Thuốc Mefenamic

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi hongmint, 3/12/2021.

  1. hongmint

    hongmint Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/3/2020
    Bài viết:
    1,015
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    38
    Mefenamic acid là loại thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAID). Nhiều người có thói quen sử dụng tùy tiện nhưng không hiểu rõ về công dụng của thuốc cũng như liều dùng, cách dùng… dẫn đến không đạt hiệu quả cũng như gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là tất tần tật thông tin cần biết về thuốc Mefenamic acid, cùng tham khảo trước khi sử dụng.

    TÌM HIỂU VỀ THUỐC MEFENAMIC ACID
    Mefenamic Acid là loại thuốc điều trị đau nhức, chống viêm ngắn hạn cho các trường hợp đau nhẹ đến trung bình do các tình trạng khác nhau. Thuốc chỉ được bán và sử dụng theo đơn của bác sĩ.

    [​IMG]
    Thông tin về thuốc Mefenamic Acid
    ● Loại thuốc: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID).

    ● Tên thuốc gốc (Hoạt chất): Mefenamic acid (axit mefenamic)

    ● Thành phần: Acid Mefenamic + tá dược vừa đủ.

    ● Quy cách đóng gói: 1 hộp x 100 viên

    ● Xuất xứ thương hiệu: Đức

    ● Nhà sản xuất tại: STADA

    ● Dạng thuốc và hàm lượng:

    – Viên nén 200mg; 250mg; 500mg.

    – Hỗn dịch hàm lượng 50 mg/ 5ml.

    Cơ chế hoạt động của thuốc
    Mefenamic acid dẫn xuất của anthranilic acid – đây là hoạt chất chống viêm không steroid (NSAID) có đặc tính chống viêm, giảm đau và hạ sốt. Cơ chế hoạt động chủ yếu là do ức chế sự tổng hợp prostaglandin trong mô cơ thể bằng cách ức chế men cyclooxygenase – một enzyme xúc tác sự tạo thành các tiền chất prostaglandin từ các acid arachidonic ở màng tế bào tổn thương.

    Tuy nhiên, Mefenamic acid khác với các NSAID khác, muối fenamate có trong mefenamic acid hoạt động cạnh tranh với prostaglandin khi gắn kết với các thụ thể của nó, từ đó dẫn đến ức chế mạnh các prostaglandin đã được tạo thành.

    Chỉ định điều trị
    Theo chỉ định của bác sĩ cũng như thông tin từ nhà sản xuất, Mefenamic acid được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

    + Giảm đai từ mức độ nhẹ tới trung bình do các tình trạng khác nhau như: đau răng, đau đầu, đau do chấn thương, đau sau sinh, đau sau phẫu thuật…

    + Điều trị đau bụng kinh (thống kinh nguyên phát)

    + Điều trị rong kinh do rối loạn chức năng và có đặt vòng tránh thai sau khi đã loại trừ bệnh lý vùng chậu khác.

    + Điều trị các bệnh đau nhức xương khớp cấp tính: viêm khớp xương, viêm khớp dạng thấp.

    [​IMG]
    Chống chỉ định
    Thuốc Mefenamic acid được khuyến cáo không được sử dụng trong các trường hợp sau:

    + Người quá mẫn cảm hoặc dị ứng với acid mefenamic hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.

    + Bệnh nhân bị viêm đường ruột, loét dạ dày – tá tràng.

    + Có tiền sử bị xuất huyết tiêu hóa, thủng đường tiêu hóa và có liên quan đến điều trị bằng các loại thuốc kháng viêm không steroid.

    + Bệnh nhân có tiền sử bị suy gan, suy tim, suy thận nặng

    + Thuốc cũng khuyến cáo không nên dùng cho bệnh nhân bị hen suyễn, co thắt phế quản, viêm mũi, phù mạch, nổi mề đay…

    + Thuốc không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai 3 tháng cuối

    + Bệnh nhân điều trị đau sau phẫu thuật ghép bắc cầu động mạch vành.

    LIỀU LƯỢNG & CÁCH DÙNG MEFENAMIC ACID
    Để đạt hiệu quả trong điều trị, bệnh nhân cần tham khảo về cách dùng và liều dùng an toàn. Do đó, việc thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn bác sĩ là rất cần thiết bởi tùy từng bệnh lý, mức độ bệnh và cơ địa từng người sẽ có chỉ định khác nhau:

    Liều dùng
    Đối với người lớn liều lượng điều trị giảm đau chung:

    + Đối với liều khởi đầu: 500 mg x 1 lần/ngày

    + Liều duy trì: 250 mg và uống liều bổ sung cách 6 giờ (nếu thực sự cần).

    Thời gian điều trị:

    Đối với giảm đau nhức do chấn thương hoặc viêm xương khớp thông thường không quá 1 tuần.

    Đối với điều trị giảm đau do thống kinh hoặc rong kinh thời gian điều trị: 2 – 3 ngày.

    ** Không khuyến cáo sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi

    [​IMG]
    Cách sử dụng
    + Thuốc được dùng theo đường uống, nuốt nguyên viên với một cốc nước lọc hoặc nước sôi để nguội khoảng 200ml

    + Có thể dùng thuốc trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn. Không nên dùng thuốc khi đói

    + Không được bẻ nát thuốc, nghiền thuốc. Không dùng thuốc với bia, rượu, nước hoa quả, nước uống có gas hay sữa…

    Xử lý khi uống quá liều – thiếu liều
    • Đối với uống thuốc quá liều: Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, ù tai, co giật, ngất xĩu, xuất huyết tiêu hóa… có thể bị ngộ độc thuốc nặng. Lúc này cần đến cơ sở y tế gần nhất để rửa dạ dày hoặc dùng than hoạt tính hấp phụ. Đồng thời theo dõi chặt chẽ chức năng gan, thận, lượng nước tiểu…

    • Đối với quên liều: Nếu quên liều, hãy uống ngay liều bổ sung khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu đã gần đến thời điểm dùng liều tiếp theo thì người bệnh nên bỏ qua liều đã quên và tiếp tục uống liều dùng tiếp theo như thời gian quy định. Tuyệt đối không uống gấp đôi liều.

    Xem thêm : https://dakhoamientrung.vn/tat-tan-tat-thong-tin-can-biet-ve-thuoc-mefenamic-acid.html
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi hongmint
    Đang tải...


Chia sẻ trang này