Kinh nghiệm: Target Market Là Gì? Quy Trình Xác Định Target Market Phù Hợp Với Doanh Nghiệp 2021

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm kinh doanh' bởi namihate, 29/6/2021.

  1. namihate

    namihate Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    20/3/2018
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    18
    Target market là thuật ngữ mới nổi tại thị trường Việt Nam trong những năm gần đây. Không phải doanh nghiệp nào cũng đủ khả năng làm ra sản phẩm, dịch vụ phù hợp với mọi người. Bởi vì thế cần phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu cho phù hợp. Vậy Target market là gì nào? Vì sao target market phù hợp giúp doanh nghiệp nhỏ cân bằng hiệu quả cạnh tranh với tập đoàn lớn? Bạn viết dưới đây sẽ giúp ít cho doanh nghiệp của bạn rất nhiều đấy.

    >>> Vì sao Agency thuê ngoài là ngày trở thành xu hướng trong thị trường 4.0? Chi tiết xem tại: https://marketing.aztech.com.vn/phong-marketing-thue-ngoai/

    Target market là gì?

    [​IMG]

    Target market hay còn gọi là thị trường mục tiêu là phần thị trường bao gồm những người tiêu dùng cụ thể, có khả năng ghé thăm gian hàng, hơn hết là sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Thị trường này có thể được phân đoạn theo những yếu tố như địa lý, nhân khẩu học và tâm lý học. Và việc xác định thị trường mục tiêu là một bước thiết yếu trong quá trình phát triển sản phẩm, dịch vụ và các nỗ lực tiếp thị được sử dụng để quảng bá.

    Ví dụ như:

    Mặc dù McDonald's đã phát triển để hướng tới phục vụ đa dạng đối tượng, nhưng họ vẫn phân chia chiến lược cho từng target market riêng. Điển hình là việc cung cấp các khu vui chơi, bữa ăn vui vẻ vời đầy đủ đồ chơi và các chiến dịch tiếp thị có các nhân vật Disney dành riêng cho nhóm đối tượng trẻ em.

    Xác định thị trường mục tiêu có tầm quan trọng như thế nào?

    Khi tiến hành hoạt động lựa chọn thị trường mục tiêu, doanh nghiệp có thể nhận được các lợi ích không nhỏ trong những hoạt động Marketing sau này. Cụ thể:

    • Giúp doanh nghiệp thấu hiểu mong muốn và nhu cầu của khách hàng tốt hơn.
    • Giúp sử dụng hiệu quả các nguồn nhân lực, chi phí sử dụng cho hoạt động Marketing của doanh nghiệp.
    • Nâng cao tính thích ứng và hiệu quả của việc xây dựng chiến lược kinh doanh và thực hiện chiến lược Marketing của doanh nghiệp.
    • Đảm bảo đủ cơ sở và căn cứ cho việc xây dựng chiến lược Marketing hỗn hợp
    • Phát triển tối đa các ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động định vị thị trường.
    Cách xác định thị trường mục tiêu

    Bạn mang đến những giá trị gì cho khách hàng?

    [​IMG]
    Dựa trên câu nói nổi tiếng của giá sư Theodore Levitt: “Mọi người không muốn mua một mũi khoan ¼ inch. Họ chỉ muốn mua lỗ khoan một phần tư inch”. Tức là đừng xác định bạn làm gì hoặc làm như thế nào mà hãy xác định những giá trị mà bạn có thể mang lại cho khách hàng.

    Chẳng hạn như bạn là người kinh doanh thiết bị tập thể dục, bạn nên nói rằng “thiết bị của chúng tôi có thể giúp mọi người giảm cân, giữ vóc dáng”. Điều này sẽ có tác động trực tiếp đến khách hàng hơn thay vì tuyên bố một câu vô thưởng vô phạt “chúng tôi có bán thiết bị tập thể dục trực tuyến”.

    Hãy tự hỏi bản thân mình những câu hỏi như:

    • Sản phẩm đáp ứng nhu cầu nào của thị trường?
    • Sản phẩm giải quyết vấn đề gì?
    • Những giá trị mà sản phẩm mang tới có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của khách hàng tiềm năng?

    Thu nhỏ thị trường bằng cách phân tích khách hàng mục tiêu

    [​IMG]

    Nếu bạn muốn biết đối tượng nào sẽ hứng thú với sản phẩm của bạn, thì đơn giản nhất là hãy truy ngược lại xem ai đã từng sử dụng sản phẩm của bạn. Hãy để ý những đặc điểm chung về hành vi, nhân khẩu học của những người đã từng tỏ ra thích thú sản phẩm của bạn. Sau đó bạn có thể nhắm vào nhóm đối tượng sở hữu những đặc điểm giống như vậy.

    Tuy vào cách mà một người tiếp xúc với doanh nghiệp của bạn, thì đôi khi bạn sẽ biết rất nhiều về khách hàng, hoặc không biết gì cả. Vì thế không nên gắng gượng đặt thêm nhiều câu hỏi vào đơn đặt hàng của họ hoặc trong bảng opt-in ngoài trang web chỉ vì một mục đích là nghiên cứu khách hàng. Điều này có thể gây khó chịu cho họ và dẫn đến nguy cơ họ không mua hàng nữa.

    Thay vào đó bạn nên thu thập bất kỳ thông tin nào về khách hàng hiện tại của mình để có thể theo dõi xu hướng chung của tệp khách hàng. Một số điểm dữ liệu bạn nên xem xét là:

    • Tuổi: Thực ra không cần phải quá cụ thể ở đây. Không quan trọng chuyện khách hàng của bạn là 24 tuổi hay 27 tuổi. Quan trọng hơn nếu như bạn biết khách hàng của mình thuộc thế hệ nào.
    • Vị trí (và múi giờ): Khách hàng hiện tại của bạn sống ở đâu trên thế giới? Ngoài việc hiểu được khu vực địa lý nào là hợp lý nhất, thì tiêu chí này giúp bạn tìm ra khung giờ nào là tối ưu nhất cho dịch vụ chăm sóc khách hàng, và biết được khi nào nên lên lịch post bài cũng như chạy ads để tối ưu hóa khả năng tiếp cận.
    • Ngôn ngữ: Bạn đừng ngộ nhận rằng họ đang nói thứ ngôn ngữ như bạn đang nói. Và cũng đừng ngộ nhận họ sẽ nói thứ ngôn ngữ đang phổ biến nhất tại vị trí của bạn hoặc của họ.
    • Khả năng chi tiêu và xu hướng chi tiêu: Khách hàng hiện tại của bạn phải chi bao nhiêu tiền? Làm thế nào để họ mua hàng trong tầm giá cả của bạn? Họ có mối quan tâm tài chính cụ thể hoặc vấn đề nào khác cần giải quyết?
    • Sở thích: Khách hàng của bạn thích làm gì, ngoài việc sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn? Họ hay xem chương trình truyền hình nào? Những doanh nghiệp nào khác mà họ đã tiếp xúc tương tác?
      Giai đoạn của cuộc đời: Khách hàng của bạn có đang là sinh viên đại học không? Hay là vừa trở thành cha mẹ? Hay phụ huynh của thanh thiếu niên? Người đã nghỉ hưu?

    Nghiên cứu và đánh giá đối thủ cạnh tranh

    Bất kỳ lĩnh vực nào, bạn cũng buộc phải đối mặt với đối thủ cạnh tranh và đây chính là những nhân tố “nguy hiểm” có khả năng khiến bạn bị loại khỏi “cuộc chơi” này. Do đó, hãy tìm hiểu đối thủ của mình dựa trên những câu hỏi:

    • Các chiến thuật trong target market của họ sử dụng như thế nào?
    • Khách hàng tiềm năng của họ là ai?
    • Target market của họ ra sao? Chỉ có 1 hay nhiều thị trường mục tiêu?
    • Tính năng nào của sản phẩm được họ làm nổi bật nhất?
    • Bạn có điểm nào vượt trội hơn so với đối thủ? Và điều đó có ảnh hưởng đến khách hàng không?
    Cuộc nghiên cứu này ngoài giúp bạn hiểu đối thủ của có năng lực như thế nào, cũng như giúp bạn học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm trong việc thiết lập chiến lược quảng bá. Chúng còn là cơ sở dữ liệu vững chắc hỗ trợ bạn làm rõ chân dung khách hàng của mình hơn.

    >>> Remarketing là gì? 5 Lợi ích vượt trội của Remarketing mang lại

    Đánh giá quyết định của bạn

    [​IMG]

    Câu hỏi quyết định lựa chọn target market

    Khi bạn đã quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu (target market) , hãy xem xét qua các câu hỏi sau để thêm phần chắc chắn với quyết định của mình:

    • Có đủ người phù hợp với tiêu chí của tôi không?
    • Khách hàng mục tiêu có thật sự cần sản phẩm/ dịch vụ của tôi không?
    • Làm thế nào để khiến khách hàng mục tiêu đưa ra quyết định mua hàng ?
    • Khách hàng ấy có khả năng chi trả cho sản phẩm / dịch vụ của tôi không?
    • Liệu thông điệp tôi đưa ra có tới gần hơn với khách hàng mục tiêu ?
    Lựa chọn nhiều target market cùng lúc

    Song, bạn cũng không cần phải phân tích quá sâu về target market đâu. Vì khi lựa chọn thị trường mục tiêu (target market) , bạn có thể chọn nhiều hơn một thị trường thích hợp.

    Quan trọng là bạn cân nhắc xem mỗi thị trường có nên có những thông điệp khác nhau không.

    Nếu bạn có thể tiếp cận cả 2 thị trường cách hiệu quả với cùng một thông điệp thì bạn đang quan trọng hóa mục tiêu ấy rồi.

    Còn nếu tiêu chỉ có khoảng 50 người phù hợp với tiêu chí bạn đưa ra thì việc xác định lại target market là điều cần thiết. Mấu chốt là làm sao để tạo được sự cân bằng cho cả 2 yếu tố.

    Đó là những kiến thức cơ bản về nội dung “target market là gì” mà AZTECH đã cung cấp đến cho bạn đọc. Mong rằng thông quan những nội dung về marketing và kinh doanh trên, mỗi doanh nghiệp đều tự xác định được cho bản thân thị trường chính xác mà công ty phải hướng đến.

    >>> Truy cập Website: https://bit.ly/3cSyelD để cập nhất thêm nhiều kiến thức chuyên sâu về Marketing.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi namihate
    Đang tải...


Chia sẻ trang này