Thông tin: Tinh Dầu - Một Số Chứng Chỉ Chứng Nhận Sản Phẩm Hữu Cơ (phần 2)

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi MinhMinh84, 11/5/2018.

  1. MinhMinh84

    MinhMinh84 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    6/3/2018
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    TOPIC 2: Một số tổ chức chứng nhận “SẢN PHẨM HỮU CƠ” tiêu biểu

    Ngày nay, một số sản phẩm kém chất lượng gắn “mác” hữu cơ được bán tràn lan trên thị trường. Là người tiêu dùng thông minh, chúng ta cần có kiến thức về các chứng nhận hữu cơ được quốc tế công nhận, qua đó nhận biết đâu là hàng đảm bảo chất lượng hữu cơ để tránh bị mua nhầm “tiền mất tật mang”.

    Chứng nhận hữu cơ của Mỹ

    Mỹ không chỉ là một trong những cường quốc kinh tế, mà còn là quốc gia đi đầu về y tế và sức khỏe. Chính vì thế, để được cấp giấy chứng nhận hữu cơ của nước này thì các sản phẩm phải tuân theo những quy định rất nghiêm ngặt.

    v Chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Ủy ban hữu cơ Quốc gia:
    [​IMG]

    Với tên tiếng Anh là United States Department of Agriculture, là một chứng nhận tiêu chuẩn cực kì nghiêm ngặt. Chứng nhận này yêu cầu sản phẩm phải chứa 95% thành phần hữu cơ / thiên nhiên mới được dán logo bên trên. Đi kèm với thành phần, chất bảo quản và thành phần hoá học phải đều không chứa trong sản phẩm. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn này phải trải qua kiểm tra rất nghiêm ngặt; hằng năm còn phải kiểm tra sản phẩm liên tục


    v Chứng nhận của Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Mỹ

    [​IMG]

    Chứng chỉ hữu cơ của trung tâm xuất hiện sau USDA và có chứng nhận cho các nhà sản xuất mỹ phẩm. Yêu cầu của chứng nhận nới lỏng hơn khi sản phẩm chỉ cần chứa ít nhất 70% (trừ nước) là hữu cơ thì mới được công nhận là sản phẩm hữu cơ. NSF cho phép chất bảo quản và chất hoá học trong quá trình sản xuất và phải theo tiêu chuẩn cho phép của NSF.

    Chứng nhận hữu cơ của Úc

    Cũng giống như Mỹ, sức khỏe của người dân ở Úc rất được chú trọng. Đây là một trong những điểm nổi bật đưa Úc trở thành một trong các nước đáng sống nhất trên thế giới. Những sản phẩm được cấp giấy chứng nhận hữu cơ của nước này cũng phải được sản xuất trên dây chuyền tiên tiến với những quy định nghiêm ngặt.

    v Chứng nhận hữu cơ của chính phủ Úc

    [​IMG]

    Australian Certified Organic là chứng nhận của chính phủ Úc về các loại mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc da, một trong những mặt hàng bán chạy nhất của châu lục này. Tiêu chuẩn sản phẩm là phải chứa 95% thành phần hữu cơ và 5% còn lại là nguyên liệu thực vật tự nhiên. Tiêu chuẩn về chất bảo quản được nới lỏng hơn USDA nhưng phải hoàn toàn thiên nhiên và không độc hại. Đây là một trong những tiêu chuẩn khá nghiêm ngặt về mỹ phẩm. Đây là chứng nhận mỹ phẩm thiên nhiên và hữu cơ


    v Chứng nhận của cơ quan thẩm định hữu cơ NASAA

    [​IMG]

    The National Association for Sustainable Agriculture, Australia (Hiệp hội quốc gia về phát triển bền vững nông nghiệp Úc) được thành lập năm 1986. Họ đã cấp bộ chứng chỉ NASAA Certified Organic (NCO) cho các sản phẩm làm đẹp, nông nghiệp và đồ uống tại Úc, các vùng lãnh thổ thuộc Úc và quốc tế. Tổ chức này giới hạn các thành phần tổng hợp và các hoá chất dùng trong sản xuất mỹ phẩm. Yêu cầu bắt buộc mỹ phẩm phải trên 95% là chất hữu cơ mới được cấp chứng nhận.


    v Chứng nhận của Viện nghiên cứu sinh học sạch
    [​IMG]

    Viện nghiên cứu sinh học sạch Úc (Bio-Dynamic Research Institute) được thành lập năm 1957 và là viện nghiên cứu chuyên về các quy trình sản xuất nông nghiệp sạch và sản xuất hữu cơ. Viện nghiên cứu đã đưa ra chứng nhận danh giá DEMETER để làm thước đo tiêu chuẩn cho các chứng nhận khác của nước Úc. Hầu như tất cả các chứng nhận phía trên đều áp dụng tiêu chuẩn về nông nghiệp sinh học sạch của viện nghiên cứu này. Trong tương lai có thể có chứng nhận mỹ phẩm thiên nhiên và hữu cơ.


    v Chứng nhận Organic Food Chain

    [​IMG]


    Với tên gọi Organic Food Chain (Liên hiệp thực phẩm hữu cơ), tổ chức này được chính phủ Úc công nhận vì quy trình kiểm tra nghiêm ngặt về sản xuất hữu cơ và nông nghiệp sinh học sạch. Các sản phẩm được cấp chứng chỉ gồm có Organic (hoàn toàn hữu cơ với 100% nguyên liệu hữu cơ) và Bio-Dynamic (ít nhất 95% thành phần hữu cơ). Ngoài ra, họ còn có quy định về quy trình sản xuất sinh học sạch theo tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng về nhu cầu tiêu dùng của người mua.


    v Chứng nhận AUS-QUAL

    [​IMG]

    Chứng nhận tiêu chuẩn này trực thuộc bộ nông nghiệp Úc nhằm kiểm tra tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất hữu cơ và nông nghiệp sinh học sạch. Đây là một trong những chứng nhận quyền lực nhất của Úc vì cơ quan này thay mặt USDA của Hoa Kỳ để cấp chứng nhận. Chứng nhận yêu cầu 95% thành phần sản phẩm là hữu cơ và 5% còn lại là thành phần có nguồn gốc từ ngành nông nghiệp sinh học sạch theo tiêu chuẩn OFC. Khi sản phẩm được dán logo của cơ quan này, nó sẽ được xuất khẩu khắp thế giới.


    Chứng nhận hữu cơ của Châu Âu

    Tiêu chuẩn hữu cơ tại các quốc gia Châu Âu cũng nghiêm ngặt không kém Mỹ và Úc.


    v Chứng nhận NATURE

    [​IMG]
    Natrue là một tiêu chuẩn mới tại châu Âu (tính đến bây giờ) và hoàn toàn phi lợi nhuận được lập ra bởi các hãng sản xuất mỹ phẩm của Đức năm 2008. Họ có một hệ thống tiêu chuẩn 3 sao với tên gọi như sau

    § Mỹ phẩm tự nhiên (Natrue Organic Cosmetics) – 95% thành phần nông nghiệp tự nhiên được nuôi hữu cơ

    § Mỹ phẩm tự nhiên với thành phần hữu cơ (Natrue Natural Cosmetics with Organic Portion) – 70% thành phần nông nghiệp tự nhiên được nuôi hữu cơ và 5%-15% là chất tổng hợp thuộc danh sách của Natrue

    § Mỹ phẩm hữu cơ (Organic Cosmetics) – Các sản phẩm dưới 70% thành phần tự nhiên



    v Chứng nhận COSMOS

    [​IMG]

    Chứng nhận này được liên hiệp châu Âu (EU) thành lập năm 2009 dành cho mỹ phẩm hữu cơ được tạo nên từ 6 nhà chứng nhận đầu tiên tại châu Âu (xem hình). Các yêu cầu được thay đổi thành 95% thành phần từ nông nghiệp, 5% thành phần tổng hợp và 20% tổng trọng lượng sản phẩm (gồm cả nước) phải là hữu cơ. Mỹ phẩm có thể lấy chứng nhận mỹ phẩm thiên nhiên và hữu cơ này.

    v Chứng nhận của Đức – BDHI

    [​IMG]
    Bundesverband Deutscher Industrie-und Handelsunternehme (tiếng Đức) là Hiệp hội các thương hiệu và ngành công nghiệp Đức. Hiệp hội này phát triển chứng nhận hữu cơ cho các sản phẩm chăm sóc cơ thể và mỹ phẩm đầu tiên trên thế giới (1995).

    Một sản phẩm được chứng nhận hữu cơ khi đáp ứng được các chất nằm trong danh sách của BDIH (trong đó hoàn toàn có những chất không phải là hữu cơ), đa số đều là thực vật với số lượng và chất lượng chi tiết. Vì vậy, đôi khi có những sản phẩm không đạt đủ 70% thành phần hữu cơ theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ hoặc Úc thì vẫn đủ yêu cầu của tổ chức này.


    v Chứng nhận Soil Association của Anh

    [​IMG]
    Chứng nhận này của Anh và được hoàn thành vào năm 2002. Yêu cầu của chứng nhận là sản phẩm phải thể hiện toàn bộ tỷ lệ hữu cơ trên bao bì áp dụng cho 2 tiêu chí là Organic (95% chất hữu cơ) và Made from organic X% (X phải tối thiểu từ 70 trở lên). Đối với các sản phẩm có từ 70% - 95% thành phần nguyên liệu organic cũng được chứng nhận bằng biểu tượng (logo) của tổ chức này, tuy nhiên trên tem nhãn phải thể hiện tỷ lệ thành phần nguyên liệu organic đã sử dụng và không có chữ Organic trên tem nhãn. Tất cả những chỉ số này không tính nước.

    Nếu nước được sử dụng để làm ra một thành phần nào đó (ví dụ nước gốc thực vật, tinh chất, chiết xuất,…) thì trọng lượng của nước phải đối chất với trọng lượng của loài thực vật dùng làm nước để quyết định tỷ lệ hữu cơ. Việc này để hạn chế việc nhà sản xuất bỏ thêm nhiều nước để làm tăng tỷ lệ gốc hữu cơ
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi MinhMinh84
    Đang tải...


Chia sẻ trang này