Thực hành dinh dưỡng

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi phongkhamdinhduonghn, 22/4/2013.

  1. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Hiện tượng nôn trớ ở trẻ nhỏ và cách xử trí.
    [​IMG]

    I. Phân biệt giữa nôn và trớ

    1. Nôn: Là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đưa hết ra ngoài do sự co bóp của dạ dày phối hợp với co bóp của cơ hoành và thành bụng.

    2. Trớ: Là hiện tượng một lượng thức ăn bị trào ra khỏi miệng ngay sau bữa ăn hoặc trong bữa ăn. Đây là hiện tượng sinh lý trong vòng 06 tháng đầu không cần phải điều trị.

    II. Các nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ em.

    1. Nôn:

    Là triệu chứng của một số bệnh, ngoài triệu chứng nôn, ở trẻ nhỏ còn có các triệu chứng khác đặc trưng của từng bệnh (đây là những trường hợp nôn đột xuất không phải thường xuyên) cụ thể:

    - Nôn do nhiễm khuẩn cấp tính: Viêm họng

    - Do viêm phế quản, viêm phổi. Ngoài triệu chứng nôn trẻ thường kèm theo: Sốt, ho, khó thở.

    - Nôn do tiêu chảy cấp: Ngoài nôn còn kèm tiêu chảy, mất nước.

    - Nôn trong các bệnh não, màng não, viêm màng não mủ, u não, áp xẻ não. Ngoài nôn trẻ kèm theo các triệu chứng: co giật, hôn mê, sốt, thóp phồng ( trẻ dưới 12 tháng).

    - Nôn do ngộ độc thức ăn: trẻ kèm theo bị tiêu chảy, đau bụng, có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc.

    - Nôn do các bệnh ngoại khoa: tắc ruột, lồng ruột. Ngoài dấu hiệu nôn trẻ kèm theo cơn khóc thét do đau bụng, bụng trướng, bí trung, đại tiện, hoặc đi ngoài ra máu trong lồng ruột.

    - Nôn do hẹp ruột bẩm sinh, phì đại môn vị hẹp thực quản: nôn xuất hiện sớm trong vòng một tuần đầu sau sinh. Hầu như bữa nào cũng nôn, nôn ngay sau khi ăn hoặc sau ăn một vài giờ.
    Lưu ý: Trường hợp này cần được phát hiện sớm để điều trị bằng phẫu thuật.

    2. Nôn do sai lầm về ăn uống- cụ thể:

    - Cho trẻ ăn quá nhiều, quá no.

    - Trẻ nuốt quá nhiều không khí khi ngậm vú giả, hoặc bú bình không nghiêng cho sữa ngập cổ bình.

    - Ăn no xong đặt trẻ nằm ngay.

    - Do quấn tã bụng quá chặt

    - Do rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn co bóp dạ dày.

    III. Cách xử trí khi trẻ bị nôn

    1. Nếu trẻ bị nôn đột xuất :Kèm theo các triệu chứng khác của từng bệnh, phải đưa trẻ tới ngay bệnh viện để khám và điều trị.

    2. Nôn do sai lầm ăn uống

    - Không ép trẻ ăn quá no

    - Khi bú bình: đục lỗ núm vú vừa phải, thích hợp với lực mút của trẻ, cầm nghiêng bình sữa 45ᵒ cho sữa ngập hết cổ chai sữa.

    - Không nên cho bé ngậm đầu vú giả.

    - Khi cho trẻ ăn một loại thức ăn mới, nên cho ăn từ từ, từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc và chia làm nhiều lần ( nhiều bữa nhỏ) trong ngày.

    - Sau khi cho bú mẹ hoặc các bữa ăn ( sữa ngoài, bột, cháo) nên bế vác trẻ đứng thẳng 10-15 phút, vỗ nhẹ lưng trẻ vài lần rồi mới đặt trẻ nằm.

    - Không quấn rốn quá chặt.

    3. Nôn do rối loạn hệ thần kinh thực vật.

    - Dùng thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ.

    - Khi trẻ nôn nhiều cũng giống như bị tiêu chảy, bé sẽ bị mất một lượng nước lớn. Do đó, quan trọng là phải bổ sung lượng nước đã mất để cơ thể bé không mất chất điện giải. Tại nhà, các mẹ có thể dùng dung dịch oresol pha đúng cách, nước chín hay nước trái cây loãng.

    4. Khi trẻ nôn nhiều, không nên ép trẻ tiếp tục ăn, uống mà cần thực hiện các biện pháp sau:

    - Tư thế bé khi nôn, nên để bé ăn nằm nghiêng hoặc đỡ bé ngồi dậy để chất nôn đổ ra ngoài, để phòng chất nôn tràn vào khí quản gây sặc vào phổi rất nguy hiểm.

    - Nên chờ cho bé bớt nôn trớ, hãy cho uống một lượng nhỏ nước chín hoặc dung dịch Oresol.

    Lưu ý: Mặc dù lúc này bé sẽ khát do mất nước nếu cho uống nhiều sẽ nôn thốc nôn tháo ngay do vậy cho trẻ uống từng muỗng nhỏ hoặc từng ngụm một..

    - Khi bé không nôn trớ nữa thì cho bé bú sữa mẹ hoặc bú bình tăng dần số lượng từ 80-100ml sau mỗi đợt ( 3-4 giờ). Nếu bé không nôn trớ từ 12-24h thì có thể cho bé ăn uống dần trở lại bình thường, nhưng vẫn cho bé uống nhiều nước.

    - Giúp trẻ ngủ sẽ làm cho bé nhanh hồi phục hơn.

    - Chỉ sử dụng thuốc chống nôn khi được phép của bác sĩ.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
    Đang tải...


    Các chủ đề tương tự:

    hohao thích bài này.
  2. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Sử dụng trứng trong quá trình nuôi dưỡng con trẻ.
    [​IMG]

    Trong các loại thực phẩm, trứng là loại được con trẻ ưa thích nhất do các đặc tính: mềm, hương vị dễ chịu, dễ chế biến thành các món như rán, hấp, súp…mặt khác trứng là loại thức ăn bổ dưỡng rất tốt cho con trẻ. Tuy vậy, sử dụng trứng như thế nào trong quá trình nuôi dưỡng trẻ là vấn đề các bà mẹ hãy để tâm tới và lắng nghe tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng nhé.

    1. Giá trị dinh dưỡng của trứng.

    Trứng là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu ( tỷ lệ hấp thu chất đạm của trứng là 100%, tương đương với đạm trong sữa nếu chế biến đúng). Ngoài ra, trong lòng đỏ trứng còn cung cấp nhiều chất béo, vitamin, khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như: sắt, vitamin A, kẽm…thông thường một quả trứng gà ta nặng 40gram ( cả vỏ), một quả trứng vịt nặng 70gram ( cả vỏ). Giá trị dinh dưỡng của trứng gà, vịt không khác nhau nhưng thành phần các chất dinh dưỡng ở trứng gà tốt hơn trứng vịt. Hàm lượng kẽm, vitamin A ở trứng gà cao hơn trứng vịt, trong trứng gà còn có Vitamin D, là loại vitamin có rất ít trong thực phẩm. Hàm lượng đạm trong trứng gà cao hơn trứng vịt, chất béo trong trứng gà thấp hơn trứng vịt nên ít gây đầy bụng, khó tiêu. Mặt khác, gà thường đẻ trứng ở nơi cao ráo, vịt đẻ nơi ẩm thấp do vây trứng gà ít bị nhiễm bẩn hơn. Tóm lại, cho trẻ ăn trứng gà tốt hơn ăn trứng vịt.

    2. Phương pháp cho trẻ ăn trứng.

    · Tùy theo lứa tuổi ( tháng tuổi) của trẻ mà cho ăn số lượng khác nhau

    - Trẻ 6-7 tháng tuổi: ăn ½ lòng đỏ trứng gà/ bữa.

    ăn 2-3 bữa/tuần.

    - Trẻ 8-12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/ bữa.

    ăn 3-4 bữa/tuần

    - Trẻ 1-2 tuổi: nên ăn 4-5 quả trứng/ tuần ( lưu ý: ăn cả lòng trắng)

    - Trẻ từ 2 tuổi trở lên: nếu bé thích ăn trứng có thể cho ăn 1 quả / ngày.

    · Cách chế biến trứng:

    - Không nên cho trẻ ăn trứng gà sống hay hòa tan trứng sống trong cháo nóng, súp nóng mà nên luộc chín hoặc nấu chín đề phòng nhiễm khuẩn và đầy bụng vì đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn và trong lòng trắng trứng có chất Antibiotin gây đầy bụng ảnh hưởng đến sức khỏe.

    - Trứng gà rán, ốpla nếu dùng lửa to dễ khiến bên ngoài cháy, bên trong sống dẫn đến lòng trắng cháy sẽ khó hấp thu, tiêu hủy các vitamin B1, B2, lòng đỏ sống ( chưa được diệt khuẩn…).

    - Nếu ăn trứng gà sống, tỷ lệ hấp thu và tiêu hóa chỉ được 40%, trứng luộc (100%), trứng gà rán ( 81%), ốp la ( 85%), trứng chưng ( 87,5%).

    - Chế biến trứng tùy theo lứa tuổi.

    - Trẻ 6-12 tháng: có thể ăn bột trứng, trứng hấp.

    - Trẻ 1-2 tuổi: ăn cháo trứng, trứng luộc vừa chín tới, trứng kho.

    - Trẻ 2 tuổi trở lên: ăn cháo trứng, trứng luộc, trứng rán đúc thịt, trứng sốt cà chua ăn với cơm

    · Trong bữa ăn không nên chỉ cho trẻ ăn trứng, nên phối hợp với các loại thực phẩm khác sẽ giúp bé có cảm giác ăn ngon miệng và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
    hohao thích bài này.
  3. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt.
    [​IMG]

    1. Nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt.

    Trẻ mới ra đời, sữa mẹ là nguồn cung cấp chất sắt duy nhất cho trẻ. Sắt có trong sữa mẹ tuy hàm lượng không cao nhưng dễ hấp thu và được cơ thể bé hấp thu hoàn toàn. Sắt là thành phần quan trọng tham gia tạo hồng cầu, nếu trẻ không được bú mẹ đầy đủ sẽ thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.

    Trong năm đầu tiên của cuộc đời, trẻ tăng trưởng rất nhanh do đó lượng sắt cần nhiều hơn, giúp cho quá trình tăng trưởng của các mô và tăng khối lượng hồng cầu. Nhu cầu sắt/1 kg thể trọng trẻ em cao hơn so với người trưởng thành. Trong khi đó lượng thức ăn cho trẻ lại ít hơn. Ở các vùng nông thôn, miền núi, thức ăn cho trẻ thường là bột gạo, bột ngô…là loại thức ăn nghèo sắt, chất sắt có trong ngũ cốc lại rất khó hấp thu. Sắt có nhiều trong thức ăn động vật ( thịt, cá, trứng, tôm…), sắt trong thức ăn động vật có chất lượng cao, dễ hấp thu. Bữa ăn của trẻ ở nông thôn và các vùng khó khăn do không đủ chất dinh dưỡng, thiếu sắt…sẽ dẫn đến trẻ bị thiếu máu.

    2. Dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị thiếu máu ( thiếu sắt)

    - Biểu hiện: yếu ớt, da xanh xao. Các triệu chứng này xuất hiện từ từ, nhìn quen thì rất khó phát hiện. Nếu so sánh với các trẻ khỏe mạnh cùng trang lứa các mẹ sẽ thấy rõ con mình da xanh hơn, hoạt động ít và chậm chạp hơn.

    - Trẻ có biểu hiện chán ăn, khó ngủ, ít ngủ và hay quấy khóc, vật vã.

    - Trẻ chậm vận động, chậm biết ngồi, chậm biết đứng, biết đi…chân, tay trẻ mềm nhẽo so với trẻ khỏe mạnh khác.

    - Trẻ hay kêu đau, nhức xương.

    - Trẻ thiếu máu nặng sẽ có hiện tượng tóc bị bạc màu, rụng tóc.

    3. Biện pháp để trẻ không bị thiếu máu, thiếu sắt

    - Phòng chống thiếu máu cho người mẹ nhất là khi đang mang thai. Vì trẻ lúc còn là bào thai đã nhận chất sắt ở mẹ để phát triển và có một chút dự trữ. Sau khi đẻ, trẻ tiếp tục nhận được sắt qua nguồn sữa mẹ.

    - Trẻ nhỏ: cần được bú mẹ đầy đủ và ăn bổ sung hợp lý.

    - Trẻ lớn hơn: có chế độ dinh dưỡng đủ về số lượng và chất lượng

    - Bữa ăn của trẻ phải đủ năng lượng và các thực phẩm giàu sắt. Hàng ngày nên cho trẻ ăn các loại thức ăn giàu sắt có nguồn gốc từ động vật như: thịt đỏ ( lợn, bò…), gan ( gà, lợn, bò), trứng, sữa, tôm, cua , cá…là các thực phẩm giàu sắt ( có tỷ lệ hấp thu cao). Ngoài ra, cần cho trẻ ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như các loại họ đậu và tăng cường ăn các loại có chứa nhiều vitamin C ( rau ngót, rau muống, mồng tơi…), các loại quả chín ( chuối, đu đủ, cam bưởi).

    - Tẩy giun định kỳ cho trẻ, quan tâm tới vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường, phòng tránh nhiễm giun ( đặc biệt là giun móc).

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
    hohao thích bài này.
  4. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Chăm sóc trẻ sơ sinh
    [​IMG]

    Trẻ sơ sinh là đối tượng phải quan tâm nhiều nhất và có chế độ chăm sóc hết sức tỉ mỉ và cẩn trọng. Nhất là trong những tuần đầu tiên, khi các bà mẹ còn lóng ngóng, vụng về. Các mẹ cần lắng nghe, tham khảo những lời khuyên về kỹ năng cơ bản để chăm sóc con nhé.

    I. Chuẩn bị đồ dùng cần thiết để chăm trẻ.

    1. Dụng cụ hỗ trợ bú sữa. ( bình hấp tiệt trùng)

    2. Bỉm, tã cho trẻ.

    3. Quần áo trẻ em, chăn quấn, bao tay, tất chân cho trẻ.

    4. Đồ tắm gội: bồn tắm cho bé, dầu gội đầu, sữa tắm ( dành riêng cho bé), khăn lau, khăn tắm.

    5. Đồ chơi cho trẻ: chọn loại đồ chơi phát ra tiếng động kích thích trẻ.

    II.Chăm sóc trẻ

    1. Chăm sóc da

    Da trẻ mới sinh rất mỏng và nhạy cảm nên phải chăm sóc hết sức cẩn thận. Khi mới sinh ( vài phút đầu), da của bé có màu xanh sau đó chuyển dần sang màu hồng. Ngày thứ 2 hoặc thứ 3 trẻ có hiện tượng vàng da sinh lý ( đạt đỉnh điểm vào ngày thứ 3, thứ 4) sau đó sẽ giảm dần. Khi chào đời, cơ thể bé được bao bọc bằng lớp chất “Gây” có vai trò giữ nhiệt và bảo vệ da cho bé. Do vậy, ngay sau khi sinh, mẹ không nên tắm sạch lớp chất “Gây” đó. Nhưng sau 24-48 giờ , trẻ phải được tắm sạch sẽ hàng ngày vì lúc này lớp chất “Gây” lại là môi trường giúp vi khuẩn phát triển.

    Ngoài ra, mẹ cần phải giữ gìn cho bé không bị hăm tã, kiểm tra kỹ các khiếm khuyết trên da để có biện pháp xóa đi sớm cho bé ( Lưu ý: nên hỏi ý kiến của bác sĩ).

    2. Chăm sóc giấc ngủ cho bé

    Giấc ngủ của trẻ sơ sinh vô cùng quan trọng cho quá trình phát triển của bé. Giai đoạn mới sinh trẻ có thời gian ngủ trung bình là 18-20 giờ/ngày.

    - Tư thế ngủ của bé: Tốt nhất là để bé nằm ngửa từ tháng thứ 6 có thể lật nghiêng, xoay người….

    - Hạn chế rung lắc trẻ để ru ngủ dễ khiến não của bé bị tổn thương.

    - Nhiệt độ trong phòng ngủ giữ ở 26ᵒC là tốt nhất quá nóng hoặc quá lạnh đều gây hại cho bé.

    3. Vệ sinh cho bé.

    - Tắm: không thể thiếu trong chăm sóc bé. Tắm đúng cách giúp bé thấy thoải mái, dễ chịu và có giấc ngủ ngon.

    Lưu ý: Với bé chưa rụng rốn có thể tắm bằng khăn, dùng khăn nhúng nước sạch lau toàn thân bé. Bé đã rụng rốn có thể tắm bằng chậu. Khi thời tiết nóng mới gội đầu cho bé hàng ngày, khi trời lạnh nên gội đầu bé 2-3 lần/tuần.

    - Vệ sinh mũi, tai: Không nên ngoáy bên trong lỗ mũi, tai bé. Chỉ cần làm sạch tai bằng sử dụng bông gòn thấm nước ngoài tai vì ráy tai là dịch tiết tự nhiên ở ống tai ngoài.

    - Vệ sinh móng tay, chân: không để móng tay, chân của bé dài quá bé sẽ tự cào xước da mình. Thời gian cắt móng tay, chân cho bé là sau khi tắm, lúc này móng tay bé mềm.

    4. Dinh dưỡng cho bé

    - Mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt để bé có thể nhận được lượng sữa non bổ dưỡng. Nếu mẹ cảm thấy sữa về chậm thì trong 01 giờ đầu sau sinh mẹ có thể cho con bú. Hầu hết trẻ sơ sinh cần được bú 8-12 lần/ngày, khoảng 2-4 giờ/lần. Mẹ cần lưu ý tới cách cho con bú và tư thế bú để giúp con hấp thu được lượng dinh dưỡng cần thiết.

    5. Chăm sóc cân nặng của bé.

    - Giảm cân là hiện tượng hoàn toàn bình thường trong 5 ngày đầu tiên của trẻ sơ sinh. Giai đoạn này những chất lỏng dư thừa trong cơ thể bé bị tống ra ngoài ( bé giảm không quá 10% trọng lượng sơ sinh). Sau 1-2 tuần bé sẽ lấy lại được cân nặng khi sinh.

    6. Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh.

    Ngay sau khi sinh vài giờ, việc tiêm phòng cho bé vô cùng quan trọng. Bé cần được tiêm bổ sung vitamin K và tiêm phòng viêm gan B tiếp theo là tiêm các mũi vaccine theo hướng dẫn của chương trình tiêm chủng quốc gia.

    7. Giao tiếp với trẻ.

    Có thể giao tiếp với bé qua giọng nói, thị giác, khứu giác, nụ cười của mẹ…bé có thể tiếp thu được và ghi nhận. Mẹ cũng sẽ nhanh chóng ghi nhận được ngôn ngữ từ cơ thể bé.

    8. Một số hiện tượng ( bình thường) ở trẻ sơ sinh.

    - Bé hay giật mình

    - Hiện tượng dính mắt: nguyên nhân là do ống dẫn nước mắt của bé bắt đầu đi vào hoạt động

    Lưu ý: Các mẹ nên đưa bé tới khám bác sĩ.

    Làm sạch và mat-xa nhẹ nhàng cho bé.

    - Nếu mặt bé có dấu hiệu sưng bao gồm cả mí mắt hoặc bé bị thâm tín do dụng cụ khi tiến hành lấy thai nhi thì mẹ cứ yên tâm vì hiện tượng này sẽ nhanh khỏi trong vài ngày.

    9. Chăm sóc bé.

    - Mẹ khỏe thì em bé mới khỏe mạnh. Các chuyên gia y tế khuyên các mẹ nên uống thật nhiều nước, có chế độ ăn lành mạnh.

    - Mẹ cần có sự chuẩn bị tinh thần để phù hợp với thời gian biểu của bé trong giai đoạn đầu và có kế hoạch tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
    hohao thích bài này.
  5. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Nuôi con bằng sữa mẹ_Những điều mà các bà mẹ nên biết.
    [​IMG]

    Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ vì trong sữa mẹ có chứa tất cả các chất dinh dưỡng và kháng thể mà trẻ cần, đặc biệt là trong 06 tháng đầu. Sữa mẹ có vai trò giúp phát triển hệ miễn dịch tự nhiên của bé và giảm nguy cơ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn và các bệnh do dị ứng khác như hen suyễn, chàm, sởi…

    1. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ.

    - Chất đạm ( protid), chất béo ( lipid) trong sữa mẹ dễ tiêu hóa hấp thu.

    - Đường Lactose trong sữa mẹ nhiều hơn các loại sữa khác.

    - Các chất khoáng trong sữa mẹ có đủ và dễ hấp hấp thu ( sắt, canxi, photpho) giúp trẻ phát triển tốt và ít bị còi xương.

    2. Phương pháp giúp mẹ có đủ sữa nuôi con

    - Chăm sóc về tinh thần

    Việc tăng tiết sữa của bà mẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố :Cách cho trẻ bú, chế độ ăn uống nghỉ ngơi, tinh thần thoải mái…Sự tiết sữa chịu ảnh hưởng bởi cơ chế thần kinh thông qua suy nghĩ và cảm giác của mẹ. Nếu mẹ thấy thoải mái, vui vẻ , yêu thương trẻ, tin tưởng vào nguồn sữa của mình thì vú sẽ chảy nhiều sữa hơn.

    - Chế độ dinh dưỡng

    Ăn uống, bồi dưỡng là rất cần thiết đối với các mẹ đang cho con bú để sữa có chất lượng tốt nhất. Năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày của bà mẹ đang cho con bú là 2750kcal, cao hơn lúc mang thai (2550kcal). Một số thức ăn có tác dụng lợi sữa: móng giò heo hầm với đậu đen hoặc gạo nếp, đậu xanh, gà ác tần thuốc bắc, rau lang nấu với thịt bò, cơm nếp thịt gà…Đó là những món ăn giàu dinh dưỡng cộng với niềm tin của mẹ về khả năng làm tăng tiết sữa của các thức ăn đó khi sử dụng sẽ thúc đẩy xuống sữa nhanh, nhiều hơn.

    3. Những dấu hiệu cho thấy trẻ không bú đủ sữa mẹ

    · Biểu hiện rõ nhất

    - Tăng cân kém 500g/1 tháng hoặc dưới 120g/1 tuần

    - Nhẹ hơn cân lúc đẻ ( sau 2 tuần tuổi): vì tuần đầu trẻ có hiện tượng sụt cân sinh lý.

    - Đi tiểu ít: dưới 06 lần/ ngày, nước tiểu cô đặc, màu vàng, nặng mùi.

    · Biểu hiện khác

    - Trẻ hay cằn nhằn, không hài lòng sau các bữa bú.

    - Khóc thường xuyên, ngủ không đủ giấc.

    - Các bữa bú quá ngắn hoặc quá dài.

    - Trẻ đi ngoài phân rắn.

    - Không có sữa khi mẹ cố vắt sữa và sữa không xuống sau đẻ.

    4. Các mẹ phải làm gì khi bé không chịu bú.

    Các bà mẹ cần phải biết rõ nguyên nhân con không chịu bú thường bao gồm:

    · Do trẻ ốm

    - Trẻ bị bệnh thường bú kém, thậm chí không chịu bú trong giai đoạn này phải vắt sữa mẹ cho bé ăn bằng thìa và tập dần cho bé bú mẹ.

    - Một số trẻ mới sinh không chịu bú mẹ ( có thể do bé bị đau cơ xương…lúc phải can thiệp khi đẻ), các mẹ phải thay đổi tư thế cho con bú cố gắng tạo cách bế trẻ thích hợp và không chạm vào chỗ đau của bé.

    - Trẻ khó bú vì tưa miệng cần phải đánh tưa cho bé bằng mật ong, nước ép rau ngót hoặc Nystatin. Nếu trẻ tắc, ngạt mũi cần hút sạch mùi thì trẻ mới bú được.

    · Do cách cho bú.

    - Mẹ cho trẻ bú bình sẽ cản trở việc ngậm bắt vú khiến trẻ bỏ bú mẹ. Vì vậy, khi bé đang bú mẹ không nên cho bú bình, nếu cần ăn thêm sữa nên cho ăn bằng thìa, tập dần xen kẽ với các bữa bú mẹ.

    - Mẹ cần tập, giúp bé cách ngậm bắt vú đúng để bú có hiệu quả. Trường hợp mẹ sữa quá nhiều, trẻ bú dễ bị sặc và sợ bú, vì vậy mẹ trước khi cho bú nên vắt bớt sữa, giữ vú theo tư thế gọng kìm để sữa chảy chậm hơn.

    · Do thay đổi trong sinh hoạt của trẻ

    - Trẻ phải xa mẹ khi mẹ đi làm hoặc thay người chăm sóc

    - Mùi của mẹ khi dùng nước hoa, ăn hành tỏi…cũng làm trẻ khó chịu và bỏ bú.

    Vì thế các mẹ nên cố gắng không mắc các lỗi này để giảm sự ngăn cách giữa mẹ và trẻ.

    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
    hohao thích bài này.
  6. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Hiện tượng nhức mỏi chân về đêm của trẻ.
    [​IMG]

    Ở độ tuổi phát triển nhanh về thể lực, đặc biệt là giai đoạn phát triển về chiều cao, có rất nhiều trẻ nhỏ luôn bị nhức mỏi chân, tay về đêm khiến bố mẹ lo lắng. Rất nhiều bậc cha mẹ do không hiểu rõ nguyên nhân, chỉ nghĩ là do con phải đi bộ đến trường, do chạy nhảy nhiều nên đau mỏi chân…Vì thế, mặc dù đã chịu khó xoa bóp rất lâu nhưng bé vẫn kêu, khóc vì đau và không ngủ được. Qua nhiều đêm cả mẹ, con đều mất ngủ phải đi khám, các bác sĩ đã cho biết đó chỉ là hiện tượng nhức, mỏi chân tay do bé đang ở giai đoạn phát triển chiều cao, liên quan tới quá trình tạo xương. Quá trình này diễn ra theo các giai đoạn khác nhau của trẻ nhỏ. Ở giai đoạn đầu, mạnh nhất là từ 5-7 tuổi và giai đoạn dậy thì, xương và chiều cao của trẻ sẽ phát triển nhanh nhất đặc biệt là xương ở các chi nên bé có cảm giác mỏi, đau chân, buồn bực, khó chịu. Giai đoạn tiếp theo xương vẫn phát triển bình thường nhưng chậm hơn và kết thúc vào khoảng 20-25 tuổi. Thời điểm này do xương phát triển chậm, cộng với sức đề kháng của cơ thể tốt hơn nên chân, tay không còn cảm giác đau, nhức như các giai đoạn trước.

    Triệu chứng nhức mỏi chân tay có thể xuất hiện sớm hơn ở những trẻ hiếu động, chạy nhảy nhiều làm các cơ hoạt động quá mức. Khi đó cần tránh những tổn thương do va đập, viêm nhiễm cho trẻ có thể dẫn đến gãy xương hoặc bong gân…Ngoài ra, nhức mỏi tay, chân của trẻ còn xuất hiện ở trẻ có xương phát triển quá nhanh so với hệ cơ, dẫn đến khi hệ cơ phát triển không “theo kịp”, khi xương dài ra nhưng các sợi dây cơ chạy dọc theo ống xương không dài bằng sẽ gây đau bắp, bụng chân, tay…hay còn gọi là đau cơ. Tất cả các hiện tượng trên đều không đáng lo ngại và sẽ có giải pháp để khắc phục. Tuy vậy, nếu trẻ bị đau vùng thắt lưng kéo dài, đau cả vùng xương chậu, xương cụt, đau khi ngồi lâu, cứng và tê xuống hai chân…hoặc sau khi đã bổ sung đủ chất trong một thời gian dài mà trẻ vẫn có dấu hiệu bất thường thì phải mang trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để thăm khám.

    Một số giải pháp giúp phát triển xương tốt

    · Xây dựng thói quen ăn uống cho trẻ

    Thói quen không tốt: kén ăn, chỉ thích riêng một số món nào đó. Trường hợp này, các mẹ không bắt ép mà kiên trì giúp bé bỏ dần theo thói quen bất hợp lý trong ăn uống. Không nên để trẻ chỉ thích ăn một loại đồ. Điều này khiến hệ tiêu hóa của trẻ mất cân bằng, gây tình trạng thiếu chất ảnh hưởng đến chiều cao.

    · Tăng cường hoạt động thể lực:

    Trẻ nhỏ sẽ ăn uống , hấp thụ và tiêu hóa các dưỡng chất tốt hơn khi thường xuyên vận động. Vận động nhiều cũng làm cho xương rắn chắc và phát triển cân đối hơn. Ngoài ra giấc ngủ của trẻ cũng sâu hơn khi luyện tập. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên để trẻ vận động quá sức.

    · Ngủ đúng giờ:

    Xương phát triển nhanh là nhờ các Hormone tăng trưởng, sau 22 giờ ( đêm) lượng hormone được tiết ra nhiều nhất. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp não kích thích hormone tăng trưởng. Vì vậy, nên để trẻ ngủ đúng giờ, tuyệt đối không được thức khuya.

    · Bổ sung khoáng chất:

    Bổ sung qua thực phẩm hàng ngày hoặc qua tư vấn của bác sĩ các chất dinh dưỡng cần thiết như: Canxi, photpho,magie, vitamin A,B,C,D…Khi trẻ đang trong độ tuổi phát triển chiều cao. Đây là những nguyên tố rất quan trọng giúp xương phát triển nhanh và chắc chắn.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
    hohao thích bài này.
  7. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Một số tác hại của sữa chua với sức khỏe trẻ em và giải pháp khắc phục
    [​IMG]

    Sữa chua là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe con người và đặc biệt còn có công dụng làm đẹp. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm có lợi còn có một số tác hại mà ít khi được quan tâm cụ thể:

    1. Hormone tăng trưởng

    Ngay cả những hãng sữa chua ( có thương hiệu nổi tiếng) đã sử dụng những máy móc hiện đại để giảm những chất hormone có trong sữa bò, tuy nhiên loại hormone có trong sữa bò vẫn còn sót lại trong quá trình chế biến sữa chua, chúng được sử dụng để kích thích bò sữa tăng trưởng nhanh và cung cấp thêm nhiều lượng sữa. Trẻ em sử dụng thường xuyên với số lượng nhiều sữa chua sẽ kích thích dậy thì sớm, đặc biệt kích thích một số hormone trong cơ thể trẻ nhỏ dễ dẫn đến nguy cơ phát triển bệnh ưng thư trong tương lai.

    2. Đường

    Mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng trong sữa chua lại có chứa nhiều đường. Với trẻ từ 4-8 tuổi không nên dùng quá 3 thìa cà phê ( 12,5g) đường mỗi ngày. Đối với thanh thiếu niên không dùng quá 5-8 thìa cà phê (25g-40g) đường. Thông thường, 1 hộp sữa chua chứa khoảng 26g đường, vượt quá mức quy định của khuyến cáo. Vì vậy, nếu trẻ thích ăn sữa chua, mẹ hãy chọn mua loại sữa chua không đường hoặc ít đường cho con. Lưu ý: trước khi mua phải đọc kỹ các nhãn hiệu và thành phần sữa chua để có một sự lựa chọn tốt cho con.

    3. Lactose

    Với trẻ không dung nạp Lactose nên loại bỏ sữa chua ra khỏi chế độ ăn của bé. Sữa chua có chứa Lactose nếu bé không hấp thu được sẽ dẫn đến đau bụng, buồn nôn, đầy hơi hoặc tiêu chảy. Trong trường hợp này các mẹ nên thay thế sữa chua bằng sữa dê hoặc sữa đậu nành.

    4. Chất béo và calo

    Sữa chua chứa nhiều chất béo và calo đó là nguyên nhân dẫn đến tăng cân. Đối với trẻ nhỏ, thừa cân sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, các vấn đề về giấc ngủ và thậm chí là trầm cảm. Vì vậy, nên chọn sữa chua không có chất béo là an toàn và có lợi nhất.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
    hohao thích bài này.
  8. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Chế độ dinh dưỡng cho các mẹ nuôi con nhỏ

    [​IMG]

    Hầu hết phụ nữ sau sinh đều mong muốn giảm đi số cân đã tăng lên trong giai đoạn mang thai. Do quá lo lắng đã khiến một số mẹ áp dụng biện pháp mạnh để nhanh chóng lấy lại vóc dáng ngay sau khi sinh có thể khiến bạn bị kiệt sức do không đáp ứng đủ dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phục hồi sức khỏe. Quan trọng nhất là phải kết hợp ăn uống cân bằng dưỡng chất với tập luyện đều đặn.

    Thời gian đầu sau khi sinh bé là giai đoạn biến động lớn của mẹ. Sự xáo trộn về tâm lý, trách nhiệm chăm sóc bé…khiến mẹ ngủ không đủ giấc. Điều quan trọng nhất ở giai đoạn này của mẹ là phải giữ cho bé miễn dịch, khỏe mạnh. Mẹ phải ăn đủ 03 bữa chính mỗi ngày, cố gắng không để bỏ bữa dù có bận rộn ( hay đang nỗ lực giảm cân)…tuyệt đối không nên để bụng đói. Không nên ép bản thân phải tuân theo chế độ ăn kiêng giảm béo ngay sau sinh nhất là đang nuôi con bằng sữa mẹ. Việc giảm cân nên thực hiện từ từ, thông thường mẹ sẽ giảm khoảng 6-7kg ( trong tuần đầu sau sinh) và sẽ giảm tiếp trong 4-6 tháng đầu của giai đoạn đang nuôi con bằng sữa mẹ, mỗi tháng giảm từ 450-900g. Sự giảm cân này diễn ra nhanh hơn so với các mẹ nuôi con bằng sữa bình. Các mẹ nên biết rằng nếu giảm hơn 700g cân nặng/tuần ở giai đoạn cho con bú sữa mẹ không chỉ làm giảm số lượng sữa tạo ra mà còn gây nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng cho cả mẹ và con. Các mẹ không phải quá lo ngại về cân nặng có thể giữ nguyên hoặc tăng cân trong suốt giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ nhưng vẫn có thể giảm lượng cân thừa sau khi cai sữa cho bé.

    * NHU CẦU DINH DƯỠNG TRONG GIAI ĐOẠN NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ

    - Trong giai đoạn nuôi con bằng sữa, các bà mẹ nên ăn uống đầy đủ, cân bằng, đa dạng để nhận đủ lượng chất dinh dưỡng và uống ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày. Cũng giống như giai đoạn đang mang thai, trong thời kỳ cho con bú cũng có nhu cầu về dinh dưỡng, năng lượng rất cao và thực sự là tất cả các dưỡng chất đặc biệt là chất đạm, vitamin A, vitamin C và canxi. Mẹ đang cho bé bú nên nhận đủ 1.250mg canxi mỗi ngày, khoảng 2-8% tổng lượng canxi trong cơ thể mẹ sẽ được dùng cho quá trình tạo sữa. Sau thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ bù đắp lại lượng canxi đã mất. Tuy nhiên, đối phụ nữ có nhiều con thời gian giữa các lần mang thai ngắn…Sẽ khó nhận đủ lượng canxi thay thế cho lượng đã mất. Điều này khiến các mẹ phải đối với mặt với chứng loãng xương khi lớn tuổi.

    - Bổ sung vitamin, khoáng chất.

    Trong giai đoạn cho con bú, nhu cầu với các chất dinh dưỡng đều tăng cao. Mỗi ngày cần cho cơ thể gồm: 350mcg vitamin A, 30mg vitamin C, 60mg filate, 50mg magie. Trong 04 tháng đầu cần bổ sung 6mg kẽm.

    - Thực phẩm cần tránh

    Một số chất có trong thực phẩm khi mẹ ăn có thể truyền sang sữa và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé. Một số triệu chứng hay gặp ở bé là đau bụng, đầy hơi, ợ hơi, tiêu chảy, nôn mửa, thở khò khè, chảy nước mũi, phát ban…Những thực phẩm gây hiện tượng này có thể là sữa bò và các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa, trứng, bột mì, trái cây họ cam, quýt, thực phẩm chưa cafein, tỏi, bắp cải, dưa leo…

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
    hohao thích bài này.
  9. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1-2 tuổi
    [​IMG]

    Qua ngày sinh nhật đầu tiên, mức độ tăng trưởng của trẻ bị chậm lại so với những tháng trước đó. Các mẹ sẽ nhận thấy bé quan tâm đến thức ăn hơn nhưng cũng rất khó tính trong việc chọn đồ ăn và ăn ít hơn so với những tháng đầu đời. Tuy nhiên, nếu các mẹ lựa chọn cho bé các thực phẩm tươi ngon và lành mạnh, luyện tập cho bé nề nếp ăn uống…ngay từ thời điểm này, thì về sau bé sẽ có xu hướng thích ăn các món ăn ban đầu hơn.

    1. Xây dựng cho bé thói quen tốt.

    Giai đoạn qua 1 tuổi, các mẹ đã có thể chuyển từ sữa mẹ hoặc sữa công thức sang sữa bò ( loại nguyên kem) cho bé ăn. Lúc này ( nếu như bé đang phát triển tốt, không bị suy dinh dưỡng, còi xương…) việc cho bé tiếp tục ăn sữa công thức khiến bé có nguy cơ béo phì ( lại tốn kém về kinh tế). Các mẹ cũng nên tập cho bé uống sữa bằng cốc thay vì bú bình như trước, đây cũng là thời điểm lý tưởng để tập cho bé làm quen với các loại thức ăn không chỉ trong bữa chính mà còn cả trong các bữa phụ.

    Các thói quen ăn uống hình thành trong 02 năm đầu đời sẽ theo bé suốt nhiều năm thậm chí đến hết cả cuộc đời. Vì vây, sớm tập cho bé thói quen ăn uống lành mạnh là điều cực kỳ quan trọng.

    Ngay từ lúc còn nhỏ, bé đã biết thể hiện sở thích của riêng bé. Cha mẹ cần phải tập trung, theo dõi, hướng dẫn bé cách lựa chọn các thức ăn lành mạnh, cho phép bé tự quyết định nên ăn gì trong các loại thức ăn, ăn bao nhiêu tùy thích…Ép buộc bé ăn thứ nó không thích càng khiến bé trở nên bướng bỉnh và khó hình thành thói quen ăn uống tốt. Hãy để bé tự quyết định các vấn đề liên quan đến ăn uống của bản thân để tránh những “ rắc rối” về sau.

    2. Ăn bao nhiêu là đủ cho bé.

    Dạ dày của trẻ ( 1-2 tuổi) nhỏ hơn rất nhiều so với dạ dày của người lớn. Vì thế, không cần lo lắng bé phải ăn nhiều mới đủ no. Các mẹ lưu ý một số lời khuyên sau:

    - Dùng chén, đĩa nhỏ để tạo cảm giác ngon miệng và tự điều chỉnh lượng thức ăn mà bé muốn ăn.

    - Không ép buộc, hứa hẹn, la rầy để bé ăn cho xong bữa hoặc hết chén…Cách làm này sẽ tạo thói quen xấu khó bỏ trong ăn uống, khiến bé chống đói và căm ghét bữa ăn hoặc ăn quá nhiều đến mức béo phì. Bé sẽ thể hiện khi đã ăn đủ no bằng cách mím miệng lại, đẩy chén thức ăn ra xa, hoặc đổ thức ăn xuống đất…

    - Bữa ăn phải cân bằng dưỡng chất, ăn với lượng vừa phải. Nếu bé vẫn đói, muốn ăn thêm hãy cho bé ăn rau, củ và trái cây tươi. Không cần thiết cho ăn thêm khẩu phần thứ hai trong mỗi bữa ăn.

    - Nếu bé đột nhiên uống ít sữa hơn lượng bé thường uống hãy cho bé ăn tráng miệng hoặc ăn bữa phụ bằng các sản phẩm chế từ sữa như sữa chua, pho mai.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
    hohao thích bài này.
  10. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    TẠI SAO BỔ XUNG CANXI KHÔNG HIỆU QUẢ
    [​IMG]

    Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, cung cấp đủ canxi giúp cơ thể khỏe mạnh, giúp trẻ đạt chiều cao và tầm vóc tốt khi trưởng thành và giúp người trưởng thành tránh được các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là khi tuổi đã cao. Nhưng tại sao có nhiều trường hợp bổ xung canxi mà vẫn không thấy có sự tiến triển nào đáng kể? Những nguyên nhân dẫn đến sự kém hiệu quả này là gì? Các bậc cha mẹ hãy cùng theo dõi những chia sẻ của bác sỹ tại phòng khám và tư vấn dinh dưỡng - 70 Nguyễn Chí Thanh về vấn đề này.



    1. Nhu cầu canxi trong ngày

    Độ tuổi_Lượng canxi (mg/ngày)

    Trẻ dưới 6 tháng tuổi_300

    Trẻ 7-12 tháng tuổi_400

    Trẻ 1-3 tuổi_500

    Trẻ 4-6 tuổi_600

    Trẻ 7-9 tuổi_700

    Trẻ 11 tuổi_1000

    Trẻ trên 11 tuổi_1200

    2. Những nguyên nhân dẫn đến bổ xung canxi không hiệu quả

    2.1. Uống canxi mà không kết hợp bổ xung đồng thời vitamin D

    - Vitamin D có vai trò kích thích hấp thu canxi và photpho, kích thích lắng đọng canxi vào khuôn xương thông qua việc giữ cân bằng canxi trong máu.

    - Lựa chọn loại canxi có kèm vitamin D3 bởi vitamin D3 là chất dẫn truyền canxi vào cơ thể.

    - Canxi chỉ có thể đạt đầy đủ tiềm năng tạo xương nếu cơ thể có đủ vitamin D3.

    - Tranh thủ bổ sung nguồn vitamin D trong tự nhiên cho bé bằng cách tắm nắng từ 5-15 phút vào khoảng trước 9h sáng và sau 17h chiều (ánh nắng lúc này là có lợi).

    2.2. Uống canxi lúc đói, uống trước khi đi ngủ buổi tối

    - Uống canxi trong bữa ăn hoặc sau ăn, tuyệt đối không nên uống khi đói, nhất là trước khi đi ngủ vì lượng chất chua được bài tiết suốt đêm trong dạ dày sẽ cản trở tiến độ hấp thu chất vôi.

    - Bổ sung canxi chỉ thật sự có lợi khi uống vào buổi sáng hoặc trưa, không nên uống vào buổi chiều, tối vì sẽ gây khó ngủ.

    2.3. Uống canxi đồng thời hoặc quá gần với các thuốc khác như kháng sinh, kẽm, sắt…

    Không nên dùng chung hay tốt nhất là dùng thuốc canxi cách các thuốc khác khoảng 2 tiếng đồng hồ.

    2.4. Chế độ ăn uống không khoa học, không cân bằng dưỡng chất

    - Khi trẻ thường xuyên có các bữa ăn nhiều đạm có thể sẽ làm gia tăng lượng bài tiết canxi. Cứ đưa vào 1g protein thì cần đến 10mg canxi.

    - Nếu uống các loại đồ uống có chứa cafein và nicotin cũng là một tác nhân làm tăng lượng thải canxi qua đường nước tiểu. Trẻ em sử dụng nhiều đồ uống loại này sẽ cản trở việc hấp thụ canxi vì hàm lượng phospho ở đồ uống đóng chai rất cao.

    - Chất xơ có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc và nguồn gốc và bản chất của chất xơ. Các chất xơ cản trở việc hấp thụ canxi điển hình là chất xơ trong vỏ lúa mạch, vỏ ngũ cốc. Các chất xơ này đặc biệt cản trở việc hấp thụ canxi khi được kết hợp với các thực phẩm giàu axit oxalic và axit phytic.

    2.5. Cơ chế bài tiết và bệnh lý đường tiêu hoá, nội tiết

    - Cơ chế bài tiết cũng có thể làm thất thoát một lượng không nhỏ canxi trong cơ thể. Chế độ ăn quá nhiều chất đạm, nhiều natri làm tăng bài tiết canxi.

    - Ngoài ra, cần lưu ý rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi như một số bệnh lý ở đường tiêu hóa, bệnh thận, bệnh nội tiết hay sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm, sử dụng các chất kích thích khác cũng làm cản trở hấp thu canxi trong cơ thể.
     
    hohao thích bài này.
  11. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ VÀ CÁC BIẾN CHỨNG
    [​IMG]

    Cháu 25 tuổi, đang mang thai lần đầu được 5 tháng, cháu lên cân khá nhanh, cháu nghe nói lên cân nhanh dễ bị tiểu đường thai kỳ, cháu thấy lo lắng, không hiểu tiểu đường thai kỳ là thế nào, làm thế nào để biết, nó có những biến chứng gì và có nguy hiểm cho em bé không? Xin bác sĩ tư vấn giúp cháu?

    Bạn có thể tham khảo bài viết sau:

    Theo thống kê hiện tại có khoảng gần 5% bà mẹ mang thai mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). ĐTĐ thai kỳ thường không có biểu hiện rõ ràng, nhưng nếu không được kiểm soát tốt, ĐTĐ thai kỳ sẽ gây những biến chứng cho cả mẹ và thai nhi.

    Trong suốt quá trình mang thai, nhau tạo ra nội tiết tố đặc biệt để giúp thai nhi lớn và phát triển. Nhưng những nội tiết tố này cũng sẽ gây một số rủi ro đến tính năng hữu ích của insulin của người mẹ. Đây có thể được coi như là “kháng insulin”. Sẽ là điều tốt khi mức insulin và đường huyết cùng đạt chuẩn để duy trì mức độ đường trong máu an toàn. Nhưng trong trường hợp mắc bệnh ĐTĐ thai kỳ thì lượng đường máu không còn được insulin kiểm soát, do đó, phải hoặc là giảm lượng đường hoặc là tăng lượng insulin hoặc là giảm cả hai động tác đó.

    Nhóm thai phụ có nguy cơ mắc ĐTĐ cao

    Thai phụ có nguy cơ mắc ĐTĐ cao nếu: Thừa cân (chỉ số khối cơ thể BMI vượt quá 30); từng bị ĐTĐ trong lần mang thai trước; có đường trong nước tiểu; gia đình có tiền sử ĐTĐ.

    Bác sĩ có thể khuyên bạn làm xét nghiệm chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ sớm nếu có kèm các yếu tố như: Từng sinh con thừa cân (quá 4 kg); bị thai lưu không rõ nguyên nhân; từng sinh con dị tật; người mẹ bị tăng huyết áp hoặc mang thai khi đã trên 35 tuổi.

    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối quan hệ giữa tăng cân quá nhanh (nhất là trong quý 1) với chứng ĐTĐ thai kỳ.

    ĐTĐ thai kỳ được phát hiện khi nào?

    Vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ, quá trình và hoạt động liên quan đến việc sản sinh insulin đều bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố sinh sản. Đây là nguyên nhân tại sao việc kiểm tra sàng lọc bệnh ĐTĐ thai kỳ được yêu cầu theo định kỳ đối với phụ nữ mang thai dù họ có tiền sử hay không. Thời điểm xuất hiện bệnh thông thường từ tuần mang thai thứ 24 -28, mặc dù vẫn có thể có những triệu chứng vài tuần trước hoặc sau giai đoạn này.

    Triệu chứng của ĐTĐ thai kỳ

    Thai phụ có thể không biết bị ĐTĐ cho đến khi kiểm tra nước tiểu và lượng đường. Nhiều trường hợp có những triệu chứng tương tự như sau khi bị ĐTĐ typ 1 hoặc typ 2: Thường xuyên khát nước; thức giấc giữa đêm để uống nước thật nhiều; đi tiểu nhiều và có nhu cầu nhiều lần hơn so với các phụ nữ mang thai bình thường khác; vùng kín bị nhiễm nấm và không thể làm vệ sinh sạch sẽ bằng các dung dịch chống khuẩn thông thường, các vết thương trầy xước hoặc vết đau khó lành; sụt cân nặng và mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.

    ĐTĐ thai kỳ có nguy hiểm không?

    Nếu bệnh ĐTĐ thai kỳ được kiểm soát và giám sát bởi người bệnh và bác sĩ thì rủi ro sẽ được giảm rất nhiều. Mục đích chính trong việc điều trị bệnh ĐTĐ là giảm lượng đường huyết trong máu đến mức bình thường và sản sinh lượng insulin phù hợp so với nhu cầu cần thiết của từng cá thể. Phải mất thời gian để ước lượng cân bằng lượng lượng insulin cần thiết trong ngày.

    Phụ nữ mang thai bị bệnh ĐTĐ thai kỳ cần được giám sát suốt quá trình mang thai và sinh đẻ.

    Các biến chứng có thể gặp do ĐTĐ thai kỳ

    Trước khi sử dụng liệu pháp insulin , các biến chứng của bệnh ĐTĐ cho cả mẹ và thai nhi rất cao. Mặc dù hiện nay việc điều trị bằng insulin đã giảm nguy cơ biến chứng, ở phụ nữ mang thai bị ĐTĐ vẫn còn liên kết với một số nguy cơ gia tăng các yếu tố bất lợi như: tiền sản giật, bệnh ĐTĐ ketoacidocis, bệnh thận nặng lên, bệnh võng mạc nặng lên, đa ối, nguy cơ phải mổ lấy thai, xuất huyết sau sinh, nguy cơ tử vong.

    Bà mẹ mang thai bị ĐTĐ cũng có thể gặp biến chứng cho thai: sẩy thai; thai chết lưu không rõ nguyên nhân; tử vong chu sinh 2-5% (thấp hơn đáng kể khoảng 65% trước khi điều trị bằng insulin); dị tật bẩm sinh, bao gồm hội chứng suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi máu, chứng tăng hồng cầu và tăng bilirubin máu.

    Người mẹ bị bệnh ĐTĐ trong thời kỳ mang thai có các nguy cơ: gia tăng nguy cơ thai to; gia tăng nguy cơ tiền sản giật; tăng tỷ lệ thai chết lưu, nếu không kiểm soát được đường huyết.

    Nếu không kiểm soát, lượng đường thừa trong máu sẽ làm thai nhi phát triển khá to. Do phải tương thích với lượng đường tăng qua nhau thai đến nguồn cung cấp máu, thai nhi sẽ tăng tiết lượng insukin để tiêu thụ lượng đường này và dự trữ năng lượng dưới lớp mỡ của thai nhi. Con của các bà mẹ bị bệnh ĐTĐ có thể nặng 4kg hoặc hơn nữa khi sinh. Vì vậy khi bé mới sinh mà có cân quá nặng, bác sĩ sẽ nghi ngờ người mẹ mắc ĐTĐ thai kỳ ngay cả khi đã được chẩn đoán là không có bệnh trước khi sinh.

    Em bé sau khi sinh cần được theo dõi đường huyết. Thông thường, khi được “cho ăn” thì lượng đường huyết tự cân đối và bé không bị ảnh hưởng xấu. Mối lo ngại lớn nhất là trong 4 – 8 tiếng đồng hồ sau khi sinh là bé dễ bị chứng hymoglycaemia (hiện tượng giảm đường huyết). Do đó, bé cần phải thường xuyên được xét nghiệm sau khi sinh cho đến khi lượng đường huyết (BSL) được ổn định và tiếp tục đều đặn trong suốt 24 tiếng đầu tiên.

    Để phát hiện sớm, có biện pháp điều trị và phòng ngừa các biến chứng do ĐTĐ thai kỳ, thai phụ cần đi khám thai định kỳ, mỗi lần khám nên làm các xét nghiệm máu và nước tiểu. Khi thấy cơ thể có các dấu hiệu khác lạ, thai phụ nên đi khám ngay để được phát hiện bệnh sớm nhất có thể.

    BSCKII. Mai Thị Lệ Tịch
     
    hohao thích bài này.
  12. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Mùa đông là thời điểm thích hợp nhất để bổ sung Vitamin D cho trẻ
    [​IMG]

    Đây là vấn đề rất quan trọng mà các chuyên gia dinh dưỡng muốn các bậc cha mẹ nên biết để có kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

    1. Trẻ sinh vào mùa đông thường phát triển thể chất tốt hơn.

    Đã có nhiều nghiên cứu nhằm xác định mối liên quan giữa mùa sinh và tình trạng thể chất tinh thần trong quá trình phát triển của trẻ. Kết quả cho thấy: Các bé sinh ra trong khoảng từ tháng 10 đến tháng 4 (mùa đông) thường cao hơn so với các bé sinh từ tháng 5 đến tháng 9 ( mùa hè) từ 2-3 cm, trọng lượng cũng nặng hơn 2-3 kg.

    - Nguyên nhân: người mẹ mang thai vào mùa hè và sinh con vào mùa đông thường được tiêp xúc với ánh nắng mặt trời, do đó hấp thu Vitamin D tốt hơn các mẹ mang thai vào mùa đông và sinh con vào mùa hè. Sự hấp thu Vitamin D khác nhau này đã ảnh hưởng đến lượng canxi của các tế bào phôi thai, khiến chiều cao của trẻ sơ sinh khi chào đời có sự khác biệt.

    2. Nên bổ sung canxi cho trẻ vào mùa đông

    - Mùa đông, thời tiết lạnh, mát mẻ hơn trẻ sẽ giảm được nguy cơ táo bón do uống canxi gây ra.

    - Trong giai đoạn mùa đông, thiếu ánh nắng mặt trời nên trẻ sẽ không tổng hợp đủ Vitamin D, một dẫn xuất quan trọng giúp hấp thu canxi, dứt khoát phải bổ sung đồng thời vitamin D từ ngoài vào.

    3. Vai trò của canxi, vitamin D và MK7 (vitamin K2)

    - Canxi là thành phần quan trọng nhất của xương, 99% lượng canxi của cơ thể nằm trong xương và răng. Cung cấp canxi hàng ngày nhằm đảm bảo cho tổng hợp tế bào xương mới, rất cần cho trẻ em. Tuy nhiên, nếu chỉ bổ sung canxi mà thiếu vitamin D thì cơ thể chỉ hấp thu được khoảng 10% lượng canxi được cung cấp.

    - Cơ thể được cung cấp đủ Vitamin D cũng chỉ giúp cơ thể hấp thu tối đa được 40% canxi vào xương, phần canxi dư thừa còn lại sẽ tồn tại trong ruột gây táo bón, sỏi thận hoặc tồn tại trong máu gây xơ vữa mạch máu, vôi hóa mô mềm và ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

    - MK7 (Vitamin K2)

    Là yếu tố cần thiết để kích hoạt protein Osteo Calcin từ dạng bất hoạt sang dạng hoạt động giúp cho việc sắp xếp canxi vào đúng vị trí cơ thể cần (là xương) và “kéo” canxi ra khỏi chỗ nguy hại là thành mạch, các mô mềm.

    Tóm lại: Sự kết hợp không thể tách rời của canxi, vitamin D, vitamin K2 (MK7) sẽ đảm bảo cho hệ xương tăng trưởng nhanh, bền vững, giúp trẻ cao lớn và khỏe mạnh.

    4. Bổ sung canxi cho trẻ vào mùa đông như thế nào ?.

    Lượng canxi hấp thu vào cơ thể trong một ngày khác nhau theo giới tính, độ tuổi. Giai đoạn vàng để bổ sung canxi vào lúc trẻ đang dậy thì ( bé gái 10-13 tuổi, bé trai 13-17 tuổi). Bé sẽ phát triển nhảy vọt về chiều cao có thể tăng 8-10 cm trong 1 năm.

    Nhu cầu canxi cho trẻ

    Nữ thiếu niên: 8-11 tuổi : 900mg

    12-15 tuổi :1000mg

    16-18 tuổi: 800mg

    Nam thiếu niên: 8-11 tuổi : 800mg

    12-15 tuổi :1200mg

    16-18 tuổi: 1000mg

    Để trẻ đạt được chiều cao tối đa, cha mẹ cần chú ý cung cấp đủ lượng canxi cần thiết qua chế độ ăn uống hàng ngày của bé sử dụng những thực phẩm giàu canxi như: Tôm, cua, trứng, sữa, các loại đậu, bông cải xanh…Hoặc bổ sung thêm chế phẩm có chứa Vitamin C. Với công nghệ bào chế hiện đại để tránh các tác dụng phụ và cho hiệu quả hấp thu cao, canxi dạng nano có kích thước siêu nhỏ giúp canxi thẩm thấu vào mạch máu tốt hơn hấp 200 lần loại thông thường. Do đó, các phân tử canxi dễ dàng tìm đến vị trí cần bổ sung sẽ tránh được các tác dụng phụ như táo bón, sỏi thận, rối loạn tiêu hóa…

    Lưu ý: Nên chọn sản phẩm chứa canxi nano kết hợp với vitamin D3 và Mk7 để bổ xung cho trẻ theo chu kỳ 2 đợt/ năm hoặc theo chỉ định của bác sỹ, đồng thời nên hoạt động ngoài trời 30 phút/ngày để giúp trẻ đạt chiều cao tối đa.

    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
    hohao thích bài này.
  13. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    MK7 ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ CON NGƯỜI
    [​IMG]

    Khi phát hiện ra vitamin K, người ta nhận thấy nó có tác dụng ngăn ngừa xuất huyết và chảy máu, đến mức nó được gọi là vitamin đông máu. Sau đó các nghiên cứu phát hiện ra vitamin K có vai trò rất quan trọng với sức khỏe của xương (trong đó phải kể đến vai trò phát triển chiều cao ở trẻ em nói riêng và sức khoẻ con người nói chung), đặc biệt khi nó ở dạng MK7. Vậy MK7 là gì? Lợi ích thực sự của nó đối với sức khoẻ con người như thế nào?

    1. Mk7 là gì?

    MK-7 (menaquinone-7) là dạng vitamin K2 chuỗi dài, được tìm thấy trong thực phẩm lên men. Có nhiều dạng vitamin k2 chuỗi dài nhưng MK-7 là phổ biến nhất và có sẵn dưới dạng thực phẩm bổ sung. MK-7 được tổng hợp nhờ lợi khuẩn sản xuất vitamin K2 thông qua quá trình lên men. MK-7 có thể lưu lại trong cơ thể rất lâu, do đó bạn chỉ cần sử dụng 1 lần/ ngày với liều lượng phù hợp.

    2. MK7 khác gì so với MK4?

    Vitamin K2 được chia làm nhiều phân nhóm, thường dùng là MK4 (Menaquinone - 4) và MK7 (Menaquinone -7):

    - MK4 được tồng hợp từ vitamin K1, có thời gian bán hủy ngắn nên mỗi ngày phải dùng nhiều lần và khôngduy trì được tác dụng lâu dài, nên ít được sử dụng hơn.

    - MK7 (Menaquinone - 7) có chu kỳ bán hủy dài trong cơ thể, thậm chí tới 72 giờ sau khi uống. Liều bổ sung qua chế độ ăn uống có hiệu quả trong việc làm giảm loãng xương do tuổi và do mãn kinh, giảm mất xương, giảm vôi hóa động mạch

    3. Lợi ích do MK7 đem lại

    - Dự phòng và giúp điều trị loãng xương, còi xương, gãy xương, giúp xây dựng và bảo vệ xương khỏe mạnh, làm chậm quá trình mất xương do tuổi, cải thiện chất lượng xương trong nhiều nguyên nhân bệnh lý như mãn kinh, do dùng thuốc (như corticoid), bệnh Parkinson, xơ gan, đột quỵ, đái tháo đường, bệnh tiêu hóa, v.v…

    - Bảo vệ sức khỏe hệ tim mạch (động mạch, tĩnh mạch) và thúc đẩy trái tim khỏe mạnh, chống xơ vữa động mạch, chống tắc nghẽn mạch, tránh nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực

    - Bảo vệ các tế bào và làn da chống lại quá trình lão hóa.

    4. MK7 đối với sự phát triển chiều cao ở trẻ

    Trong khi vitamin D là chất dẫn truyền giúp đưa Canxi từ ruột vào máu, nó giúp tăng hấp thu Canxi bằng cách kích thích cơ thể sản xuất ra Osteocalcin (tham gia vào việc cấu tạo xương bằng cách vận chuyển Canxi vào mô xương). Tuy nhiên, khi đó, dưới tác động của Vitamin D thì mới tạo ra được các Osteocalcin dưới dạng bất hoạt và chưa thể vận chuyển được Canxi vào tới mô xương, khi này cần tới vai trò của MK7.

    - MK7 có vai trò: Làm cho Osteocalcin trở thành dạng hoạt động

    + Khi Osteocalcin ở dạng hoạt động, sẽ gắn với Canxi và vận chuyển Canxi từ máu vào tận xương, đồng thời không cho Canxi đi tới những chỗ không cần thiết, thậm chí là chỗ nguy hiểm như mạch máu, mô mềm.

    + Nếu cơ thể không đủ MK7 thì Canxi sẽ đi lung tung. Khi đó Canxi thích gắn vào mô mềm, vào mạch máu (như động mạch vành tim, thận, tĩnh mạch) hơn là gắn vào mô xương, và có thể gây bệnh nguy hiểm.

    + Nếu MK7 được bổ sung đủ, nó sẽ không chỉ giúp vận chuyển tối đa Canxi từ máu vào xương, giúp xương trẻ dài nhanh và chắc khỏe mà còn giúp lấy Canxi ở chỗ thừa, đưa đến chỗ thiếu, giúp ngăn các tác dụng phụ do Canxi gây ra.

    5. Thực phẩm giàu MK7

    Các loại thức ăn đã được lên men như phomat chín, sữa đông, đậu nành lên men nhờ Bacillus subtilis (là nguồn tự nhiên giàu MK7 nhất), các món ăn truyền thống của người Nhật.

    6. Sử dụng MK7 bao nhiêu mỗi ngày để tốt cho sức khoẻ?

    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, với người trưởng thành, nên sử dụng từ 45-100mcg MK7 mỗi ngày để đạt hiệu quả chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
    hohao thích bài này.
  14. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Chế độ dinh dưỡng cho trẻ dậy thì
    [​IMG]

    Dậy thì là giai đoạn trẻ phát triển mạnh , nhanh về thể lực, bên cạnh đó là những thay đổi của hệ thần kinh, nội tiết mà biểu hiện rõ rệt nhất là sự hoạt động của các tuyến sinh dục tăng lên gây ra các biến đổi về hình thức và sự tăng trưởng của cơ thể trẻ. Lúc này, ngoài sự phát triển và hoàn thiện cơ thể cũng là lúc trẻ hoạt động nhiều nhất nên cần có một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo cho trẻ, cụ thể:

    1. Chất đạm ( protein)

    Tron giai đoạn dậy thì, cơ bắp của trẻ phát triển mạnh nên lượng đạm cần cao hơn người trưởng thành. Chất đạm chiếm 14-15% tổng số năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày tương đương với 70-80g/ngày. Lượng đạm chủ yếu lấy từ thực phẩm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa…trong đó đạm động vật là tốt nhất vì có chứa nhiều sắt ( có vai trò quan trọng trong việc tạo máu). Ngoài ra, trẻ ở lứa tuổi này có nhiều hoạt động tiếp xúc với ngoại cảnh và môi trường sống nên cần nhiều đạm để tham gia vào hệ miễn dịch nhằm tăng sức đề kháng.

    2. Chất béo ( Lipid)

    Rất cần thiết cho trẻ. Dầu, mỡ không chỉ giúp trẻ ăn ngon miệng mà còn là nguồn cung cấp năng lượng tốt, giúp cơ thể hấp thu các Vitamin tan trong chất béo như Vitamin A, D, E, K. Ở giai đoạn này cần cả chất béo NO có trong thức ăn chứa dầu ăn và cá. Vì thế nên cho trẻ ăn cả mỡ động vật và dầu thực vật, khoảng 40-50g/ngày.

    3. Chất bột (glucid)

    Là chất cung cấp năng lượng chính cho cơ thể chiếm 60-70% năng lượng có trong gạo, bột mỳ và sản phẩm chế biến khoai, củ…Nên chọn loại bột đường thô để cung cấp chất xơ tốt cho đường tiêu hóa và phòng chống béo phì.

    4. Canxi

    Rất cần thiết cho tuổi dậy thì, giúp xương chắc khỏe và độ đậm xương đạt mức tối đa giúp trẻ phát triển chiều cao và phòng bệnh loãng xương sau này. Trẻ cần 1000-1200mg/ngày. Canxi có nhiều trong sữa bò, sữa đậu nành, các loại thủy sản, xương cá ( nên kho nhừ cá để có thể ăn cả xương). Nên uống 400-500ml sữa/ngày.

    5. Chất sắt

    Trong giai đoạn dậy thì, bé gái cần lượng sắt nhiều hơn bé trai ( do mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt). Nên bé trai ( cần 12-18mg sắt/ngày) trong khi đó bé gái ( cần 20mg sắt/ngày). Chất sắt có nhiều trong phủ tạng động vật, gan, tim, bầu dục…lòng đỏ trứng gà, đậu đỗ, rau xanh có nhiều vitamin C giúp hấp thụ sắt tốt hơn…Nếu thiếu sắt, trẻ sẽ bị thiếu máu gây ra các triệu chứng mệt mỏi, hay quên, buồn ngủ, da xanh…

    6. Các vitamin

    Là những vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa, chậm phát triển chiều cao. Khi thiếu vitamin C, quá trình tổng hợp collagen gặp trở ngại, làm giảm quá trình hình thành tế bào ở các thành mạch, mô liên kết, xương, răng, giảm sức đề kháng.

    Lưu ý: Ngoài bổ sung các thành phần dinh dương trên, trẻ đang ở giai đoạn dậy thì cần phải:

    - Uống đủ nước (1.5-2 lít nước/ngày) để giúp cho hoạt động chuyển hóa của cơ thể.

    - Hướng dẫn trẻ kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm giúp trẻ lựa chọn thức ăn đảm bảo vệ sinh, không cho trẻ ăn thức ăn đường phố.

    - Trong giai đoạn dậy thì, vận động thể dục thể thao rất quan trọng vì đậy là giai đoạn cuối cùng để trẻ tăng tốc chiều cao, sau dậy thì trẻ cao rất chậm, thậm chí không tăng chiều cao. Các môn thể thao tăng chiều cao: bơi, chạy, đạp xe…Trẻ tăng chiều cao tốt còn ngăn thừa cân béo phì giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa về sau.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
    hohao thích bài này.
  15. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Tật mút tay ở trẻ và biện pháp khắc phục
    [​IMG]

    I. Nguyên nhân trẻ nhỏ hay mút ngón tay

    - Tật mút ngón tay rất hay bắt gặp ở trẻ nhỏ, biểu lộ trẻ đang cần được sự trợ giúp để tìm được cảm giác bình yên, nhất là khi không có mẹ ở bên cạnh. Hiện tượng này là một “ sở thích bình thường”, được coi như một trò chơi thú vị đối với bé trong những năm tháng đầu đời của trẻ, mang lại sự thích thú, sảng khoái giúp trẻ khôn lớn từng ngày.

    - Hầu hết trẻ nhỏ (sơ sinh) khi đói sẽ mút ngón tay. Ngậm, mút ngón tay ở giai đoạn này là một trong những biểu hiện của việc trẻ đói và có nhu cầu được bú sữa. Mút ngón tay làm cho trẻ cảm thấy dễ chịu và được kích thích như tìm thấy cảm giác của bầu sữa mẹ. Đây là sự tiếp nối phản xạ tự nhiên của trẻ ngay khi còn trong bụng mẹ. Lâu dài về sau, thói quen này sẽ tiếp tục ngay cả khi trẻ không đói thậm chí đã lớn và thôi bú.

    - Đa số trẻ sẽ bỏ thói quen mút ngón tay khi được 1-2 tuổi, có khoảng 15% vẫn tiếp tục mút ngón tay cho tới 4 tuổi. Một số trẻ thích mút ngón tay vào ban đêm, khi bị căng thẳng tinh thần quá nhiều dù đã lớn, vì mút ngón tay là phản xạ tự nhiên để trẻ dễ chịu khi mệt mỏi, buồn chán, đói hoặc cần thư giãn. Các mẹ yên tâm mặc dù có tới 70-90% số trẻ em có thói quen mút ngón tay cái nhưng hầu hết các trẻ này sẽ tự động bỏ mút ngón tay lúc được 3-5 tuổi.

    II. Tác hại của thói quen mút tay ở trẻ.

    - Ngậm mút tay khi bàn tay trẻ chưa được rửa sạch là yếu tố thuận lợi để trẻ bị lây các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm qua đường tay- miệng như: bệnh tay-chân-miệng, cúm, thủy đậu, các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun. Trẻ ngậm ngón tay quá sâu khiên trẻ dễ bị nôn, nhất là sau khi bú, ăn.

    - Những trẻ có động tác mút mạnh liên tục thậm chí nhai hoặc dùng lưỡi đẩy có thể gây ra một số tổn thương ở da ngón tay như bị nứt đi nứt lại, lở loét, sẽ tạo điều kiện cho vi trùng bên ngoài xâm nhập vào dưới da gây viêm da mủ. Mút tay nhiều, thời gian dài còn gây biến dạng ngón tay, tạo hình dạng ngón tay bất thường.

    - Trẻ 5-6 tuổi đang trong thời kỳ thay răng vĩnh viễn, tật ngậm mút tay có thể gây tổn thương ở răng và hàm dẫn đến tình trạng biến dạng răng như hàm bị hô, móm, lệch khớp cắn, khó phát âm. Về mặt tâm lý, mút ngón tay khiến trẻ bị xấu hổ, thiếu tự tin và bị các bạn trêu ghẹo, gây mặc cảm cho trẻ khi đến trường.



    III. Biện pháp giúp trẻ từ bỏ thói quen mút tay.

    - Điều khiển để bé chú ý đến đồ vật khác

    Ngay lúc bé định đưa ngón tay lên miệng, đánh lạc hướng bé bằng cách động viên bé tham gia trò chơi mà bé phải sử dụng cả hai tay. Trước giờ ngủ mẹ nên để bé dùng tay giữ sách trong khi bạn đọc sách cho bé nghe. Lúc xem tivi…hãy giữ đôi tay của bé bằng cách cho bé ôm gối bông.

    - Nhờ sự hỗ trợ của mọi người. Luôn quan tâm, để ý, nhắc nhở khi thấy bé mút tay, dần dần bé sẽ tự động từ bỏ thói quen này.

    - Chăm lo, nhắc nhở hành vi mút tay của bé, không nên la mắng mà thay vào đó là giảng giải cho bé biết khi bé đã lớn với kết luận “ con lớn rồi nên sẽ không mút tay nữa”

    - Thường xuyên cho bé xem các hình ảnh về vi khuẩn và giải thích cho bé hiểu vi khuẩn sống nhiều trên bàn tay và theo vào miệng của bé làm răng bị đau, bụng của bé cũng bị đau…

    - Khen ngợi sự thay đổi của bé ( đúng lúc) là cách tốt nhất để thúc đẩy sự cố gắng của bé.

    - Phụ huynh lưu ý thói quen vệ sinh cần thiết cho trẻ như nhắc bé rửa tay sạch, cắt móng tay, vệ sinh da…để tránh lây bệnh. Đồ chơi thường ngày và nơi vui chơi của bé phải đảm bảo vệ sinh thật tốt.

    Lưu ý: Nếu tất cả cố gắng của bố mẹ đều không cải thiện được tật mút tay của bé, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên gia tâm lý để có biện pháp khắc phục hiệu quả hơn.

    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
    hohao thích bài này.
  16. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    NHỮNG BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HẤP THU CANXI CHO CƠ THỂ
    [​IMG]

    Canxi là một loại khoáng chất rất quan trọng. Thiếu canxi sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương ở người lớn và còi xương ở trẻ nhỏ, vì thế mọi người cần phải chú ý để luôn cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể. Tuy nhiên bổ xung canxi như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất thì không phải ai cũng biết. Bác sỹ ở phòng khám dinh dưỡng - 70 Nguyễn Chí Thanh sẽ chia sẻ một vài thông tin với các bậc cha mẹ về những biện pháp giúp tăng cường hấp thu canxi để nó phát huy công dụng một cách tốt nhất.

    1. Bổ xung Vitamin và khoáng chất

    Dù rất quan trong nhưng vitamin sẽ trở thành vô dụng nếu không có sự hỗ trợ của khoáng chất.

    1.1. MK7 (menaquinone-7):

    Đây là vitamin K2 tự nhiên thuộc nhóm vitamin K giúp protein osteocalcin chuyển từ dạng bất hoạt sang dạng hoạt động, khi đó mới có khả năng vận chuyển canxi từ máu vào tận khung xương, giúp thúc đẩy chiều cao ở trẻ, đồng thời giúp cho xương chắc khỏe dẻo dai ở người lớn, đồng thời tránh được những tác dụng phụ không đáng có trong quá trình bổ sung canxi.

    1.2. Vitamin D3:

    Đây là một yếu tố rất cần cho quá trình tổng hợp một loại protein (osteocalcin) có chức năng gắn canxi vào xương, giúp tăng khả năng hấp thu canxi từ ruột vào máu. Tuy vậy, nếu không có MK7 thì protein này sẽ không hoạt động.

    1.3. Vitamin C:

    Các loại quả chứa nhiều vitamin C như bưởi, quýt, cam, chanh…cũng giúp canxi được hấp thụ tốt hơn trong cơ thể.

    1.4. Magiê (Mg):

    - Canxi và Mg được ví như anh em song sinh, thường đi cùng nhau. Với khoáng chất này sẽ tạo chất căn bản và tạo khoáng xương, giữ trạng thái tốt của sụn. Khoảng 60% Magie trong cơ thể nằm ở xương. Mg giúp tăng hấp thu Canxi do Mg chuyển vitamin D thành dạng có hoạt tính. Tuy nhiên, việc hấp thụ canxi của cơ thể sẽ thuận lợi hơn với tỉ lệ canxi:magiê là 2:1. Các thực phẩm chứa hàm lượng Mg cao: lạc, hạnh nhân, hạt dẻ, hạt bí đỏ, hạt hướng dương, kê, đại mạch, tép, cá ngừ…

    - Điều trị các trường hợp thiếu Mg nặng, riêng biệt hay kết hợp khi có thiếu canxi đi kèm thì trong đa số trường hợp phải bù Mg trước khi bù canxi.

    1.5. Kẽm:

    Kẽm giúp tạo xương nhờ và làm tăng khả năng hỗ trợ tăng chiều cao của vitamin D3. Kẽm có nhiệm vụ vận chuyển canxi vào não (trong khi đó canxi là một trong những chất giúp ổn định hệ thần kinh). Vì vậy, nếu thiếu kẽm, quá trình này sẽ không thể diễn ra nên trẻ thường có dấu hiệu rối loạn tinh thần như hay nổi cáu, khóc nhè, ngủ không yên giấc.

    2. Các biện pháp khác

    2.1. Tích cực vận động

    Sự vận động cơ bắp sẽ kích thích, đẩy mạnh quá trình chuyển hóa năng lượng, trao đổi chất, giúp giảm khả năng bị mất dần canxi, làm chậm quá trình lão hóa, thúc đẩy tăng trưởng cơ thể, tăng cường lượng canxi vào mô xương giúp xương vững chắc hơn và phát triển tốt hơn.

    2.2. Thường xuyên tắm nắng: Đây là biện pháp tổng hợp vitamin D rất hiệu quả. Tuy nhiên đừng tắm nắng quá nhiều và lúc nắng gắt, điều này có sẽ dẫn đến ung thư da.

    2.3. Tăng cường bữa ăn bằng các thực phẩm giàu canxi

    - Sữa và các chế phẩm từ sữa: sữa bò, sữa dê, pho mát, sữa chua…

    - Hải sản: tôm, tép, cua, rong biển, hải sâm, ốc, trai, cá chép…

    - Đậu và các chế phẩm từ đậu: đậu nành, đậu phụ, đậu hà lan, đậu nhật…

    - Các loại rau: rau cần, cà rốt, vừng, mộc nhĩ, nấm, rau mùi, củ cải đỏ…

    BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
    hohao thích bài này.
  17. hohao

    hohao hongsamhoanggia.net

    Tham gia:
    27/9/2016
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Để tham khảo thêm cách người Hàn Quốc chăm sóc con bằng Hồng Sâm Hàn Quốc, chú ý chỉ dùng cho trẻ em từ 4-14 tuổi.

    HỒNG SÂM CHO TRẺ EM
    15ml * 30 gói/PE
    Tên nguyên liệu và hàm lượng:

    - Loại thực phẩm: thực phẩm chức năng dành cho trẻ em từ 4 đến 14 tuổi
    - Nguyên liệu và hàm lượng: nước chiết xuất từ hồng sâm 10% (ginsenoside : Rg1+Rb1=7mg/g,hàm lượng thành phần hồng sâm >70mg/g,tỷ lệ cô đặc >65%,made in korea , hồng sâm 6 năm tuổi), mật ong 10%, cyclodextrin 2%,nước chiết xuất thực vật hỗn hợp 2% ( ngũ gia bì 14%, táo tàu 12%, đương quy 10%, hoàng kì 10%, đỗ trọng 10%, thảo quyết minh 9%, tần bì 9%, lá thông 6%,hạt hồng hoa 6%,mộc quả 6%, rễ cây dong 6%,ngũ vị tử bắc 1%, nhung hươu 1%),hương yogurt 0.5%, sucralose 0.05%, bột hỗn hợp acid amino0.1% ,bột hỗn hợp vitamin 0.1%, xylitol 0.07%, nước tinh chế 63.18%,nước đường cyclodextrin 12%.
    Đặc tính sản phẩm:
    Là sản phẩm hồng sâm dành cho trẻ em chứa 54 thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như: 13 loại nguyên liệu truyền thống Hàn Quốc, vitamin, acid amino, calcium, sữa non cùng với hồng sâm 6 năm tuổi tạo nên 1 loại thực phẩm có tốt sức khỏe giúp tăng cường miễn dịch, hồi phục nguyên khí.
    Thành phần dinh dưỡng và chức năng:
    Dinh dưỡng: Liều dùng ngày 1 gói (15ml), năng lượng : 20kcal, [carbohydrates: 4g(1%),đường : 2g] , protein: 0g (0%), [ chất béo : 0g (0%), chất béo bảo hòa : 0g, chất béo chuyển hóa: 0g], cholesterol: 0mg(0%), sodium : 0mg (0%), ginsenoside Rb1 + Rg1 + Rg3 = 3mg Chỉ số % chất dinh dưỡng cơ bản: theo chỉ số cơ bản chất dinh dưỡng một ngày.
    Chức năng: Tăng cường miễn dịch, giảm mệt mỏi, lưu thông khí huyết. Giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, chiều cao, phát triển trí não, giúp thông minh hơn, ngăn ngừa cảm cúm bệnh tật, tăng đề kháng, tăng trí nhớ, giảm căng thẳng trong học tập.
     
  18. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Nguyên nhân trẻ bị đầy bụng khó tiêu và phương pháp điều trị
    [​IMG]

    I. Nguyên nhân

    1. Do bé bị mất điện giải nhiều qua phân ( điển hình là Kali) dẫn đến chèn ép cơ hoành, gây nôn ói và mất điện giải, làm bụng trướng lên.

    2. Táo bón: gây ứ phân nên vi khuẩn sẽ sinh hơi trong đại tràng làm bụng bé hay bị trướng. Cần đưa bé đến khám bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp hợp tránh nguy hiểm.

    3. Trào ngược dạ dày:

    Hơi bị tống xuất theo chiều ngược với bình thường nên bé hay bị trướng bụng, ợ hơi dễ nôn ói. Cha mẹ nên đưa bé đi khám sớm để kịp điều trị. Phương pháp điều trị đơn giản nhất là để bé nằm đầu cao hơn, nằm nghiêng, tránh hít sặc khi bé nôn, cho bé uống thuốc điều trị triệu chứng.

    4. Ăn uống không hợp lý:

    Bé ăn dặm bột, cháo quá sớm là nguyên nhân dẫn đến tinh bột, glycoprotein không được tiêu hóa tốt trong hệ tiêu hóa còn non nớt của bé sẽ sinh ứ hơi nhiều trong ruột, gây trướng bụng, rất khó chịu và gây hậu quả nghiêm trọng về lâu dài là bé sẽ chậm tăng cân, hay bị bệnh về đường tiêu hóa. Ngoài ra, một số loại thực phẩm họ đậu, đường glucose, surbitol trong trái cây cũng gây sinh hơi nhiều nên khi sử dụng dạng thực phẩm này cũng gây trướng bụng cho một số trẻ -trường hợp này, nên đưa bé đến bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn thích hợp.

    5. Nhiễm ký sinh trùng đường ruột.

    Bé nhiễm ký sinh trùng đường ruột cũng gây bụng căng trướng. Phòng ngừa là cần cho bé ( lớn hơn 2 tuổi) tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.

    6. Bệnh về đường ruột

    - Hội chứng đại tràng kích thích

    - Bệnh giảm nhu động ruột làm hơi chứa lâu trong ruột gây trướng.

    - Phình đại tràng bẩm sinh

    7. Bất dung nạp Lactose, tinh bột.

    Bé ở tình trạng này sẽ bị trướng bụng khi ăn thực phẩm này.

    8. Nguyên nhân khác.

    Cụ thể: Viêm ruột thừa cấp tính, lồng ruột, tắc ruột…cần đưa bé kịp thời tới bệnh viện để can thiệp, tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.

    II. Phương pháp điều trị

    · Giúp bé xì hơi

    Xì hơi giúp bé bớt khó chịu khi bị đầy bụng. Để giúp bé xì hơi mẹ có thể làm một vài động tác sau:

    - Cử động chân bé giống như đạp xe: đặt bé nằm ngửa sau đó lấy một chân bé kéo ngược lên tới ngực, sau đó đẩy xuống đồng thời đẩy chân bên kia lên ( giống như đạp xe đạp). Nó khiến bé thích thú lại có thể làm giảm khí trong bụng. ( Lưu ý: không thực hiện động tác này khi bé ăn no).

    - Làm cho bé đưa hơi từ dạ dày ra bằng cách vuốt lưng cho bé. Bé không tự làm được và mẹ phải giúp bé.

    - Trị đầy hơi bằng củ hành, củ tỏi

    Nướng một củ hành ( tỏi), bỏ vào 1 miếng gạc rồi đặt lên rốn của trẻ bị đầy bụng. Lưu ý: Không đặt trực tiếp hành, tỏi lên da bé có thể gây bỏng. Một lát bé sẽ xì hơi được và đỡ đầy bụng. Với bé lớn hơn có thể phi thơm một lát tỏi và nêm vào cháo cho bé.

    - Massage cho bụng

    Nhẹ nhàng dùng các ngón tay của mẹ xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng của bé ( không nên massage ngay sau khi trẻ ăn no).

    - Chườm nóng: Dùng hai chiếc khăn tay và làm ấm chúng ( không nên để quá nóng) bạn có thể nhúng nước nóng và vắt khô, dùng gói chườm nóng để chườm vùng bụng cho bé.

    Lưu ý: Kiểm tra độ nóng bằng cách chườm lên tay bạn. Sau đó, gấp một chiếc khăn lại thành gối và đặt lên bụng của bé. Lấy chiếc khăn thứ 2 và quấn xung quanh bụng bé để cố định chiếc khăn số 1, cần cẩn thận không quấn quá chặt, không quá nóng.

    - Bổ sung men vi sinh

    Men vi sinh có tác dụng hỗ trợ điều trị bé bị tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, đầy hơi do rối loạn khuẩn ruột, nhiễm khuẩn ruột, dùng kháng sinh…

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  19. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm phế quản phổi
    [​IMG]

    I. Định nghĩa

    Viêm phế quản- phổi là một dạng viêm nhiễm hay sưng viêm ở những đường thở lớn trong phổi. Khi trẻ nhỏ mắc phải những chứng ho, đau họng, cúm, viêm xoang do virus gây nên, nếu không được điều trị kịp thời, dứt điểm sẽ gây nên chứng viêm phế quản- phổi.

    II. Cách phát hiện trẻ bị viêm phế quản-phổi.

    1. Bé ho khan liên tục, sốt cao, quấy khóc, bỏ ăn, khó thở, cánh mũi phập phồng, co rút lồng ngực…cần phải nghĩ ngay đến bệnh viêm phế quản phổi và đưa bé đi khám càng sớm càng tốt.

    2. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 03 tuổi vào mùa đông, nhất là trẻ dưới 01 tuổi, suy dinh dưỡng, cơ địa dị ứng, mắc các bệnh mãn tính.

    3. Biểu hiện ban đầu của bệnh viêm phế quản phổi không đặc trưng và hay bị nhầm với các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp khác nên hầu hết các trẻ bị viêm phế quản phổi được phát hiện vào giai đoạn bệnh đã toàn phát nên điều trị khá vất vả.



    III. Triệu chứng của viêm phế quản phổi (chia làm hai giai đoạn).

    1. Giai đoạn khởi phát: có 02 dạng

    - Khởi phát từ từ: khó phát hiện, hay nhầm sáng các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp khác. Trẻ thường có biểu hiện sốt nhẹ ( làm các mẹ hay chủ quan), ho khan, hắt hơi, ngạt mũi và quấy khóc.

    - Khởi phát đột ngột: triệu chứng khá rõ ràng, trẻ sốt cao, khó thở, tím tái và kèm theo một số rối loạn tiêu hóa, chán ăn, nôn trớ, chướng bụng…

    2. Giai đoạn toàn phát

    - Trẻ sốt cao ( rất cao), thậm chí tới 40ᵒ C, ít đáp ứng với thuốc hạ sốt ( lâu hạ sốt, nhiệt độ tăng trở lại sau 2-3 giờ dùng thuốc hạ sốt), có thể li bì, co giật, thậm chí hôn mê nếu không kịp hạ sốt kịp thời.

    - Ho: Ho dữ dội, liên tục, ho co thắt, có thể xuất tiết đờm, chảy mũi đặc và vàng.

    - Khó thở: Cánh mũi phập phồng, co thắt lồng ngực.

    - Tím tái: gặp ở trẻ bệnh nặng, tím tái quanh môi, đầu chi, lưỡi hoặc thân.

    - Các triệu chứng kèm theo: Rối loạn tiêu hóa, bỏ ăn, chán ăn, chướng bụng, nôn trớ, tiêu chảy.

    Lưu ý: Trong các trường hợp trẻ viêm phế quản phổi, các mẹ phải mau chóng đưa bé đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.



    IV. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm phế quản phổi

    1. Những thực phẩm không nên cho trẻ ăn

    - Tránh hoặc hạn chế tối đa các món rán, xào, khoai tây, chiên, bánh rán, thịt rán…, không ăn các món ăn giàu chất béo kể cả sữa có chứa hàm lượng chất béo cao, calo cao cũng không nên cho bệnh nhân viêm phế quản sử dụng bởi sẽ làm tăng triệu chứng khó thở.

    - Hạn chế lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày. Lý do: thừa muối sẽ dẫn tới cơ thể tích lũy chất lỏng, các mô phế quản cùng hấp thụ chất lỏng, dẫn tới tình trạng viêm phế quản tăng, quá trình sản xuất chất nhầy cùng tăng theo. Muối có nhiều trong các loại đồ ăn nhanh, đồ hộp, đông lạnh…Vì thế bệnh viêm phế quản không nên sử dụng loại thức ăn nhanh, đông lạnh, chế biến sẵn.

    - Giảm lượng đường tinh luyện trong chế độ ăn cụ thể: Hạn chế bánh kẹo, nước ngọt…gây tình trạng thừa đường tinh luyện trong cơ thể làm gia tăng hiện tượng khó thở.

    - Kiêng ăn đồ cay nóng ( ớt, hạt tiêu…)gây kích thích niêm mạc phế quản gây hiện tượng ho.

    - Tránh các loại hoa quả chua chát: mận, táo chua…các loại này khó gây long đờm.

    - Không nên uống rượu: làm gia tăng tình trạng viêm phế quản, uống trước khi đi ngủ dễ làm liệt trung khu hô hấp, gây loạn nhịp thở…rất nguy hiểm đến tính mạng.

    2. Các loại thực phẩm cần thiết cho trẻ bị viêm phế quản.

    - Ăn nhiều trái cây, rau xanh ( nhiều vitamin A.C-E): Dâu tây, các loại quả mọng, bông cải xanh, carot…

    - Ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu: gạo, bột, mì, ngũ cốc, sữa bò, sữa đậu nành, đậu phụ, trứng gà…

    - Các sản phẩm từ sữa rất giàu vitamin D, canxi, protein. Lưu ý: nên tiêu thụ các sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo thấp, tốt nhất nên ăn nhiều sữa chua.

    - Uống nhiều nước: giúp cơ thể đào thải độc tố dễ dàng hơn, làm giảm tình trạng viêm, khô họng của bệnh nhân.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     
  20. phongkhamdinhduonghn

    phongkhamdinhduonghn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    1,518
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    103
    Vai trò của Acid béo Omega 3 và Omega 6 đối với cơ thể
    [​IMG]

    I. Acid béo Omega-3.

    1. Vai trò

    - Acid béo Omega-3 là tiền chất của DHA và EPA. Não người được cấu tạo bởi trên 60% là acid béo trong đó DHA ( 25%). Do đó, não rất cần acid béo omega-3 ( nhất là DHA) để phát triển và duy trì hoạt động. Trong cơ thể, EPA là acid béo thiết yếu để chuyển hóa thành các chất sinh học quan trọng ( prostagladin, leucotrien) có tác dụng “dọn sạch” tác nhân gây viêm nhiễm. Ngoài ra DHA còn có tác dụng kìm hãm sự lão hóa, ngăn ngừa sự giảm trí nhớ, phát triển kỹ năng vận động ở trẻ nhỏ, giảm lượng Triglyceride, giảm loạn nhịp tim, giảm tỷ lệ bệnh động mạch vành, giảm chứng nhồi máu cơ tim.

    - Nhóm Acid béo Omega-3 có vai trò quan trọng trong cấu trúc da, ngăn ngừa hiện tượng mất nước giữa các lớp da do đó giúp da mềm mại, tươi trẻ.

    - Acid béo Omega-3 rất cần thiết cho phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt, giảm nguy cơ đái tháo đường, giảm triệu chứng viêm khớp, chống trầm cảm…

    2. Nguồn cung cấp Acid béo Omega-3

    - Acid béo Omega-3 có nhiều trong mỡ cá ở vùng biển lạnh và sâu ( cá thu, cá mòi, cá chình, cá trích, cá hồi…) hoặc trong các thực phẩm khác như các loại rau xanh ( đậu, bắp cải, dầu cải, dầu hướng dương, vừng, bí ngô, quả óc chó.

    - Ngoài ra Omega-3 còn có trong một số loại bơ thực vật, sữa, trứng, đậu phụ, sữa chua.

    Lưu ý: Không nên quá lạm dụng mà cần phải sử dụng Omega-3 hợp lý, cân đối với các thành phần khác, các acid béo khác trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

    3. Vai trò của DHA, ARA với trẻ nhỏ.

    - DHA là acid béo không no, có vai trò quan trọng trong thành phần cấu trúc màng tế bào thần kinh, có thể ví DHA là “ gạch xây cho não bộ con người”.

    - DHA chiếm tỷ lệ cao trong chất xám tạo ra sự thông minh…của vỏ não và trong võng mạc. DHA tạo ra độ nhạy của các Neuron thần kinh, giúp tăng cường hoạt động trí não.

    - ARA thuộc nhóm acid béo không no, cũng như DHA, ARA cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh, đóng vai trò quan trọng trong miễn dịch, đông máu và một số chức năng khác của cơ thể.

    4. Giai đoạn nào cần cung cấp DHA, ARA, cho bé.

    - Trong thời kỳ mang thai: khoảng tháng thứ 5 ( não và cơ quan thị giác thai nhi phát triển). Vì vậy, cần cung cấp đủ DHA, ARA cho bé ngay trong giai đoạn mang thai.

    - Bé 2-3 tuổi, nhu cầu DHA, ARA rất cao đó là thời kỳ hệ thần kinh trung ương phát triển nhất. Sữa mẹ là thức ăn có hàm lượng DHA, ARA tốt nhất cho trẻ trong 06 tháng đầu đời. Sau 06 tháng, trong bữa ăn bổ sung của trẻ cần có đủ thực phẩm giàu DHA, ARA như : cá thu, cá mòi, cá chình, cá hồi, các loại dầu ( ngô, mè, đậu nành…), trứng gà, mỡ.

    - Trẻ sinh non, nhu cầu DHA,ARA cao hơn để giúp cho não, thị giác phát triển tốt và đuổi kịp trẻ bình thường

    - Trẻ sinh đủ tháng nhu cầu DHA ( 20mg/kg/ngày) và ARA ( 40mg/kg/ngày)

    - Trẻ dưới 06 tháng tuổi như cầu tối thiểu DHA ( 17mg/kg/ngày), ARA ( 24mg/kg/ngày).

    II.Acid béo Omega-6

    1. Vai trò

    - Acid béo Omega-6 nằm trong nhóm các acid béo không bão hòa, có trong hầu hết các loại dầu thực vật có vai trò chuyển thành chất chống viêm nhiễm cho cơ thể.

    - Ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

    - Giúp phát triển hệ thần kinh

    2. Nguồn cung cấp Omega-6

    - Có trong các loại dầu thực vật như dầu bắp (ngô), dầu mè, đậu nành, trứng gà, mỡ.

    III. Sử dụng Omega-3 và Omega-6 hợp lý

    1. Cả 2 loại acid béo này đều giữ vai trò quan trọng

    2. Sử dụng nhiều Omega-6 không tốt cho sức khỏe làm gia tăng sự giữ nước trong cơ thể, kéo theo tăng áp xuất mạch máu, tăng nguy cơ máu bị vón cục trong mạch.

    3. Tỷ lệ tiêu thụ Oemga-3 và Omega-6 rất quan trọng và cần phải hợp lý:

    - Quá thấp: ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

    - Nếu Omega-6 quá nhiều: sẽ chiếm hết vitamin và enzyme cần thiết khiến Omega-3 không thể hoạt động một cách hoàn hảo được.

    Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - 70 Nguyễn Chí Thanh
     

Chia sẻ trang này