Thông tin: Tìm hiểu sự phát triển thể chất của trẻ từ 0-3 tuổi và trọng tâm giáo dục

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi Emily, 11/5/2015.

  1. Emily

    Emily Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    21/6/2008
    Bài viết:
    5,444
    Đã được thích:
    1,495
    Điểm thành tích:
    863
    Sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ từ 0-12 tháng tuổi

    Sau khi ra đời một ngày bé con đã có thể nhận biết được giọng nói của cha mẹ. giai đoạn 6-7 tuần đầu tiên là giai đoạn thích ứng của bé do vậy bé dành hầu hết thời gian này cho việc ngủ. Não bộ của bé chưa hoạt động mạnh để truyền tin tới các cơ quan khác. Nhưng bé đã có những hành động được điều khiển bởi não bộ như sợ hãi, tìm ti mẹ…Giai đoạn này bé vận động rất ít, đôi khi bé cười người ta bảo đó là mụ dạy nhưng thực sự đó là cảm giác của bé khi được an toàn.

    Sau 7 tuần thì bé đã nhìn rõ hơn và cảm giác được sự quan tâm của người thân và cảm thấy hạnh phúc. 12 tuần bé đã có thể ngóc đầu lên, nắm lấy vật gì đó gần tay mình và phân biệt được màu sắc ở dạng đơn giản như sáng, tối, cười khi chơi ú òa với cha mẹ…bé đã có chút cơ bắp nên bé sẽ vận động nhiều hơn và bé biết nhận biết và cười với người thân quen. Bé đã bắt đầu tò mò thể hiện qua sự nghiêng ngó

    Trọng tâm giáo dục lúc này là làm sao cho bé cảm nhận được tình yêu thương cũng như giúp bé hiểu thế giới bên ngoài có bao điều kỳ thú và bắt đầu chuẩn bị một số đồ chơi phù hợp.

    Từ 3-6 tháng là giai đoạn bé rất tập trung nếu nhìn thấy những món đồ chơi hấp dẫn. Bất kể đồ chơi là gì thì điều quan trọng nhất lúc này là mầu sắc phải thật sặc sỡ.

    Ở giai đoạn này bé đã biết khống chế cổ cũng như làm chủ được cơ thể của mình. Bé biết vận động, biết giơ chân lên đá và bé đã nâng cao những cảm giác hưng phấn, vui vẻ của mình. Đặc biệt, bé biết tự tin vào chính mình, với những cơ bắp vững chắc hơn, bé có thể làm những gì bé muốn. Trong giai đoạn này bé thích khám phá, tìm kiếm xung quanh một cách thật tự nhiên, đồng thời cả mắt và tay phối hợp rất nhịp nhàng. Bản thân bé cũng biết đề ra mục đích. Nếu đã muốn một cái gì, nhất định bé sẽ gắng sức để lấy cho bằng được. Bé cũng đã thân thiện với nhiều người hơn. Lúc này giữa mắt, tay chân và cơ quan não bộ của bé có sự liên quan chặt chẽ. Cũng trong thời kỳ này, bé có thể cười những tràng ròn giã, bé phát triển khả năng nghe, nhìn và sờ vào các đồ vật. Bé cũng biết quan sát xem những người chăm sóc mình đang làm gì và bắt đầu quan tâm tới giọng nói của những người xung quanh.

    Trọng tâm giáo dục trong giai đoạn này là nhấn mạnh tình yêu thương, tìm hiểu về thế giới bên ngoài, luyện tập phát triển một số kỹ năng cụ thể như giơ chân và nói chuyện với bé thật nhiều.

    Giai đoạn từ 6-9 tháng bé đã có sự phát triển rất rõ rệt, bé có thể tự đứng lên và ngồi xuống, khi nhìn thấy vật gì bé sẽ nỗ lực bằng được để có món đồ trong tay. Thời kỳ này sự quan tâm của bé dành cho nhiều đối tượng hơn, bé tò mò về thế giới xung quanh và ngắm nghía mọi vật. Bé không ở yên lấy một phút. Khi ta đưa cho bé một vật gì bé sẽ nghiên cứu vật đó bằng mắt rất kỹ lưỡng, bé còn thích cầm nắm các đồ vật khác để chơi. Mọi hành động của bé là sự liên kết chặt chẽ giữa mắt và tay và những vật dụng tý hon có sức hấp dẫn với bé chính vì vậy cha mẹ cũng cần cẩn thận với những chiếc cúc hay viên cuội nhỏ trong nhà….Năng lực vận động của bé phát triển hơn và bé cũng rất hứng thú với những trò chơi vận động. Bên cạnh đó bé quan tâm nhiều đến âm thanh và tiếng động. Ở cuối giai đoạn này bé đã bước đầu nhận thức được kết quả và nguyên nhân.

    Trọng tâm giáo dục trong giai đoạn này là tình yêu thương, nói chuyện với bé, luyện tập đi bộ và chơi với đồ chơi theo nhiều cách khác nhau.

    Ở giai đoạn từ 9-12 tháng khả năng di động của bé đã phát triển nhiều, bé đã hiểu được ý nghĩa của một số từ bé nói và sẵn sang thi hành một số mệnh lệnh cơ bản như lấy cái này, cái kia…ở thời kỳ này bạn có thể thấy sự khác nhau trong phát triển giữa một đứa trẻ này với trẻ khác. Chính đây là giai đoạn bạn cần quan tâm đặc biệt tới bé và tìm ra cách tiếp cận hợp lý nhất đối với bé. Giai đoạn này bé rất tò mò và ưa thích khám phá và đây chính là nền tảng cho quá trình học tập sau này của bé. Ở giai đoạn này bé đã hiểu quan hệ của mình với bố mẹ. Bé tiếp tục tìm hiểu thế giới xung quanh và có phản ứng rõ rệt đối với ngôn ngữ. Bé say mê những món đồ chơi nhỏ và cũng sẵn sang bỏ tỏm chúng vào mồm. Bé cũng có những cảm xúc mới như vui vẻ, hân hoan, hớn hở và sợ hãi, lo lắng…

    Trọng tâm giáo dục thời kỳ này là kích thích phát triển ngôn ngữ cũng như tính tò mò và khám phá thông qua 5 giác quan, tìm mọi cách để dậy bé nói và cho bé tận hưởng cảm giác về tình cảm dịu dàng của cha mẹ. Ở thời kỳ này, bé cần được làm quen với đồ chơi đặc biệt là đồ chơi xếp hình và truyện tranh phù hợp.

    Ở giai đoạn từ 12 tháng đến 24 tháng, bé đã biết chập những những bước đầu tiên cũng như bi bô những tiếng nói ban đầu và bạn đã có thể biết bé thuận tay nào. cứ mỗi giây vỏ não của bé sẽ có thêm hơn 2 triệu khớp thần kinh mới – đây chính là những mối nối giữa các tế bào não. Lên hai tuổi, con bạn sẽ có hơn 100 tỉ khớp thần kinh – cao nhất trong suốt cuộc đời một con người, đó chính là lý do giải thích vì sao trong giai đoạn này các bé có một năng lực học hỏi đáng kinh ngạc. Bé hiểu mẹ là bạn chơi chính của bé và rất thích chơi với cha mẹ. Bé thích bắt chước làm theo cha mẹ và bạn có thể chọn những đồ chơi xếp hình đơn giản để cho bé bắt chước. Những đồ chơi như ngựa bập bênh sẽ giúp bé phát triển sự phối hợp giữa mắt và tay. Khi bé bước vào giai đoạn 18 tháng bạn có thể cho bé sử dụng bút chì. Bé đã có thể tâp tìm hiểu về bản thân như mũi, miệng, mắt, tai…Với đồ chơi bé thích xếp chồng khối nọ lên khối kia. Cuối năm thứ 2 bé đã có thể có vốn từ vựng tiếng mẹ đẻ khoảng 200 từ và nói những câu từ 2-4 từ.

    Trọng tâm giáo dục trong giai đoạn này là gia tăng vốn từ vựng và rèn luyện thể chất cho bé bằng cách nói chuyện với bé thật nhiều và dùng ngôn ngữ chính thống, câu đầy đủ chủ vị nhưng ngắn gọn và rõ ràng, giúp bé tìm hiểu về bản thân.

    Giai đoạn từ 24 tháng đến 36 tháng

    Đây là thời gian để trẻ hoàn thiện và phát triển về thể chất: các kỹ năng thô và tinh.

    Các kỹ năng vận động thô là sự phát triển và tăng cường các nhóm cơ lớn của cơ thể bé. Chẳng hạn như những chuyển động kiểm soát phần đầu, lật, ngồi, bò trườn, đứng lên, đi lại và chạy nhảy.

    Kỹ năng vận động tinh là khả năng điều khiển bàn tay và các ngón tay. Kỹ năng vận động tinh phát triển tùy theo việc chơi-tập luyện của trẻ. Kỹ năng này là cơ sở để trẻ phát triển khả năng nghệ thuật của đôi tay và luyện viết chữ đẹp.

    Lộ trình phát triển kỹ năng vận động tinh của bé như sau:

    1 tuổi: trẻ nhặt được đồ vật sử dụng đầu ngón cái và ngón trỏ, cầm bút chì và vẽ nguệch ngoạc, nhặt được những vật nhỏ

    2 tuổi: trẻ xây tháp với 4-8 hình khối, bắt chước vẽ một đường thẳng, vẽ nguệch ngoạc bằng bút chì hay bút mầu, giúp mặc và cởi quần áo, xếp 3 hình khối thành đoàn tàu xe lửa

    3 tuổi: bắt chiếc vẽ hình tròn, xâu chuỗi 6 hạt, dùng kéo cắt theo đường vẽ sẵn, dùng được thìa, mở nút, xây tháp với 8 hình khối.

    Trong suốt năm thứ 3, trẻ sẽ phát triển khéo léo những hoạt động thân thể, phát triển khả năng ngôn ngữ và bộc lộ những cảm xúc riêng tư. Trẻ cũng bắt đầu nhận thức về thế giới một cách thực tế và công bằng. Trẻ độc lập hơn và có sự phát triển cảm xúc tâm lý chắc chắn hơn. Tính cách của trẻ đã bộc lộ, đồng thời trẻ ý thức bản thân rõ ràng hơn. Ở tuổi thứ 3 bé đã có vốn từ vựng tiếng mẹ đẻ khoảng 1000 từ và vận dụng chúng vào những câu có nghĩa và mang mầu sắc cảm xúc rõ nét. Ở giai đoạn này trẻ đã có trí nhớ và đặc biệt nhậy cảm với những thông tin gắn với hình ảnh, sự kiện, cảm xúc. Tư duy của trẻ đã phát triển và trẻ đã có được 2 khái niệm là khái quát cũng như bản chất của từng đồ vật. Bên cạnh đó, trẻ cũng có tư duy phán đoán, suy luận đơn giản gắn với các sự kiện, hiện tượng cụ thể. Lúc này tư duy của trẻ có tính cụ thể, hình ảnh, cảm xúc và mầm tư duy logic đã bắt đầu xuất hiện. Ở độ tuổi này, trí tưởng tượng của bé phát triển mạnh cả về loại dạng và về sự phong phú của hình ảnh tưởng tượng, các bé bắt đầu có được tưởng tượng chủ định và tưởng tượng sáng tạo và lúc này, ngôn ngữ là yếu tố kích thích trí tưởng tượng của bé. Về cảm xúc, ở độ tuổi này, cảm xúc của trẻ phát triển rất cả các sắc thái xúc cảm rất mạnh mẽ. Trẻ phản ứng với những người xung quanh, biết vui, buồn, hờn giận…Bên cạnh đó, tình cảm trí tuệ của trẻ bắt đầu xuất hiện, trẻ biết thích thú lắng nghe một câu chuyện và kể lại một cách hứng thú và xúc động, thích noi gương các nhân vật anh hùng. Trẻ cũng bắt đầu có tình cảm đạo đức, biết lo lắng khi mẹ ốm, giúp mẹ lấy nước, biết phân biệt hành vi tốt của mình và trẻ khác. Tình cảm thẩm mỹ của trẻ cũng phát triển mạnh, trẻ biết khen đẹp, chê xấu và biết tham gia vào các hoạt động mỹ thuật như vẽ, nặn đấ, xé dán. Tình cảm thực tiễn của trẻ phát triển tích cực, trẻ hoạt động tích cực với các đồ vật, và con người và bộc lộ xúc cảm rõ ràng. Dấu hiệu ý chí đã xuất hiện và lớn mạnh nhanh chóng sau khi ý thức về cái tôi được hình thành, trẻ đã bắt đầu bộc lộ tính mục đích, tính độc lập và kiên trì.


    Trọng tâm giáo dục trong thời kỳ này là gia tăng vốn từ vựng, xây dựng tư duy đặc biệt là tư duy logic, trí tuệ cảm xúc, ý chí và lòng kiên trì, kỹ năng vận động tinh, khiếu thẩm mỹ, điều chỉnh hành vi, kích thích và khuyến khích sự sáng tạo.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Emily
    Đang tải...


  2. Emily

    Emily Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    21/6/2008
    Bài viết:
    5,444
    Đã được thích:
    1,495
    Điểm thành tích:
    863
    Lựa chọn đồ chơi nào cho lứa tuổi từ 1-3?

    Bạn sẽ cần quan tâm đến đồ chơi cho bé từ khi bé 6 tháng tuổi. Bé phát triển nhanh lắm, mỗi ngày bé lại học thêm nhiều điều mới từ các kỹ năng vận động thô như chạy nhảy đến các kỹ năng vận động tinh như tô màu, cầm thìa, cầm cái cúc…Bé cũng phát triển về mặt xã hội, tham gia nhiều trò chơi cần trí tưởng tượng và thể hiện nhiều loại cảm xúc hơn. Để tìm kiếm được những đồ chơi giúp con phát triển các kỹ năng và năng lực sáng tạo, cha mẹ cần quan tâm đến mấy tiêu chí sau:


    - Đồ chơi có thể sử dụng linh hoạt nhiều cách khác nhau

    - Đồ chơi lớn lên cùng bé

    - Đồ chơi giúp bé tăng cường kỹ năng giải quyết vấn đề

    - Đồ chơi kích thích trí tưởng tượng

    - Đồ chơi kích thích trí sáng tạo

    - Đồ chơi mô phỏng đồ vật thật

    - Đồ chơi giúp tăng cường các hoạt động thể lực

    - Đồ chơi an toàn

    Để đáp ứng các tiêu chí trên các cha mẹ, bên cạnh những đồ chơi như mầu sáp, bút chì, cốc chén, đồ chơi xúc cát, bình tưới nước, bộ tàu hỏa chạy, thú đồ chơi nhựa, mô hình nhân vật (siêu nhân, doremon) búp bê, máy kéo, tàu hỏa, máy bay, thú nhồi bông…. giúp bé yêu phát triển kỹ năng và khám phá cuộc sống, đồ chơi xếp hình cũng là lựa chọn không thể thiếu do trẻ nhỏ thích các trò tháo rời lắp lại, kéo ra lắp vào. Đồ chơi xếp hình còn kích thích óc sáng tạo, giúp trẻ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy logic, hiểu khái niệm về không gian, rèn luyện kỹ năng phối hợp tay – mắt và vận động tinh. Đồ chơi xếp hình cũng có các mức độ phức tạp khác nhau đồng hành với hành trình phát triển của bé.


    Vào năm thứ 3, trí tưởng tượng của bé có sức đột phá lớn, lúc này bé đã có thể đóng vai người khác (hoàng tử, công chúa) và tưởng tượng một đồ vật nào đó (một khối gỗ xếp hình) là một thứ gì khác. Bạn cần tìm các đồ chơi mà bé có thể dùng để diễn các vở kịch, hay tả lại các truyện đã đọc. Các trò chơi đóng kịch hay mô tả ý tưởng giúp bé phát triển ngôn ngữ, kỹ năng giải quyết vấn để và khả năng sắp xếp mọi việc theo một trình tự logic. Đồ chơi xếp hình tạo ra các nhân vật hay địa danh cũng là một trong những lựa chọn phù hợp.


    Bút sáp, đất nặn, đồ chơi xếp hình cũng là những công cụ vừa giúp phát triển các kỹ năng vận động tinh vừa nuôi dưỡng trí sáng tạo của trẻ.


    Các đồ chơi mô phỏng thế giới thật như ô tô, bộ đồ nhà bếp, bộ dụng cụ sửa chữa, bộ kit kỹ sư vừa giúp làm tăng trí tưởng tượng vừa kích thích sự phát triển ngôn ngữ, xác định mối tương quan không gian và cách giải quyết vấn đề.


    Các đồ chơi giúp tăng cường thể lực giúp trẻ thực hành các kỹ năng vận động hiện có và phát triển các kỹ năng mới. Các đồ chơi kích thích hoạt động thể chất sẽ khiến trẻ khám phá các chuyển động của cơ thể và giúp phát triển khả năng phối hợp, giữ thăng bằng. Các đồ chơi này có thể là cầu tụt, hay đơn giản là 1 chiếc hộp carton mở 2 đầu để bé làm đường ống chui ra chui vào.
     

Chia sẻ trang này