'Tôi không nhìn thấy bằng chứng ở trường công...'

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi bacsihoasung, 9/9/2011.

  1. bacsihoasung

    bacsihoasung Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/10/2008
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    "Con người ngày nay cần linh hoạt và có khả năng chuyển từ việc này sang việc khác. Triết lý giáo dục cần phản ánh điều này hơn là giáo dục cho học sinh học thuộc lòng" - ông Alun Cooper, Hiệu trưởng Trường Quốc tế TP.HCM nói như vậy với VietNamNet trong câu chuyện mà Việt Nam đang loay hoay, "xác định triết lý giáo dục".

    Phóng viên: Ông có thể chia sẻ thế nào là triết lý giáo dục?


    Hiệu trưởng Alun Cooper
    Ông Alun Cooper: Rất nhiếu triết lý giáo dục vẫn dựa trên yêu cầu của thị trường lao động ở mức độ này hay mức độ khác. Các nhà tuyển dụng cần người lao động biết chữ và giỏi toán tương đương với những nhiệm vụ dành cho họ. Tuy nhiên, thị trường lao động ngày nay rất khác, và do vậy, công việc cũng khác.

    Người lao động ngày nay cần phải có kỹ năng thích hợp, có trình độ về máy tính, giao tiếp, biết phân tích, có tư duy phản biện và có khả năng khái quát từ một mớ kiến thức hơn là chỉ nhớ một vài dữ liệu. Con người ngày nay cần linh hoạt và có khả năng chuyển từ việc này sang việc khác.

    Triết lý giáo dục cần phản ánh điều này hơn là giáo dục cho học sinh học thuộc lòng.

    Phóng viên: Một số nước ông đã từng sống một thời gian dài như Bỉ, Anh, hoặc nước có nền giáo dục nổi tiếng như Hoa Kỳ...có một triết lý giáo dục rõ ràng không?

    Ông Alun Cooper: Những nước này có triết lý khác nhau một chút, nhưng họ đều đồng ý một điều rằng đứa trẻ cần được giáo dục một cách toàn diện, giáo viên cần phải học hàng loạt phương pháp để truyền tải tới mọi học sinh; và những nghiên cứu mới nhất về não bộ cần phải được tích hợp vào môi trường dạy và học.

    Phóng viên: Những mục tiêu của giáo dục rất phong phú và phụ thuộc vào từng quốc gia hay trường học. Vì sao Trường quốc tế TP.HCM chọn lựa triết lý giáo dục là "mang đến môi trường học tập tích cực và môi trường xã hội cần thiết để phát triển trẻ một cách toàn diện, phát huy năng lực cá nhân trong một môi trường đa văn hoá"?

    Ông Alun Cooper từng có 5 năm làm Hiệu trưởng của Trường quốc tế Liên Hiệp quốc ở Hà Nội và 5 năm là Hiệu trưởng của Trường quốc tế Antwerpen, Vương quốc Bỉ. Ông được hưởng nền giáo dục của cả Anh và Mỹ.
    Thế giới của chúng ta đã bị thu hẹp lại. Ngày nay, chúng ta chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác để làm việc hay du lịch.

    Chúng tôi công nhận sự đa dạng nhưng cũng đề cao giá trị của một xã hội đa văn hoá.

    Quan trọng hơn, chúng tôi có thể thúc đẩy sự đa văn hoá và ủng hộ ý tưởng rằng con người từ nhiều nền văn hoá khác nhau có thể chung sống trong hoà bình.

    3 chương trình tú tài quốc tế của chúng tôi (IB programmes) dựa trên ý tưởng này và thúc đẩy tinh thần hợp tác và tôn trọng lẫn nhau. Chúng tôi cũng đề cao sự khác biệt của tất cả HS, đó là một chủ đề thực sự đối với việc dạy và học, đáp ứng các nhu cầu cá nhân của mọi người học về mọi vấn đề.

    Phóng viên: Ông từng chia sẻ rằng "sách giáo khoa vừa viết xong đã chết". Điều này cũng trùng hợp với một phát biểu của nhà toán học, triết học người Anh Alfred North Whitehead rằng: "Để đào tạo đứa trẻ biết hoạt động tư tưởng, trước hết ta phải cảnh giác về cái gọi là "những khái niệm trơ ỳ", tức là những khái niệm được nhồi nhét vào trong tâm trí mà không được sử dụng, không được kiểm định và cũng không kết hợp được lại một cách mới mẻ". Ở trường của ông, giáo viên làm thế nào để biến nội dung chết trong cuốn sách trở nên sống động và hấp dẫn với học trò?

    Ông Alun Cooper: Chúng tôi giảng dạy không phụ thuộc vào một bộ sách giáo khoa nào, mà sử dụng một số nguồn tài nguyên kiến thức để cung cấp ý nghĩa và ngữ cảnh cho HS tuỳ theo chủ đề học. Nếu chúng tôi chỉ dựa vào một bộ sách giáo khoa tức là chúng tôi đóng khung HS theo ý tưởng của cá nhân viết cuốn sách đó.

    Tôi tin rằng tất cả HS cần phải yêu thích việc học tập, khám phá những khái niệm và hình thành được những ý tưởng nghiên cứu tốt.

    Những ý tưởng này phải được bắt nguồn từ một khối kiến thức (cơ sở dữ liệu về kiến thức của thế giới cứ vài tuần lại tăng gấp đôi) chứ không phải từ một ý kiến đơn thuần.

    Chúng ta không chỉ phụ thuộc và quá khứ, mà phải tiến lên phía trước và tài nguyên của chúng ta do vậy phải đáp ứng khát vọng này.


    HS của Trường quốc tế TP.HCM
    Phóng viên: Từng giữ chức vụ Hiệu trường của Trường quốc tế Liên Hiệp quốc ở Hà Nội trong 5 năm, ông có hiểu biết gì về giáo dục Việt Nam? Theo ông, triết lý giáo dục của Việt Nam có vấn đề gì không?

    Có hai loại lớp học, lớp học truyền thống ở công lập có xu hướng dựa trên học vẹt, kiểm tra viết và từ đó, chỉ số ít HS sẽ học lên đại học.

    Đây là một vấn đề khi có nhiều nhà lãnh đạo của đất nước được giáo dục ở nước ngoài về nhưng dường như không thể đưa giáo dục công lập ngang tầm thời đại với thế giới.

    Có một bộ phận ngày càng nhiều lên các bậc cha mẹ không muốn cho con hưởng nền giáo dục công lập mà trả tiền cho con học ở các trường ngoài công lập.

    Nhìn chung, các trường ngoài công lập không khác nhiều so với các trường công lập, nhưng tôi hy vọng rằng họ sẽ đầu tư nhiều hơn vào giáo viên và tài nguyên để tiến tới mô hình một trường quốc tế đúng nghĩa.

    Phóng viên: Thế nào là phương pháp "lấy học sinh làm trung tâm", điều này dường như chưa được làm rõ ở Việt Nam?

    Ông Alun Cooper: Phương pháp này nhấn mạnh mỗi đứa trẻ phải được coi là một người học riêng biệt và được cung cấp các phương tiện phục vụ cho học theo khả năng của từng em. Điều đó phải có sự hiểu biết về trẻ và có nguồn lực về con người cũng như cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu khác nhau của mỗi trẻ em trong một lớp học.

    Tôi không nhìn thấy một bằng chứng nào về điều này ở các trường công lập của Việt Nam.

    Phóng viên: Cảm ơn ông!

    Hương Giang (Thực hiện)
    Nguồn http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/38447/-toi-khong-nhin-thay-bang-chung-o-truong-cong----.html

    Quá chán với câu hỏi của lều báo và câu trả lời của ông Alun Cooper

    Phóng viên: Thế nào là phương pháp "lấy học sinh làm trung tâm", điều này dường như chưa được làm rõ ở Việt Nam?

    Ông Alun Cooper: Phương pháp này nhấn mạnh mỗi đứa trẻ phải được coi là một người học riêng biệt và được cung cấp các phương tiện phục vụ cho học theo khả năng của từng em. Điều đó phải có sự hiểu biết về trẻ và có nguồn lực về con người cũng như cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu khác nhau của mỗi trẻ em trong một lớp học.

    Tôi không nhìn thấy một bằng chứng nào về điều này ở các trường công lập của Việt Nam.

    Phóng viên: Cảm ơn ông!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi bacsihoasung
    Đang tải...


  2. thitgacbep

    thitgacbep co dinh: 0923 82 84 88

    Tham gia:
    20/10/2008
    Bài viết:
    4,136
    Đã được thích:
    1,706
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: 'Tôi không nhìn thấy bằng chứng ở trường công...'

    Việc dậy học lấy học sinh làm trung tâm là cách khá hay, nhưng Việt Nam chưa phổ biến, họa chăng em mới thấy ở một số dự án thí điểm về giáo dục thui, hay ra phết,
     
  3. manly shopping

    manly shopping Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    28/2/2011
    Bài viết:
    1,306
    Đã được thích:
    323
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: 'Tôi không nhìn thấy bằng chứng ở trường công...'

    BẠn nhầm rồi, dạo này các trường đang tăng cường phương pháp này, nhất là trường điểm các quận nội thành HN 1
     
    Nhím Bủm thích bài này.

Chia sẻ trang này