Thông tin: Tất Tần Tật Các Hiện Tượng Sinh Lý Thường Gặp Ở Trẻ Sơ Sinh

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi philipsavent, 10/5/2016.

  1. philipsavent

    philipsavent Thành viên chính thức

    Tham gia:
    1/3/2016
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    18
    Sau khi ra đời, trẻ sơ sinh sẽ thường gặp phải các hiện tượng sinh lý, trong đó có một số hiện tượng sinh lý bình thường không đáng lo ngại nhưng nếu bố mẹ không hiểu biết về các hiện tượng sinh lý này thì lại cảm thấy rất lo lắng. Hôm nay chúng tôi sẽ giúp các mẹ giảm bớt âu lo thông qua việc tìm hiểu các hiện tượng sinh lý mà trẻ sơ sinh có thể mắc phải.

    [​IMG]

    1. THÂN NHIỆT KHÔNG ỔN ĐỊNH.
    Trẻ mới sinh cơ thể còn non yếu, da mỏng và khả năng điều hòa thân nhiệt kém do hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh.

    Trẻ có thể hạ thân nhiệt hoặc tăng thân nhiệt một chút. Có thể xuống thấp tới 36 độ và không cao quá 37,5 độ. Nếu ngoài giới hạn này thì nhiều khả năng trẻ đang mắc bệnh.

    Những trẻ non yếu thì thân nhiệt thường giảm nhiều hơn. Bạn nên có 1 nhiệt kế ngay ở nhà để có thể theo dõi thường xuyên.

    2. VÀNG DA SINH LÝ

    Từ 2 ngày đến 7 ngày sau khi sinh da của trẻ sơ sinh thường có màu vàng, đến ngày thứ 7 trở đi sẽ giảm dần, sau 10 – 20 ngày thì hết.

    Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của trẻ. Nếu tình trạng vàng da kéo dài hơn thì đó là vàng da bệnh lý, bé cần phải được khám và chữa trị.

    3. SỤT CÂN SINH LÝ
    Sau khi ra đời được 3 đến 4 ngày, có thể đến ngày thứ 6 bé sẽ giảm từ 6 – 10% so với lúc mới sinh, nhưng sau 2 tuần chăm sóc và được bú đầy đủ bé sẽ lấy lại đựơc cân nặng như ban đầu và bắt đầu tăng lên theo thời gian.

    4. HẮT HƠI VÀ NGẠT MŨI
    Hắt hơi và ngạt mũi đều là dấu hiệu bình thường, có thể gây ra bởi sự kích ứng, như khi bé hít phải khói thuốc lá, bụi bẩn, không khí khô.

    Để tránh cho bé bị hắt hơi và ngạt mũi, nên tránh những yếu tố gây kích ứng như lông động vật, khói thuốc lá, bụi bẩn. Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng, dùng thuốc nhỏ mũi hoặc hút mũi đúng cách.

    5. BIẾN ĐỘNG SINH DỤC.
    Ở trẻ sơ sinh xuất hiện núm vú to bằng hạt đậu răng ngựa hoặc trứng chim, thậm chí còn tiết ra một ít chất nhờn màu vàng nhạt. Hiện tượng này sẽ mất đi khi trẻ được 2 – 3 tuần tuổi và không gây hại gì đối với trẻ sơ sinh.

    Ra máu vùng âm đạo hoặc huyết trắng: Do ảnh hưởng của estrogen từ mẹ, các bé gái xuất hiện sự tiết dịch ở vùng kín, trong 3-10 ngày đầu tiên. Dịch tiết thường là chất nhờn màu trắng hoặc có lẫn máu. Hiện tượng này sẽ hết sau vài ngày.

    Ở bé sơ sinh trai thường đã có tinh hoàn xuống bìu.

    6. CÁC VẾT ĐỎ Ở TRẺ
    Da trẻ 3 ngày sau sinh có màu đỏ hồng, sau đó giảm dần, tiếp đến da cáy bị dóc, nơi bị dóc da có màu hồng tươi y như màu da của gót chân, hiện tượng này thấy rõ ở phần da ở gót chân.

    7. NHỮNG VỆT MÁU ĐỎ TRONG MẮT
    Hiện tượng này không phải mắt bị chảy máu mà sau khi chào đời, mẹ có thể nhận thấy những vệt máu đỏ nổi trên phần lòng trắng trong mắt bé. Đây là hiện tượng xuất huyết trong tạm thời và nó sẽ biến mất mà không cần điều trị sau vài tuần hoặc vài tháng.

    8. NẤC
    Ở trẻ sơ sinh thường hay bị nấc, các cơn nấc ở bé sẽ tự nhiên biến mất mà cha mẹ không cần lo lắng quá nhiều.

    Nếu bé bị nấc kéo dài, khoảng 5-10 phút, có thể vắt sữa mẹ ra thìa và cho bé mút vài thìa sữa mẹ, đối với bé ở tuổi ăn dặm, có thể thay thế bằng nước lọc. Để tránh nấc mẹ không nên để bé mút sữa quá nhanh hoặc nuốt phải nhiều không khí trong quá trình bú mẹ.

    9. NƯỚC TIỂU ĐỎ
    Sau chào đời từ 2 đến 5 ngày, trước khi tiểu trẻ sơ sinh thường khóc, nước tiểu có màu đỏ thẫm ở tã lót, có thể do số lượng bạch cầu phân chia tăng làm cho axít muối trong nước tiểu tăng nên có hiện tượng nước tiểu có màu đỏ.

    10. MẮT NHÌN CHÉO
    Trẻ sơ sinh không thể tập trung hai mắt, cùng nhìn một đồ vật, ở cùng một thời điểm. Hiện tượng này thường xảy ra trong ba tháng đầu. Nếu sau 3 tháng mà bé vẫn còn tiếp tục nhìn chéo thì nên đưa bé đi khám bác sĩ.

    11. XÌ HƠI
    Hầu hết các bé đều bị xì hơi, kể cả ban ngày hay ban đêm, thậm chí cả khi đang ngủ. Xì hơi ở bé có liên quan đến chế độ dinh dưỡng của hoặc phản ứng với sữa ngoài.

    12. CÁC BỚT
    Ở mông hay ở lưng, xương cụt của trẻ sơ sinh thường có một bớt xanh, đó là do các tế bào lắng đọng lại, về sau khi lớn lên các vết bớt đó sẽ biến mất.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi philipsavent
    Đang tải...


  2. me iu nghé

    me iu nghé

    Tham gia:
    26/2/2015
    Bài viết:
    15,061
    Đã được thích:
    2,335
    Điểm thành tích:
    913
    Ở mông hay ở lưng, xương cụt của trẻ sơ sinh thường có một bớt xanh, đó là do các tế bào lắng đọng lại, về sau khi lớn lên các vết bớt đó sẽ biến mất. e thấy con e 4-5 tuổi rồi mà vẫn chưa mờ.
     
  3. Dinh dương ba bau

    Dinh dương ba bau Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    8/3/2016
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    em thấy đây là toàn bộ những vấn đề về trẻ sơ sinh mắc phải các mẹ phải có kiến thức cần thiết để phòng tránh và điều trị cho bé nhae
     
  4. Hà Giản

    Hà Giản Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    2/3/2015
    Bài viết:
    5,207
    Đã được thích:
    753
    Điểm thành tích:
    823
    mình thấy bớt xanh là phổ biến thôi, còn các hiện tượng kia mình chăm cả mấy đứa cháu rồi mà cũng k thấy
     
  5. poly.mom

    poly.mom Thịt bò khô : 0969142842

    Tham gia:
    24/8/2011
    Bài viết:
    2,746
    Đã được thích:
    455
    Điểm thành tích:
    223
    ôi, hiện tượng bình thường mà ông bà ở nhà cứ thấy cháu bị là cuống quýt hết cả lên +.+
     
  6. me_thuyduong87

    me_thuyduong87 Thành viên mới

    Tham gia:
    20/4/2016
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Bé nhà mình mới sinh có vệt máu trong mắt đến khoảng 1 tháng mới mất đi làm mình lo sốt vó, phải chăng đọc được bài này sớm hơn thì tốt biết mấy. Cảm ơn chủ thớt nhé, lần sau gặp phải yên tâm rồi :)
     
  7. mailanhy90

    mailanhy90 Thành viên mới

    Tham gia:
    6/6/2016
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    Biết sớm để mà phòng tránh cảm ơn bạn đã chia sẻ nhé
     
  8. BiBo.Mom

    BiBo.Mom Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/6/2016
    Bài viết:
    201
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    Mình thấy các con sinh trước 3 tháng tuổi còn hay có hiện tượng vặn mình và đỏ mặt triệu chứng kéo dài trong vòng vài phút và tự hết.
    Nếu bé thường có các biểu hiện vặn cứng người, nhưng không quấy khóc khó chịu, không ói, vẫn lên cân tốt. Thì đó là dấu hiệu BÌNH THƯỜNG, kg có gì đáng lo cả. Trừ những trường hợp vặn mình kết hợp với dấu hiệu bất thường thì các mẹ mới nên cho bé đi khám.
     

Chia sẻ trang này