3 tháng giữa: Thai Máy Nhiều, Thai Nhi Càng Phát Triển Khỏe Mạnh

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi ChipxinhMeomeo, 17/10/2016.

Tags:
  1. ChipxinhMeomeo

    ChipxinhMeomeo Thành viên tích cực

    Tham gia:
    17/11/2015
    Bài viết:
    579
    Đã được thích:
    70
    Điểm thành tích:
    28
    Cảm nhận thai máy như thế nào?
    Hầu hết người mẹ lần đầu cảm nhận được thai máy là trong tam cá nguyệt thứ hai của họ (khoảng 18-20 tuần). Nhiều người nói rằng, nó giống như một cơn gió thoảng vậy; hoặc cú máy đầu tiên của bé như cá vàng bơi lội; hoặc cảm giác đói. Sau một vài tuần đầu tiên, thai máy trở thành những cú đá. Em bé bây giờ “tập thể dục” thường xuyên hơn như xoáy trôn ốc, kéo duỗi và đá để tăng cường cơ bắp và xương. Khi bé lớn hơn, mẹ sẽ thấy có những chuyển động của bé hiện lên làn da của mẹ. Sau đó, mẹ có thể sờ được một bàn tay, khuỷu tay hoặc chân của bé.

    Những cú đá của bé còn có thể cho mẹ biết về ngôi thai. Ví dụ, nếu bé có ngôi mông, mẹ có thể cảm nhận được một số cú đá mạnh ở bàng quang hoặc tử cung.
    Ban đầu, có thể rất khó nói được rằng thai nhi đã cử động hay chưa. Những người mẹ mang thai lần hai hay lần ba sẽ có kinh nghiệm hơn trong việc phân biệt những cử động thai với nhu động ruột, cảm giác cồn cào do đói bụng…Đến thời điểm ba tháng giữa hay cuối, những cử động thai đã trở nên rất đặc thù, và bạn sẽ có thể cảm nhận riêng biệt được những cú đá, đấm mạnh hoặc thúc cùi chõ của bé yêu của bạn.
    Thời điểm xuất hiện thai máy
    Tuần thứ 12: Mặc dù bé khá năng động ở tuần thứ 12 nhưng mẹ không cảm nhận được điều gì bởi kích thước của bé quá nhỏ. Tuy nhiên, mẹ có thể may mắn được chứng kiến bé “tập thể dục” khi siêu âm.
    – Tuần thứ 16-18 của thai kỳ: Khi bé khỏe mạnh hơn, bé sẽ di chuyển, nấc, co duỗi cánh tay và cẳng chân nhỏ nhắn. Khoảng 16-18 tuần, sự di chuyển của bé trở nên phức tạp. Bé có thể đá, vặn vẹo. Một số em bé mút ngón tay cái của mình.

    Tuần thứ 20: Lúc này, mẹ thường xuyên nhận ra hoạt động của thai nhi qua những lần va chạm vào thành bụng.

    – Từ tuần thứ 28 của thai kỳ trở đi, bé đã có khả năng cử động khoảng 10 lần trong vòng 12 tiếng đồng hồ. Thậm chí, với những bé “hiếu động” số lần cử động này có thể lên tới khoảng 30 lần.
    Tần suất thai máy
    Đầu tiên, bạn chỉ có thể cảm nhận được một vài rung động nhẹ vào một vài lúc trong ngày. Khi thai lớn hơn, thường là vào khoảng cuối ba tháng giữa, các cử động thai sẽ mạnh lên và diễn ra thường xuyên hơn. Các nghiên cứu cho thấy rằng vào ba tháng cuối thai kỳ, thai nhi cử động có khi lên đến khoảng 30 lần trong một giờ.

    Thai nhi có xu hướng hay máy hơn vào một vài thời điểm nhất định trong ngày, khi mà nó chuyển đổi từ trạng thái ngủ sang thức hay ngược lại. Thai thường họat động mạnh nhất vào khoảng từ 9 giờ tối đến 1 giờ sáng, ngay vào lúc bạn chuẩn bị đi ngủ. Hiện tượng này là do có sự thay đổi trong mức đường huyết của bạn. Thai nhi cũng có thể phản ứng lại với những kích thích khác như âm thanh, động tác vuốt ve, hoặc đơn giản là khi có người đụng vào nó, thậm chí có khi nó còn đá vào lưng của bố nó nữa nếu bố và mẹ nó đang nằm sát vào nhau.
    Cách đếm số lần thai máy
    Bạn cần đếm các chuyển động của thai hàng ngày. Trước tiên, hãy chọn thời điểm phù hợp cho bạn; đồng thời, đó cũng là lúc bé năng động nhất (sau bữa ăn, sau khi mẹ luyện tập hoặc vào buổi tối). Bạn cần cố định khoảng thời gian đếm thai máy mỗi ngày.Tần suất thai máy phụ thuộc vào nhịp sinh học của từng bé. Các bác sĩ cho rằng, rất khó đề ra tiêu chuẩn chính xác để nhận biết thai máy có bình thường hay không. Tuy nhiên, bé càng lớn thì càng có nhiều cử động.


    Tiếp đến, bạn cần chọn một vị trí (nằm, ngồi) thoải mái nhất. Sau đó, hãy đặt nhẹ tay của bạn (hoặc của chồng) lên bụng bầu, bắt đầu cảm nhận những chuyển động ở bé. Khả năng nhận biết thai máy sẽ giảm đi đáng kể nếu bụng bầu chứa nhiều mỡ; trục trặc ở nhau thai; thai cử động quá nhẹ đến mức mẹ không cảm nhận được.

    Thai nhi khoẻ mạnh khi có hơn 4 lần cử động trong 30 phút. Ba lần trong một ngày.
    Nếu thai nhi cử động ít hơn 4 lần, sản phụ phải đi nằm và đếm cử động thai trong một giờ, hay từ 2-4 giờ.

    Nếu trong 1 giờ có trên 4 cử động thai, thai nhi khoẻ mạnh.
    Nếu trong 4 giờ có nhiều hơn 10 cử động thai, tiếp tục đếm 3 lần trong một ngày như trước(thai nhi vẫn khoẻ mạnh).

    Nếu trong 4 giờ có ít hơn 10 cử động thai, hay tất cả những cử động thai yếu, bà mẹ cần phải nhập viện để theo dõi tình trạng thai nhi thêm bằng những phương pháp khác.
    Nếu bé đang ngủ, bé sẽ không cử động (hoặc cử động ít hơn bình thường), bạn thử uống một cốc nước quả tươi hoặc đi bộ trong vòng 5 phút. Sau đó, bạn sẽ cảm nhận được chuyển động từ bé.


    Trong lúc tỉnh thức, tối thiểu thai sẽ cử động 3 – 4 lần/giờ. Thấp hơn mức này, hoặc thai đang ngủ, hoặc đang có vấn đề sức khoẻ. Cử động quá nhiều (hơn 20 lần) thì coi chừng thai đang bị stress hay chính người mẹ đang căng thẳng. Lúc này cần bình tĩnh, nghỉ ngơi, sẽ thấy thai có cử động nhẹ nhàng lại.

    Nếu cử động vẫn tăng nhanh, dồn dập, nên đến bệnh viện kiểm tra. Những tháng trước đó, theo dõi thai cử động trong ngày là dấu hiệu cho biết thai có hoạt động, tức còn sống, nhưng yếu hay khoẻ không thể kết luận. Khi thấy cả một ngày mà thai không máy hoặc thai máy ít hơn so với ngày trước thì cần chú ý đây có thể là dấu hiệu thai đang bất thường. Một số người mẹ phản ảnh thai máy nhiều khi nằm nghỉ hay vào buổi tối. Thật ra đây là lúc rảnh rỗi, người mẹ có nhiều thời gian theo dõi thai nên nhận ra cử động thai dễ dàng hơn các thời điểm khác.


     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi ChipxinhMeomeo
    Đang tải...


    Các chủ đề tương tự:

  2. chuoicabuong

    chuoicabuong Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    22/3/2010
    Bài viết:
    7,675
    Đã được thích:
    1,419
    Điểm thành tích:
    863
    Nghịch ngợm làm mẹ mất ngủ ý
     

Chia sẻ trang này