Tiểu đường ở trẻ em

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi support, 9/1/2013.

  1. support

    support Super Moderator Staff Member

    Tham gia:
    7/11/2008
    Bài viết:
    8,184
    Đã được thích:
    3,690
    Điểm thành tích:
    2,113
    Nói đến tiểu đường, người ta thường cho rằng đây là căn bệnh của người lớn. Đa số gia đình không nghĩ bệnh có thể xảy ra ở trẻ em.

    Ít biết

    Bệnh tiểu đường (TĐ) ở trẻ em thường được phân biệt thành TĐ ở trẻ sơ sinh (dưới 6 tháng) và TĐ ở trẻ lớn. Theo bác sĩ Huỳnh Thoại Loan, Trưởng khoa Thận - Nội tiết, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), bệnh TĐ ở trẻ sơ sinh khác hẳn với trẻ lớn, vì 90% bệnh ở trẻ sơ sinh là do đột biến gien; việc điều trị phức tạp hơn. Thường TĐ ở trẻ sơ sinh vào viện là vì một bệnh lý khác (như nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng sơ sinh...), và qua xét nghiệm thì mới phát hiện trẻ bị TĐ. Ở trẻ lớn, TĐ dạng 1 chiếm tới 90%, đây là dạng TĐ phụ thuộc insulin do tuyến tụy không sản xuất đủ nên gây ra tình trạng tăng đường huyết.

    [​IMG]
    Nếu trẻ có những triệu chứng bất thường, cần đưa đến bác sĩ kiểm tra ngay

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh TĐ. Yếu tố môi trường gồm hóa chất và nhiễm siêu vi có thể tác động nhiều đến bệnh nhân vài năm trước khi bệnh khởi phát. Ngoài ra, dưới 10% các trường hợp bệnh có mối liên quan với yếu tố gia đình. TĐ trẻ lớn dạng 2 thì gặp ít hơn và thường loại này có mối liên quan khá chặt chẽ đến tình trạng béo phì.

    Hiện Bệnh viện Nhi đồng 1 đang theo dõi điều trị cho khoảng 100 ca bị TĐ, mỗi tháng khoa Nội tiết tiếp nhận 3-5 ca bệnh mới vào điều trị. Lứa tuổi mắc nhiều là từ 8-15 tuổi. Triệu chứng kinh điển của bệnh là ăn nhiều, uống nước nhiều, đi tiểu nhiều lần (đi tiểu đêm), sút cân nhanh và nhiều, nhưng vì phần lớn thời gian trẻ ở trường nên gia đình khó phát hiện. Nếu để tình trạng bệnh nặng không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nặng như: hôn mê, nhiễm a xít...

    Để ý biểu hiện ở trẻ

    Theo bác sĩ Huỳnh Thoại Loan, cần lưu ý nhiều đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt ở trẻ. Cụ thể, trong ăn uống cần tránh tối đa thức ăn chế biến sẵn, tránh dùng nhiều nước ngọt có gas; tránh thụ động, xem ti vi nhiều. Cần theo dõi cân nặng của trẻ. Nếu trẻ đột ngột ăn uống quá nhiều, tiểu nhiều (trên 3 lít/ngày, xuất hiện tiểu đêm, tiểu dầm), sụt cân nhanh (có bé sụt hơn 2 kg/tuần) thì nên đưa đi khám tầm soát ngay.

    Điều trị bệnh TĐ cho trẻ thường rất phức tạp và rất cần sự hợp tác gia đình bệnh nhi. Nhiều bé không chịu được vì đau (do phải thử đường huyết mỗi ngày). Ngoài ra, còn có khó khăn nữa trong điều trị bệnh ở trẻ nhỏ là chế độ ăn uống ngặt nghèo và việc tiêm thuốc mỗi ngày. Do vậy, các bác sĩ cần tư vấn kỹ để gia đình bệnh nhi hợp tác tốt trong việc theo dõi và điều trị bệnh cho trẻ.

    Nếu tuân thủ chế độ ăn uống và điều trị thích hợp thì trẻ mắc bệnh vẫn có thể phát triển như những trẻ bình thường khác.

    Hà Minh
    Nguồn: Thanh Niên
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi support
    Đang tải...


  2. hanhphuc_trontron

    hanhphuc_trontron Nhà chỉ có tiếng cười

    Tham gia:
    12/4/2012
    Bài viết:
    11,574
    Đã được thích:
    2,103
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Tiểu đường ở trẻ em

    sao ko thấy biểu hiện của trẻ bị bệnh là gì nhỉ, nhưng dù sao cũng phải chú trọng đến ăn uống và sinh hoạt của con
     
  3. matongrungsonla

    matongrungsonla 0912 601 315

    Tham gia:
    4/12/2012
    Bài viết:
    8,819
    Đã được thích:
    1,053
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Tiểu đường ở trẻ em

    Mình cũng hạn chế cho trẻ uống nước ngọt có ga, rất hại men răng
     
  4. thanhhhoa2605

    thanhhhoa2605

    Tham gia:
    19/4/2012
    Bài viết:
    11,650
    Đã được thích:
    1,814
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Tiểu đường ở trẻ em

    Nguyên nhân và cách điều trị:

    Trẻ bị tiểu đường do những nguyên nhân gì?

    - Tiểu đường ở trẻ em đa phần là tiểu đường type 1. Các yếu tố thuận lợi của tiểu đường type 1 ở trẻ em là di truyền từ cha mẹ, stress làm gia tăng các nội tiết tố liên quan đến đường huyết, nhiễm vi sinh vật (vi trùng, siêu vi, ký sinh trùng – trong môi trường, trong thực phẩm, trong một thời kỳ mắc bệnh nào đó), một số kháng thể có trong thức ăn và thuốc. Các loại thuốc được xem là có liên quan đến tiểu đường bao gồm: Acid Nicotinic, Cortisone, Interferon, thuốc điều trị AIDS, ung thư, thuốc diệt chuột…

    Một vài nghiên cứu còn đề cập đến yếu tố BSA (Bovin Serum Albumin) có trong sữa bò có thể tạo kháng thể chống lại tế bào beta của tuyến tụy gây thiếu insulin. Vì vậy cũng có khuyến cáo cho rằng ở trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên cho dùng sữa tươi (sữa bò nguyên chất) mà cần dùng các sữa công thức đã được chế biến.
    Bà mẹ đã mắc bệnh tiểu đường có nên mang thai?

    - Vẫn mang thai bình thường. Ngay cả những bà mẹ không hề bị tiểu đường nhưng con cũng có thể bị tiểu đường. Tỉ lệ di truyền bệnh tiểu đường từ cha mẹ sang con chỉ khoảng 10-20%, thậm chí nếu bé có gen tiểu đường nhưng ăn uống và vận động hợp lý thì có khi cũng không hình thành tiểu đường.
    Trẻ béo phì có dễ bị tiểu đường?

    - Tiểu đường type 2 thường gặp ở người lớn trên 40 tuổi, ít gặp ở trẻ em, và thường xuất hiện trên cơ địa béo phì. Tuy nhiên, béo phì không phải là nguyên nhân gây tiểu đường, chỉ là yếu tố thúc đẩy đến tiểu đường trên một cá thể mang yếu tố di truyền mà thôi.

    Quà vặt và thức ăn nhanh ngày càng phổ biến, cách nào để trẻ tự tuân thủ chế độ ăn của người tiểu đường?

    - Ăn vặt, ăn ngọt không phải là nguyên nhân trực tiếp gây tiểu đường, mà chỉ làm gia tăng nguy cơ tiểu đường thông qua béo phì mà thôi. Do đó, cần có kế hoạch kiểm soát cân nặng, không để trẻ tăng cân quá nhanh. Qua khỏi giai đoạn dưới sáu tháng tuổi, cần để trẻ tăng cân chậm lại, 200-300g mỗi tháng là mức trung bình. Chế độ ăn cần đầy đủ các nhóm thực phẩm bột, đạm, rau, béo một cách cân đối. Ăn nhiều rau quả tươi, uống đủ nước, không ăn nhiều chất béo và chất bột.
    Ở trẻ, các biến chứng tiểu đường có khác với người lớn tuổi?

    - Tiểu đường chỉ được xác định bằng cách thử đường huyết. Vì vậy muốn tầm soát cần thử máu định kỳ (chứ không phải tìm đường trong nước tiểu, vì khi đã có đường trong nước tiểu thì thường là tổn thương đã nặng, khó điều trị để phục hồi). Dùng thuốc ngay khi phát hiện bệnh và duy trì điều trị lâu dài, có khi phải dùng insulin thay thế suốt đời. Kèm theo thuốc là chế độ dinh dưỡng phù hợp và vận động tích cực. Cần chú ý ngay từ khi tuổi còn rất nhỏ cũng phải tập cho trẻ thói quen vận động thường xuyên, tốt nhất là cho trẻ theo đuổi một môn thể thao nào đó ít nhất một giờ/ngày.

    Biến chứng của tiểu đường không khác nhau giữa người trẻ và người lớn tuổi, tuy nhiên với trẻ em thường chỉ thấy xuất hiện biến chứng ở trẻ lớn (trên 10 tuổi) do tiểu đường đã tiến triển nhiều năm.
    Các sai lầm thường thấy khi tự điều trị?

    - Tiểu đường có khi phải dùng thuốc cả đời, vì vậy việc tự điều trị có thể làm gián đoạn việc điều trị đúng mức, làm bệnh tiến triển nhanh hơn, dễ có biến chứng hơn. Đến nay chưa có loại thuốc dân gian nào được xác định là thay thế được insulin trong điều trị tiểu đường type 1 ở trẻ em.

    Nếu dùng thuốc đúng chỉ định và tuân thủ đúng việc theo dõi khi điều trị, người bệnh có thể chung sống lâu dài và hòa bình với căn bệnh mãn tính này.
     
  5. Huongphamtiki

    Huongphamtiki Thành viên chính thức

    Tham gia:
    9/3/2015
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Tác hại của bệnh này ở trẻ con là gì bạn nhỉ? Không thấy bài viết nói đến
     
  6. mettocdai

    mettocdai Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    11/7/2012
    Bài viết:
    2,267
    Đã được thích:
    306
    Điểm thành tích:
    223
    Cũng như ở ng lớn thôi. Khi đa˜ bị bệnh này rồi thiˋ ăn uống kiêng khem kha´ khổ. Mình chỉ bị trong thời kỳ thai nghén thôi maˋ cảm thấy như cụt đường sống. Ăn cái gì đường huyết no´ cũng lên cao. Nhịn thiˋ tụt đường huyết còn nguy hiểm hơn. Mấy đứa trẻ nhaˋ mình giơˋ luôn phải quản ly´ chế độ ăn, dù chưa đứa nào bị. Cẩn thận vẫn hơn
    . No´ đến laˋ no´ ko đi đâu
    TE="Huongphamtiki, post: 33003292, member: 697159"]Tác hại của bệnh này ở trẻ con là gì bạn nhỉ? Không thấy bài viết nói đến[/QUOTE]
    Cung
     
  7. sangonhapkhau123

    sangonhapkhau123 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    5/7/2016
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Làm sao để phát hiện sớm được vấn đề này hà bạn?
     

Chia sẻ trang này