Thông tin: Thiền Là Gì

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi thiendoanhnhan, 27/10/2017.

  1. thiendoanhnhan

    thiendoanhnhan Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    11/8/2017
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Thiền là gì và vì sao ngồi thiền có ảnh hưởng đến đời sống con người qua nhiều thập kỉ, vì sao trong thời kì hiện đại mọi người đều áp dụng nó trong cuộc sống.

    [​IMG]
    Thiền là gì
    Thiền không phải là một hình thức để mô tả, cũng không phải một phương pháp để trình bày; hay là một triết thuyết triết học để hình dung hoặc một nghi thức tôn giáo để tu tập. Không thể dùng ý thức để hiểu, càng không thể dùng ngôn từ để diễn đạt lý Thiền là gì. Cho nên, càng suy nghĩ, càng tranh luận về Thiền thì người ta càng thêm vọng tưởng, không cách nào thâm nhập được thực chất của chân lý tuyệt đối này.

    Người tu Thiền, dù khát vọng học và tu tập, đầu tiên phải hiểu một số khái niệm về Thiền. Điều lưu ý là, những kiến thức diễn đạt bằng văn tự chỉ là một phần . Thiền sinh dựa vào kiến thức học được từ văn tự, suy ngẫm đối chiếu với thực tại đời sống và nội tâm của mình, đó là trí huệ do tư duy. Tu hành có kết quả phát sinh trí huệ, trí huệ ấy mới thật là của báu trong đời.

    Thiền có thể hiểu là trạng thái tâm linh của một hành giả đã chứng ngộ. Thiền cũng có thể gọi là Phật là Đạo, là Tâm… Thiền có thể được coi là trạng thái của tâm thức khi cảm nhận được mọi thứ xung quanh, mà không bị vạn vật tác động. Người chứng Thiền tâm hồn không bị vẩn đục trong thăng trầm vinh nhục cuộc đời , tâm không động đối với tất cả các pháp thế gian và xuất thế. Thế nên, tâm thanh tịnh, ta có thể hiểu Thiền là gì ? Vậy nên, Thiền ẩn trong mọi sinh hoạt thường nhật, rất thực tế, đơn giản mà gần gũi với cuộc sống – con người.

    Trong cuộc sống, để tinh thông một nghề, một người phải tốn công sức thời gian học hỏi, thực tập; vừa làm vừa rút kinh nghiệm, để bản thân ngày càng thăng tiến trong nghề nghiệp. Người tu tập càng phải chăm chỉ hơn, muốn thành công đâu phải một sớm một chiều, đâu chỉ có nghe hiểu đôi điều, một chút thành quả đã tự cho mình chứng đắc.
    Dưới đây là những điều kiện cần cho một Thiền sinh cần thấu rõ để tu tập.

    Trong nhiều kinh sách, Thiền được coi là chỉ một trạng thái. Như trạng thái của thiền định của Thiền nguyên thủy là tám trạng thái của bốn định hữu sắc và bốn định vô sắc. Thiền có thể ám chỉ một kĩ thuật hay phương pháp. Như; thiền định chỉ, thiền quán chiếu, thiền tĩnh, thiền động, Như lai thiền, Tổ sư thiền, Thiền Việt v.v… Có người cho rằng thiền không cần đến phương pháp và kĩ thuật, vì phương pháp hay kĩ thuật đều vận dụng đến đầu óc, vậy nên đều làm chướng ngại việc nhập thiền. Điều đó có thể đúng! Nhưng Osho cho rằng, trước khi nhập định, đầu óc có quá nhiều chướng ngại, vậy nên cần kĩ thuật để vượt những chướng ngại này.

    Thiền không là gì?

    Thiền không chỉ là “Trong không vọng ngoài không động”

    Bên trong tâm, tâm không vọng, nhưng bên ngoài thì thân vẫn có thể động. Có nhiều loại thiền “động” như thiền hành, thiền quay tròn, thiền cảm nhận năng lượng với những động tác đặc biệt (để khích động Kundalini chẳng hạn…). Osho phân tích nhiều về các loại thiền động. Thiền sinh có thể nhập thiền khi nhún nhảy hoặc lắc mạnh cơ thể theo nhịp điệu hoặc âm nhạc! Các bộ lạc khi nhảy múa hay các đồng cốt đong đưa cơ thể thì có lẽ cũng nằm trong chính nguyên lý thiền động này. Thiền có thể thực hành trong tất cả các động tác! Thiền động là một phương pháp quan trọng. Dù rằng no có thể đi vào nhập định chậm hơn các phương pháp khác, nhưng thiền động có rất nhiều tác dụng cho người học để áp dụng không cần quá cao siêu như các thiền sư.

    Thiền không đơn giản chỉ là ngồi thiền

    Đúng vậy nhiều trường phái chỉ tập trung vào ngồi thiền nhưng giờ đây nhiều người đã khám phá ra nhiều tác dụng khi thực hiện trong cả tứ oai nghi (đi, đứng, nằm, ngồi). Người tu tập có thể thể thiền trong cả bốn oai nghi đi, đứng, nằm ngồi, hoặc làm những động tác đặc biệt khác. Thậm chí trong giai thoại Thiền tông, một vị thiền sư “đắc đạo” trách một vị thiền sư thường ngồi thiền nhưng chưa “đắc đạo”: Sao lúc sống cứ ngồi không nằm rồi lúc chết lại cứ nằm không ngồi! Các Thiền sư hay bóng gió “đi đứng nằm ngồi cũng là thiền”.

    Nhưng ngồi thiền vẫn được coi là quan trọng nhất

    Ngồi thiền vẫn được coi là tư thế tố nhất. Bởi vì đứng thì dễ vọng động (trạo cử) nằm thì dễ buồn ngủ (hôn trầm). Định sâu và kéo dài bắt buộc phải thực hiện trong tư thế ngồi. Chỉ khi thiền định với tư thế ngồi kiết già hoặc bán già, thiền sư mới không bị ngã (tới trước hay sau) khi nhập sâu vào thiền định. Cũng nên hiểu thêm rằng, tư thế ngồi chỉ cần vững vàng và thẳng lưng là đủ. Ngồi thiền không lệ thuộc các kiểu xếp của chân. Mọi chuyển biến của tâm xảy ra trên đầu chứ không xảy ra ở hai chân.

    Thiền không phải con đường tắt

    Osho từng nói rằng: Một điều cần nhớ, rằng thiền là một chuyến đi dài, không có ngõ tắt. Ai nói rằng có lối đi tắt, tức người đó đã lừa dối bạn… Vậy nên khi bắt đầu hành thiền, bạn đừng kì vọng gì quá mức. Không kỳ vọng bạn sẽ không phải thất vọng. Thiền không phải là mùa hoa sáu tháng một lần. Thiền chính là cây đại thụ phải cần thời gian để vươn rễ vào sâu lòng đất. Thiền không có lối đi tắt, tất cả đều phụ thuộc vào nghiệp, vào bộ gen của cơ thể, vào cấu trúc bẩm sinh của sinh lý thần kinh. Có thể bạn nhập thiền dễ hơn người khác vì trước đó (kiếp trước) bạn đã từng thực tập nhiều rồi. Bạnngồi thiền có được kết quả nhiều hay ít là vì bạn đã tiến hóa nhiều hay ít trên con đường tiến hóa của vũ trụ kể từ thủa ban sơ. Bạn khi hiểu được tất cả những điều đó bạn sẽ hiểu được Thiền là gì.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thiendoanhnhan
    Đang tải...


  2. Thiền Dưỡng Sinh

    Thiền Dưỡng Sinh Đẩy lùi bệnh tật nhờ Thiền Dưỡng Sinh

    Tham gia:
    24/12/2019
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Hướng dẫn thiền dưỡng sinh cấp 1

    Thiền (Dhyanna)
    - Nhắm mắt để tập trung tư tưởng, đặt lưỡi lên vòm miệng trên tại chân răng cửa để nối mạch Nhâm - Đốc. Miệng ngậm tự nhiên, nét mặt vui vẻ, hơi mỉm cười…Hít thở sâu, chậm, nhẹ nhàng bằng mũi. Quá trình Thiền sẽ làm cho vùng vỏ não được nghỉ ngơi và các Luân xa thu được năng lượng.

    - Thu năng lượng theo chiều từ LX6 – LX7 – LX5 – LX4 - LX3 - LX2. Tại mỗi LX thời gian thu từ 1 đến 1,5 phút. Quán tưởng phễu năng lượng hình chóp có đỉnh nhọn đang đi vào LX của mình, đáy hình chóp ở ngoài.

    - Bước tiếp theo tự điều chỉnh bệnh cho mình, thời gian 7 – 10 phút.

    - Quán tưởng toàn thân là một khối sáng, có thể cảm nhận thấy các hiện tượng: ánh sáng dọi vào Luân xa 6, hình ảnh, âm thanh, hương vị…Còn có hiện tượng giống như có những con bọ mản bò quanh mặt, quanh miệng, gây ngứa ngáy khó chịu. Các ngón tay có thể cảm thấy tê buốt, đầu có thể xoay lắc, hai tay xoay lắc hoặc nâng lên … Đó là những hiện tượng bình thường, có thể xảy ra. Hãy gạt bỏ mọi suy nghĩ, ưu tư phiền muộn một cách tự nhiên và có thể nhẩm “Muôn pháp là một, một đi về đâu” để đơn giản hóa mọi ý nghĩ trong đầu. Để có hiệu quả khi tập chúng ta có thể bật nhạc Thiền theo chương trình đã soạn cho từng cấp học. Thời gian tập không hạn chế, ngày có thể tập nhiều lần, mỗi lần càng lâu càng tốt, sẽ có tác dụng nhiều cho việc điều chỉnh bệnh và phòng bệnh.
     

Chia sẻ trang này