội như Facebook giúp trẻ em khẳng định được mình là ai trong thế giới này. Theo ông, trẻ em lên mạng có thể hành xử theo nhiều dạng bản năng giới tính khác nhau và nhận phản hồi từ các thành viên khác. Điều này giúp chúng có thể "sống thử" một cuộc sống như ngoài đời mà lại không gây hại cho người nào cả.

    Mặc dù chính ông là người đề xuất đưa công nghệ vào việc nuôi dạy trẻ nhỏ, nhưng Rosen cũng nói rằng chúng ta rất dễ lạm dụng chúng. Nhiều bậc phụ huynh tin rằng việc ta lén chơi game một mình trong phòng riêng là một cách nuôi dạy con tốt để chúng không bị ảnh hưởng bởi game. Nhưng điều này lại gây ra một tác hại là khiến cho đứa trẻ của họ mất đi kỹ năng giao tiếp. Do đó, ứng dụng công nghệ trong việc nuôi dạy trẻ nhỏ cần phải được chọn lựa kỹ càng và đúng đắn.

    [​IMG]

    Còn theo bà Cris Rowan, một nhà trị liệu về khoa nhi, tác giả của cuốn sách "Đứa trẻ ảo: Sự thật kinh hoàng về ảnh hưởng của công nghệ đến trẻ em" thì lại thấy rằng chúng ta không có cách nào đảo ngược tình thế nếu trẻ bị nghiện đồ công nghệ. Bà Rowan nói: "Tôi từng nói với các phụ huynh có con bị nghiện công nghệ rằng vấn đề này cũng dễ giải quyết thôi, cứ "cấm cửa" không cho chúng tiếp cận với công nghệ nữa thì mọi chuyển sẽ trở nên ổn thỏa". Nhưng không, điều này hóa ra lại không đúng, bà Rowan cho biết. Khi bạn làm như thế thì sẽ làm "biến dạng" vĩnh viễn sự hình thành não bộ của trẻ và điều này không tốt chút nào cả. Khi được hỏi bà có nhận định thế nào về tương lai của những đứa trẻ luôn đắm chìm trong những thứ đồ công nghệ như hiện nay thì Rowan nói rằng: "Tôi thấy chúng đang chết dần chết mòn".

    Theo một nghiên cứu có từ năm 2009 của tổ chức Kaiser Family Foundation, trẻ từ 8-18 tuổi đang tiếp xúc với các phương tiện truyền thông kỹ thuật số trung bình 7,5 tiếng/ngày. Trong khi đó, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa kỳ thì lại khuyến cáo thời gian nhìn vào màn hình trong một ngày không nên kéo dài quá 2 tiếng. Do đó bà Rowan cho biết công nghệ không có gì là tốt cho sức khỏe cả, bất cứ khi nào nhìn vào một món đồ công nghệ hay sử dụng nó thì đều không tốt cho sự phát triển của trẻ.

    Để dẫn chứng, bà Rowan trích dẫn kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Gary Small, Giám gốc trung tâm nghiên cứu tuổi tác và trí nhớ thuộc trường đại học Los Angeles, Mỹ. Theo đó, não bộ của trẻ em ngày nay, đặc biệt là thùy trán, đã và đang phát triển một cách khác xa não của bố mẹ chúng, mà nguyên nhân là do chúng tiếp xúc với công nghệ quá nhiều.

    Bà Rowan cũng không ngần ngại trích dẫn tiếp một cuộc nghiên cứu khác chỉ ra rằng việc sử dụng công nghệ quá mức không những thay đổi thành phần hóa học của não mà nó còn gia tăng khả năng trẻ em bị mắc phải các chứng bệnh liên quan đến thần kinh và trí óc. Khả năng giao tiếp giữa những con người với nhau, giao tiếp bằng mắt, bằng lời nói là những điều cực kỳ quan trọng. Trong khi đó các thiết bị điện tử lại giới hạn những khả năng này của chúng ta. Do vậy mà gần đây, các nhà trị liệu và lâm sàng gặp rất nhiều trường hợp trẻ bị mắc chứng rối loạn hành vi, suy nhược, lo lắng, cảm tính lưỡng cực, chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Tất cả đều có liên quan đến việc sử dụng công nghệ quá mức. "Tôi đã làm việc với trẻ em trong suốt 25 năm qua nhưng chưa bao giờ nhìn thấy tình trạng này cả", bà Rowan nói, "Những cái mà chúng ta thấy được hiện nay chỉ mới là bề nổi của một tảng băng trôi mà thôi".

    [​IMG]

    Nhưng trên hết, cả 2 nhà nghiên cứu Rosen và Rowan đều đồng ý rằng, việc sử dụng quá mức các mạng xã hội như Facebook có thể dẫn đến tình trạng trẻ em thiếu sự đồng cảm và làm gia tăng tính tự yêu bản thân mình, quá chăm chút cho vẻ đẹp của mình. "Việc sử dụng Facebook quá mức của trẻ em ở độ tuổi teen có thể dẫn đến các vấn đề về mặt tâm lý", ông Rosen nói. Bản thân nền tảng công nghệ không có lỗi, nhưng cách mà chúng ta tương tác với nó mới có lỗi. Thay vì gặp mặt trực tiếp và nói chuyện, bạn có thể gõ vài dòng chữ lên màn hình rồi gửi chúng đi, trong khi lại không biết được người ở đầu dây bên kia đang có cảm xúc như thế nào, buồn, vui, cảm động hay thậm chí có đang khóc lóc hay không.

    Tuy nhiên, cả 2 đều không cho rằng việc "cấm cửa" không cho trẻ sử dụng công nghệ là cần thiết. Vì trên thực tế đã từng có trường hợp một đứa trẻ ở bang Ohio của Mỹ đã giết hại chính mẹ ruột của mình sau khi hai vị phụ huynh này tịch thu trò chơi Halo 3 của nó.

    [youtube]pT4EbM7dCMs[/youtube]
    Một bé gái rất hào hứng khi nhìn thấy chiếc máy tính bảng iPad và sử dụng nó rất thành thạo.

    Vậy các bậc phụ huynh nên làm gì?

    • Không nên đặt TV trong phòng ngủ của trẻ. Điều này sẽ giúp bố mẹ giám sát được những thể loại, nội dung phim ảnh mà trẻ xem cũng như kiểm soát thời gian xem phim của chúng.
    • Khuyến khích cùng trẻ xem phim và TV. Bạn có thể vừa xem vừa trò chuyện với chúng, chơi game với trẻ và đừng quên lướt mắt kiểm tra những trang mạng xã hội mà chúng tham gia. Tuy nhiên Rosen cũng khuyến cáo rằng bạn không nên kết bạn với con của mình trên Facebook.
    • Lựa chọn loại thiết bị phù hợp với độ tuổi của trẻ. Ông Rosen nói trẻ em tương tác khá tốt với những thiết bị có màn hình cảm ứng, điều này có lợi cho trẻ trong việc phát triển các hành vi thuộc về xúc giác. Thậm chí các đứa trẻ ở độ tuổi đến trường còn cho thấy khả năng kết hợp tốt giữa tay và mắt, kỹ năng ra quyết định một cách tuyệt vời thông qua một số trò chơi video. Còn đối với những trẻ lớn hơn một chút thì điện thoại di động lại có lợi trong việc bồi dưỡng khả năng giao tiếp của chúng. Mặc dù các nghiên cứu cho thấy mạng xã hội làm giảm tính đồng cảm trong giới trẻ nhưng Rosen thấy rằng Facebook thật ra lại có lợi trong việc giao diếp và tương tác giữa các teen với nhau. Các đứa trẻ có thể làm được nhiều thứ trước màn hình máy tính mà vẫn cảm thấy an toàn, tự do và được ẩn mình, ông Rosen nói.
    • Đặt ra quy định không sử dụng đồ công nghệ nhưng sẽ có thời gian "giải lao". Ví dụ: khi ở nhà, trong lúc học bài hoặc ăn cơm cùng gia đình, bạn hãy yêu cầu chúng lật úp màn hình điện thoại xuống bàn và không được đụng tới nó. Nếu trẻ làm được điều đó trong suốt 15 phút thì hãy thưởng cho chúng bằng cách cho phép trẻ lật điện thoại lên xem và làm những điều mà chúng muốn ví dụ như nhắn tin, xem email, lướt web... trong vòng 1-2 phút.
    • Đừng tự đặt ra những quy định cưỡng chế đại loại như "mỗi ngày 1 tiếng, mỗi tuần 1 ngày, mỗi năm 1 tuần không ai được đụng đến bất cứ thứ đồ công nghệ nào". Điều này khiến cho một số gia đình cảm thấy hơi lo sợ do họ sẽ không biết phải nói chuyện với nhau như thế nào, hoặc không biết phải nói về đề tài gì.
    • Khuyến khích sử dụng những loại công nghệ "có lợi cho sức khỏe" mà theo Rowan thì iPod là một ví dụ. Vì chiếc máy nghe nhạc này không làm ảnh hưởng đến các hành vi giao tiếp xã hội của người sử dụng, nó cũng không "hút não" như một số trò chơi video hay kênh truyền hình. Tuy nhiên, ông Rosen cũng nói rằng hiện nay không dễ để chúng ta phân loại các thiết bị công nghệ theo chức năng bởi vì chúng đã được tích hợp quá nhiều thứ. Một chiếc smartphone cũng có thể xem TV hay "máy nghe nhạc" iPod touch cũng có thể chơi game, lướt web và xem phim. Vì thế nên lời khuyên là các bậc phụ huynh hãy kiểm soát con cái bằng việc giới hạn các ứng dụng mà trẻ có thể cài lên máy của mình.
    • Hãy tin tưởng vào trẻ. Mặc dù bạn thường xuyên kiểm tra profile của con mình trên các mạng xã hội nhưng hãy cho trẻ có cơ hội được "dọn dẹp" những thứ đáng lẽ ra không nên xuất hiện trong profile của chúng. Ví dụ bạn có thể cảnh báo với con mình rằng "trong vòng 24 tiếng nữa, bố hoặc mẹ sẽ ghé qua profile của con để xem đó, con liệu mà chuẩn bị nhé". Lúc này, bạn sẽ có toàn quyền được ghé nhìn profile của con mình một cách thoải mái mà không sợ chúng cảm thấy xấu hổ hay trở nên giận dỗi với mình.

    Mặc dù cảnh báo trẻ em đang quá lạm dụng công nghệ là có thật, nhưng công bằng mà nói thì điều đó cũng đem lại một số lợi ích nhất định mà điều dễ thấy nhất đó là chúng sẽ rất thành thạo trong việc sử dụng các thiết bị điện tử từ khi còn khá nhỏ. Chính vì vậy mà thế hệ trẻ em ngày nay đang phát triển theo hướng khác xa với cách mà trẻ em phát triển cách đây 15 năm, thời kỳ mà Facebook, MySpace, Google+ chưa xuất hiện và điện thoại di động chưa phát triển như bây giờ.

    Theo Mashable
    Nguồn: Tinh tế
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi webmaster
    Đang tải...


  2. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Tác hại của công nghệ đối với trẻ nhỏ & Những lời khuyên cho phụ huynh

    Đây là những vấn đề về TV/Computer và IPad đối với phụ huynh và trẻ em ở phương Tây, nơi mà các phương tiện truyền thông này hết sức phổ biến và đa phần các bậc cha mẹ cũng rất giỏi trong khả năng sử dụng. Còn ở VN thì từ nguyên nhân đến hậu quả của việc cho trẻ xem TV nhiều, sử dụng PC hay Ipad sớm có phần khác hơn - Đa số trẻ nhỏ ở VN được hay "bị" xem TV là để cho đừng quấy phá người lớn, để đút ăn cho dễ ... và nhiều khi thấy con hí hoáy với cái laptop hay IPad thì lại mừng thầm "con hơn cha !" Cho đến khi trẻ "thấm - nhiễm" và có các rối loạn tâm lý ( kém giao tiếp - chậm nói - nóng nảy - cứng đầu - độc tài ...) thì mới "rối lên" nhưng đôi khi vẫn không xem TV, PC là tác nhân chính - và cũng rất ngại nếu buộc phải gia tiếp với con khi cho ăn, thay vì nhờ TV "xử lý" hộ.
    Vấn đề là phụ huynh cần phải hiểu rõ, tìm hiểu một cách đầy đủ về tính khí của con mình - nhìn ra được những ưu và khuyết điểm trong việc cho con sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại - Không quá cực đoan trong việc cho phép hay cấm đoán, mà phải biết dùng các phương tiện này như một công cụ hỗ trợ cho việc giao tiếp và giáo dục con. Tuy nhiên, nói một cách khái quát là đối với trẻ dưới 2 tuổi thì việc không cho sử dụng hoàn toàn các phương tiện này là điều nên nghĩ đến.
     
  3. dacsanhungyen102

    dacsanhungyen102 Người đương thời

    Tham gia:
    8/8/2011
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Tác hại của công nghệ đối với trẻ nhỏ & Những lời khuyên cho phụ huynh

    Đúng là 2 mặt của cuộc sống
    Thêm nữa: Không nên để trẻ nhỏ tiép xúc nhiều trong môi trường có nhiều sóng từ như wifi
     

Chia sẻ trang này