Kinh nghiệm: Tinh Thần Cạnh Tranh

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm kinh doanh' bởi Capro, 11/3/2016.

  1. Capro

    Capro Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    4/3/2015
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    372
    Điểm thành tích:
    63
    Hôm nay tình cờ mình đọc được tâm sự của một bạn định mở cửa hàng thực phẩm sạch, nhưng lại e ngại đối thủ cạnh tranh, nên post lại bài viết cũ này. Hi vọng, bài viết mang lại cho các bạn cái nhìn mới về cạnh tranh và đối thủ trên thương trường:

    Cách đây mấy hôm, tôi có đọc được bài chia sẻ của một chủ cửa hàng tạp hóa. Bạn ấy rất lo ngại khi một vài cửa hàng lớn trong khu vực có dấu hiệu hạ giá để cạnh tranh đồng thời cũng băn khoăn không biết có nên chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh vực khác hay không. Tôi nghĩ rằng một khi bạn đã bước chân vào con đường kinh doanh, cạnh tranh là điều hầu như không thể tránh khỏi. Xét ở khía cạnh tích cực, cạnh tranh giúp bạn tự hoàn thiện phương pháp kinh doanh, hệ thống của mình, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng, phục vụ khách hàng. Cho nên, đứng trước đối thủ, không nên run sợ, lùi bước mà phải phán đoán và ra quyết định, làm thế nào để ứng phó và có thể tồn tại được.

    [​IMG]

    Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẽ, người tiêu dùng, thương nhân…) nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.

    Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất, phân phối với nhau hoặc có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn bán hàng hóa, dịch vụ với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được với giá thấp. Cạnh tranh của một doanh nghiệp là chiến lược của một doanh nghiệp với các đối thủ trong cùng một ngành…

    Có nhiều biện pháp cạnh tranh: cạnh tranh giá cả hoặc cạnh tranh phi giá cả. Hay cạnh tranh của một doanh nghiệp, một ngành, một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện về thị trường tự do và công bằng có thể sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi của thị trường, đồng thời tạo ra việc làm và nâng cao được thu nhập thực tế. (Nguồn: https://vi.wikipedia.org)

    Tóm lại, cạnh tranh là tìm mọi cách để chiếm lĩnh, giành lấy thị phần. Trên thực tế, để tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh không phải là điều dễ dàng. Mặc dù có quy định chống cạnh tranh không lành mạnh, nhưng đa phần người kinh doanh đều “lách luật”, trên thương trường những thủ đoạn xấu vẫn chiếm phần nhiều. Nếu chẳng may bạn là nạn nhân của cạnh tranh không lành mạnh thì việc thưa kiện cũng mất rất nhiều thời gian và công sức, sợ rằng tới khi “chờ được vạ thì má đã sưng”, cách tốt nhất vẫn là tìm cách để vượt qua khó khăn trước mắt.

    Trong khuôn khổ bài viết nhỏ bé này, tôi không thể chỉ ra cách đối phó khi gặp đối thủ cạnh tranh vì chiêu thức của họ có muôn hình muôn vẻ. Mặc dầu vậy, không ai là không có điểm yếu. Đối thủ to lớn, mạnh về tiềm lực tài chính thường lại không linh hoạt, nhanh nhẹn bằng những cá nhân kinh doanh. Ngay cả việc xây dựng mạng lưới khách hàng, chưa chắc họ đã làm tốt bằng bạn. Đứng trước khó khăn, cần biết thu thập thông tin, tìm ra đâu là điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để đề ra kế sách phù hợp.

    Cạnh tranh cũng giống như đấu bóng. Một khi đã vào sân, nhiệm vụ của cầu thủ là phải tranh bóng, ghi bàn. Bạn đã bao giờ thấy một đội bóng mà cầu thủ sợ hãi khi giao tranh mà giành chiến thắng và tồn tại được chưa? Cho nên, một người khởi nghiệp nói riêng và người kinh doanh nói chung cần phải có tinh thần cạnh tranh lành mạnh. Mác có nhấn mạnh rằng “tất cả cái gì mà con người đấu tranh để giành lấy, đều dính liền với lợi ích của họ”, lợi ích ở đây có thể hiểu là lợi ích cá nhân, lợi ích của xã hội, lợi ích về vật chất, lợi ích tinh thần... Cạnh tranh lành mạnh cũng là động lực để thúc đẩy con người và xã hội phát triển.

    Capro
    11/01/2016
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Capro
    Đang tải...


Chia sẻ trang này