Tài Liệu Ôn Thi Chứng Chỉ Kế Toán Viên

Thảo luận trong 'Học tập' bởi duan_seo, 17/2/2020.

  1. duan_seo

    duan_seo Thành viên tập sự

    Tham gia:
    8/1/2020
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Một bộ phận không thể tách rời của BCTC chính là Thuyết minh BCTC, dùng để phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

    Những tài liệu ôn thi chứng chỉ kế toán viên giúp bạn có được sự chuẩn bị vững vàng để đạt kết quả cao trong kỳ thi.

    [​IMG]
    Lưu ý khi lập Thuyết minh BCTC​

    1. Các nguyên tắc khi lập và trình bày Thuyết minh BCTC:
    Khi lập BCTC năm, doanh nghiệp phải lập Bản thuyết minh Báo cáo tài chính theo đúng quy định của Chuẩn mực kế toán Trình bày Báo cáo tài chính.
    Khi lập BCTC giữa niên độ (kể cả dạng đầy đủ và dạng tóm lược) doanh nghiệp phải lập Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc theo quy định của Chuẩn mực kế toán "Báo cáo tài chính giữa niên độ" và Thông tư hướng dẫn chuẩn mực cách lập bản thuyết minh báo cáo tài chính.

    2. Nội dung của Thuyết minh BCTC gồm:
    Các thông tin về cơ sở lập và trình bày BCTC và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch, sự kiện quan trọng;
    Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán chưa được trình bày trong các BCTC khác (Các thông tin trọng yếu);
    Cung cấp thông tin bổ sung còn thiếu trong các BCTC khác.
    Thuyết minh BCTC phải được trình bày có hệ thống. Doanh nghiệp được quyền chủ động sắp xếp số thứ tự trong thuyết minh BCTC theo cách thức phù hợp nhất với tính chất đặc thù riêng của mình theo nguyên tắc.

    3. Thuyết minh Báo cáo tài chính được lập dựa trên:
    Thứ nhất: Căn cứ vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán,Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm báo cáo.
    Thứ hai: Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp; Sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có liên quan.
    Thứ ba: Căn cứ vào Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm trước.
    Thứ tư: Căn cứ vào tình hình thực tế hoạt động của doanh nghiệp và các tài liệu liên quan.

    Ngoài ra, các bạn có thể xem thêm những lưu ý khi lập BCTC tại:
    https://thuechuyensau.com/25-dieu-ke-toan-can-nho/


    4. Phương pháp lập các chỉ tiêu
    4.1. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
    Phần này DN phải nêu rõ:
    Hình thức sở hữu vốn: Là công ty Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải thuyết minh rõ:

    Tên quốc gia và vùng lãnh thổ của các nhà đầu tư của doanh nghiệp (bao gồm chủ đầu tư có quốc tịch VN và quốc tịch nước ngoài) và biến động về cơ cấu vốn chủ sở hữu giữa các nhà đầu tư (tỷ lệ % góp vốn) tại thời điểm kết thúc năm tài chính.

    Lĩnh vực kinh doanh: Nêu rõ là sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại, dịch vụ, xây lắp hoặc tổng hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh.

    Ngành nghề kinh doanh: Nêu rõ hoạt động kinh doanh chính (Nội dung thuyết minh về hoạt động kinh doanh chính dẫn chiếu theo quy định về hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam) cùng với đặc điểm sản phẩm sản xuất hoặc dịch vụ cung cấp của doanh nghiệp.

    Chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường: Trường hợp chu kỳ kéo dài hơn 12 tháng thì thuyết minh thêm chu kỳ sản xuất kinh doanh bình quân của ngành, lĩnh vực.

    Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính: Nêu rõ những sự kiện về môi trường pháp lý, đặc điểm hoạt động kinh doanh, diễn biến thị trường,... có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

    Cấu trúc doanh nghiệp
    Các công ty con: Chi tiết tên, địa chỉ, tỷ lệ quyền biểu quyết, tỷ lệ vốn góp, tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ tại từng công ty con.

    Tập hợp các công ty liên doanh, liên kết: Chi tiết tên, địa chỉ, tỷ lệ quyền biểu quyết,...

    Danh sách các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc: Trình bày chi tiết tên, địa chỉ từng đơn vị.

    [​IMG]
    Lập Báo cáo tài chính​

    4.2. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
    a) Kỳ kế toán năm ghi rõ kỳ kế toán năm từ ngày 01/01/... đến 31/12/... dương lịch. Ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc kỳ kế toán năm nếu doanh nghiệp có năm tài chính khác với năm dương lịch.
    b) Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: ghi rõ là Đồng Việt Nam, hoặc một đơn vị tiền tệ khác được lựa chọn theo quy định của Luật Kế toán.

    4.3. Chế độ và Chuẩn mực kế toán áp dụng
    a) Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp, Chế độ kế toán doanh nghiệp xây lắp, Chế độ kế toán doanh nghiệp đặc thù được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản hoặc Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ.
    b) Tuyên bố tuân thủ Chế độ kế toán và Chuẩn mực kế toán: BCTC được lập và trình bày phù hợp với các Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam.

    4.4. Trong trường hợp doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục thì áp dụng chính sách kế toán:
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi duan_seo
    Đang tải...


Chia sẻ trang này