Thoát Vị Địa Đĩa Đệm Ở Phụ Nữ Có Thai Và Sau Sinh, Mối Lo Không Thể Bỏ Qua

Thảo luận trong 'Các vấn đề khác' bởi Letruonght89, 18/4/2022.

  1. Letruonght89

    Letruonght89 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    3/1/2022
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Có thể bạn đã biết phụ nữ mang thai và sau sinh gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì phụ nữ có thai có tỉ lệ mắc các bệnh xương khớp cao hơn nam giới, đặc biệt là các bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống…
    Tại sao phụ nữ có thai và sau sinh lại dễ bị thoát vị đĩa đệm.
    Phụ nữ sau khi sinh bị thoát vị đĩa đệm thường xuất phát từ khi mang thai bởi những nguyên nhân sau:
    • Khi mang thai, toàn bộ vùng cột sống thắt lưng và khung xương chậu của người phụ nữ sẽ có sự thay đổi rõ rệt. Quá trình thay đổi này nhằm thích nghi với sự tăng trưởng của thai nhi. Khi mang thai toàn bộ hệ thống cơ gân của người phụ nữ sẽ nới lỏng, các đốt sống và dây chằng giãn nở tối đa, và trở nên suy yếu. Điều này khiến cột sống trở lên lỏng lẻo và suy giảm chức năng chống đỡ
    • Bên cạnh đó cân nặng người mẹ tăng quá nhanh cùng với trọng lượng thai nhi ngày một lớn gây áp lực lên vùng xương sống, thắt lưng. Đây là yếu tố gia tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm của phụ nữ khi mang thai.
    • Các Hormone sinh dục và sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ mang thai ảnh hưởng không nhỏ nhỏ đến xương khớp, có thể xương khớp mất hoặc không thể hấp thu được lượng chất dinh dưỡng cần thiết.
    • Phụ nữ từng bị chấn thương vùng cột sống trước khi mang thai thì khi mang thai có tỉ lệ thoát vị đĩa đệm cao hơn phụ nữ bình thường.
    • Khi mang thai do phải chịu trọng lượng cơ thể và biến dạng cột sống phụ nữ thường có xu hướng đứng sai tư thế, cong lưng hoặc ưỡn ngực sẽ tạo áp lực lớn cho cột sống thắt lưng, khiến cấu trúc cột sống bị lệch khỏi vị trí ban đầu, lâu dần dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
    Triệu chứng thoát vị đĩa đệm khi mang thai.
    • Thông thường khi mang thai, thoát vị đĩa đệm sẽ xảy ra chủ yếu ở vị trí cột sống thắt lưng. Do đó khi phụ nữ mang thai bị thoát vị đĩa đệm sẽ xuất hiện một số triệu chứng chính của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:
    • Đau vùng thắt lưng, cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài.
    • Vùng thắt lưng cảm giác tê bì như kim châm, cương cứng
    • Cơn đau lan xuống vùng mông, đùi và chân, gây tê mặt ngoài bàn chân, gót chân, mặt ngoài bắp chân, mu bàn chân, mặt trước xương chày hoặc mặt trước đùi.
    • Một số mẹ bầu có thể bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ xuất hiện các triệu chứng:
    • Đau cứng vùng cổ, vai gáy, nhức mỏi dọc vùng gáy lan đến 2 bả vai.
    Điều trị thoát vị đĩa đệm ở phụ nữ có thai và sau sinh như thế nào.
    Khác với các trường hợp thoát vị đĩa đệm khác, phụ nữ có thai khi điều trị thoát vị đĩa đệm cần hạn chế sử dụng thuốc mà thay bằng các biện pháp sau:
    • Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu.
    • Sử dụng các liệu pháp phục hồi chức năng: Như xoa bóp, sử dụng đai lưng, chườm nhiệt, yoga cho bà bầu.
    • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ dưỡng chất: Mẹ bầu cần bổ dung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là canxi, các khoáng chất và các vitamin thiết yếu. Khi mang thai mẹ bầu rất dễ xảy ra tình trạng thiếu sắt và canxi, tình trạng thiếu canxi có thể dễ dàng nhận biết thông qua các biểu hiện của cơ thể như: Mất ngủ, da khô, móng tay, chân dêx gãy, thường xuyên chuột rút....Vì vậy mẹ bầu cần cảm nhận cơ thể và bổ xung dưỡng chất đúng lúc, đầy đủ.
    Tìm hiểu thêm về cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm ở phụ nữ mang thai tại đây: http://phongkhambadinh.vn/dieu-can-biet-ve-benh-thoat-vi-dia-dem-khi-mang-thai-va-sau-khi-sinh.html
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Letruonght89
    Đang tải...


Chia sẻ trang này