Kinh nghiệm: Tổng hợp những Kỹ năng giao tiếp ứng xử trong công việc và cuộc sống

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm sống' bởi semosemo, 21/8/2013.

  1. semosemo

    semosemo Thành viên tập sự

    Tham gia:
    17/7/2013
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Có những điều tưởng như nhỏ nhặt trong khi giao tiếp nhưng lại giúp bạn đạt được những kết quả tốt đẹp vượt ngoài sự mong đợi. Đó có thể là: đem về cho công ty nhiều hợp đồng với những đối tác đầy tiềm năng, những cơ hội được thăng tiến trong sự nghiệp,… Chúng ta hãy cùng khám phá 9 bí quyết nho nhỏ có thể giúp bản thân tự tin hơn trong giao tiếp và đạt được những gì mình muốn nhé!

    Nhớ tên người đối diện

    Khi gặp đối tác, khách hàng hay sếp và đồng nghiệp mới, hãy nhanh chóng nhớ tên của họ và gọi một cách thân mật. Ví dụ, thay vì nói một cách chung chung: “Rất vui được gặp anh” hãy nêu tên cụ thể của người đó: “Rất vui được gặp anh Minh”. Họ sẽ cảm thấy mình được quan tâm và tôn trọng, sẽ giúp cho “cái tôi” của họ được nâng cao lên. Điều đó sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt trong lòng họ và công việc sau này của bạn sẽ rất thuận lợi nếu bạn áp dụng đều đặn nguyên tắc này trong giao tiếp.

    Nói với giọng nhiệt tình, quyết đoán

    Nói lí nhí là dấu hiệu của sự thiếu tự tin. Nếu là người nói chậm, bạn nên luyện tập cách nói to, nhanh và dứt khoát hơn. Còn nếu bạn là người nói khá nhanh thì hãy tập nói chậm lại, rõ ràng từng chữ một để người nghe có thể bắt kịp những gì bạn nói. Hãy ngẩng cao đầu và nói một cách rõ ràng, quyết đoán bằng tất cả sự nhiệt tình của bạn.

    Không nói vòng vo

    Khi được hỏi, hãy trả lời thẳng thắn và trực tiếp vào trọng tâm câu hỏi để tránh hiện tượng trả lời lan man, dài dòng nhưng không cung cấp đúng và đủ thông tin mà người hỏi muốn nhận được. Bạn có thể dành vài giây suy nghĩ nhưng đừng trả lời một cách vòng vo, vượt ra ngoài chủ đề cuộc đối thoại. Hãy nói một cách trực tiếp, rõ ràng để chứng tỏ sự tự tin của mình cũng như thể hiện sự tôn trọng thời gian của đối phương trong khi giao tiếp.

    Tránh ậm ừ

    Trong giao tiếp, những từ dư thừa như “à, ừ, ừm” vô tình đã tố cáo sự lo lắng, hồi hộp, sự thiếu tự tin hay không nắm rõ thông tin của bạn. Đặc biệt trong những buổi thuyết trình, sự ậm ừ sẽ khiến mọi người đánh giá thấp năng lực và kỹ năng của bạn. Vì vậy, bạn nên hạn chế tối đa thêm các từ đó trong cuộc nói chuyện của mình.

    Sử dụng ngôn ngữ cơ thể “phản chiếu”

    Ngôn ngữ cơ thể cũng quan trọng không kém lời nói. Theo Susan Constantine, một chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể, 90% giao tiếp của chúng ta là phi ngôn ngữ. Vì vậy, khi giao tiếp hãy chú ý tới ngôn ngữ cơ thể của bạn.

    Đặc biệt, bạn nên tận dụng ngôn ngữ cơ thể “phản chiếu”, tức là có hành động giống như người nói chuyện cùng mình nhưng bạn phải thực hiện một cách tế nhị, khéo léo, tránh để người đối diện có cảm giác bạn đang trêu tức họ. Điều này rất hữu ích trong bàn bạc và tranh luận với đối thủ. Chẳng hạn, khi tranh luận một vấn đề nào đó, vị trí ngồi tương đồng hay tư thế đứng giống nhau sẽ gửi tới đối phương một thông điệp mạnh mẽ rằng: 2 bên có cùng cấp độ, ở thế ngang nhau và bạn muốn có một cuộc tranh luận đem lại lợi ích cho cả 2. Họ sẽ bắt đầu tin tưởng bạn. Nhưng cố gắng đừng hành động lộ liễu, dễ rơi vào thế đối đầu.

    Hỏi lại những điều chưa rõ

    Đây là cách bạn thể hiện sự quan tâm và tập trung cao độ vào cuộc nói chuyện. Điều đó, thể hiện bạn là con người lịch sự, biết tôn trọng người đối diện và họ sẽ đánh giá rất cao về bạn. Hơn nữa, hỏi lại những điều mình chưa rõ sẽ giúp bạn nhìn nhận và tương tác với người nói chuyện một cách chính xác, hiệu quả hơn

    Tương tác qua ánh mắt

    ky nang giao tiep1 9 Điều Bạn Nên Lưu Tâm Trong Khi Giao TiếpÁnh mắt có thể thể hiện sự tự tin, quả quyết và thấu hiểu. Người đối diện sẽ biết bạn có thoải mái, tự tin và nắm được vấn đề trong cuộc nói chuyện hay không thông qua ánh mắt của bạn. Hơn nữa, thông qua ánh mắt, bạn sẽ hiểu được phần nào tính cách, nội tâm bên trong và nắm bắt được tâm trạng, cảm xúc lúc đó của người đối diện để có cách nói chuyện phù hợp.

    Tạo sự thân mật

    Những cuộc nói chuyện thành công là những cuộc nói chuyện mang lại cảm giác như một cuộc trao đổi thân tình chứ không phải như một cuộc thẩm vấn. Hãy thoải mái, thân thiện khi giao tiếp, tỏ ra cứng rắn khi cần thiết và không nên liên tục ngắt lời đối phương. Hãy “thân mật hóa” những cuộc nói chuyện nhưng phải biết dừng ở một mức độ phù hợp. Nếu không bạn sẽ trở nên lố lăng, kệch cỡm trong mắt người khác.

    Chứng tỏ khả năng giao tiếp qua văn viết

    Bên cạnh nói, viết cũng là cách thức thể hiện phong cách giao tiếp của bạn bởi các công việc hiện nay đều đòi hỏi kỹ năng viết ở một mức độ nào đó, đơn giản nhất là qua email trao đổi công việc hằng ngày. Vì vậy, bạn có thể chứng tỏ sự tiến bộ trong kỹ năng giao tiếp của mình qua các bài viết trên blog, mạng xã hội… Tất nhiên, nội dung của chúng phải liên quan tới lĩnh vực của bạn. Văn viết cũng là một cách thể hiện tính cách và phẩm chất của con người của bạn.


    TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ ĐÀO TẠO KỸ NĂNG CUỘC SỐNG ĐÚNG NGHĨA
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi semosemo
    Đang tải...


  2. phuchuy123

    phuchuy123 Web k.doanh đẹp chỉ 100k

    Tham gia:
    14/6/2013
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Tổng hợp những Kỹ năng giao tiếp ứng xử trong công việc và cuộc sống

    Khó lắm mẹ ạ, cà đời học ko hết nói chi có vài dòng. Cá nhân em nghĩ, chỉ cần biết quan sát, vậy là dc. Ví dụ vào 1 công ty, có rất nhiều người, ta nên chào ai trước? Đâu có "chiêu thức" nào dạy nỗi những tình huống này, chỉ có thể quan sát và đưa ra quyết định thôi ạ. Nếu quyết định là sai thì lần sau rút kn sửa sai :)
     
  3. chuonggio01

    chuonggio01 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    9/3/2012
    Bài viết:
    9,641
    Đã được thích:
    1,878
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Tổng hợp những Kỹ năng giao tiếp ứng xử trong công việc và cuộc sống

    rất đúng, rất ý nghĩa, cảm ơn mẹ chủ top, em thích những điều trên.
     
  4. semosemo

    semosemo Thành viên tập sự

    Tham gia:
    17/7/2013
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    7 kỹ năng cơ bản để làm việc nhóm

    7 kỹ năng cơ bản để làm việc nhóm một cách hiệu quả

    7 kỹ năng được trình bày sau đây sẽ dùng trong suốt quá trình nghiên cứu mức độ “ăn rơ” của các thành viên trong nhóm:

    1. Lắng nghe: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng (hay xây dựng) ý kiến giữa các thành viên.

    2. Chất vấn: Qua cách thức mỗi người đặt câu hỏi, chúng ta có thể nhận biết mức độ tác động lẫn nhau, khả năng thảo luận, đưa ra vấn đề cho các thành viên khác của họ.

    3. Thuyết phục: Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra. Đồng thời họ cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.

    4. Tôn trọng: Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những người khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực.

    5. Trợ giúp: Các thành viên phải biết giúp đỡ nhau.

    6. Sẻ chia: Các thành viên đưa ra ý kiến và tường thuật cách họ nghĩ ra nó cho nhau.

    7. Chung sức: Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra.
     
  5. semosemo

    semosemo Thành viên tập sự

    Tham gia:
    17/7/2013
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Hoạch định chiến lược cuộc đời

    Hằng ngày, chúng ta thường dễ bắt gặp nhan nhản những hình ảnh quảng cáo về các khóa học trên rất nhiều phương tiện truyền thông đại chúng như: Hoạch định chiến lược kinh doanh, hoạch định chiến lược Marketing, hoạch định chiến lược nhân sự, hoạch định nguồn vốn đầu tư,.. Những khóa học đó thoạt đầu nghe tên rất chi là hấp dẫn và có sức hút đến kì lạ, có thể khiến người ta chịu chi một khoảng tiền không hề nhỏ để có thể ghi danh làm học viên của những khóa học ấy. Cuộc sống là vậy đó. Thường thì người ta chỉ nghĩ đến những sự việc rất chi là to tác và theo họ đó là những việc nên làm trước tiên nhưng người ta dường như quên mất cái quan trọng nhất cần hoạch định đó chính là cuộc đời của bản thân mỗi người. Cái mà chúng ta có thể gọi nôm na là: Hoạch định cuộc đời hay chính là hoạch định tương lai cá nhân.

    Điều đó cho thấy một thực trạng đáng báo động khi không có nhiều người thực sự suy nghĩ nghiêm túc về việc hoạch định cuộc sống tương lai của mình. Họ chỉ chăm chăm vào những kế hoạch công việc trước mắt mà quên mất rằng cái đó chỉ là một phần rất nhỏ trong vô vàn những giá trị làm nên cuộc sống hiện tại của bản thân mỗi người. Và thật vô lý khi chúng ta có thể dành hàng tiếng đồng hồ cho những buổi chuyên đề thảo luận về cách thức hoạch định kế hoạch cho các công việc nhưng lại không dành một chút ít thời gian nào để hoạch định cuộc đời cho chính mình. Dường như, họ nghĩ rằng: Việc làm đó là của riêng bản thân mỗi người tự làm theo những gì mình nghĩ và không cần phải lãng phí thời gian để hoạch định làm gì và cũng không cần phải chia sẻ với ai. Thực tế nếu bạn không chia sẻ với ai thì cũng không sao nhưng nếu bạn chia sẻ hoạch định cuộc đời của mình cho người khác thì đó cũng là cách để bạn tự cam kết với lòng mình cũng như tạo động lực và sự quyết tâm mạnh mẽ để thực hiện theo đúng lộ trình mà mình đã đề ra. Thực tế cho thấy đa phần mọi người trong chúng ta khi được hỏi về kế hoạch công việc trong thời gian tới thì thường trả lời rất nhanh, nhưng khi được hỏi về hoạch định cuộc đời với những câu hỏi đại loại như: Bạn đã hoạch định cuộc đời của mình như thế nào? Lộ trình hoạch định đó ra sao? 5 hay 10 năm nữa chúng ta sẽ làm những gì và trở thành những người như thế nào thì hầu hết chúng ta đều ấp úng và rất ít người trả lời một cách rõ ràng và khúc chiết vấn đề đã đưa ra. Vậy bản thân chúng ta có suy nghĩ gì về điều này?
    Chúng ta có thể tiếp tục sống theo kiểu "bèo dạt mây trôi", tới đâu hay tới đó hoặc lựa chọn cho mình lối sống tích cực khi chủ động hướng đời mình theo đích đến đã được vạch sẵn. Điều này phụ thuộc vào chính các bạn. Nếu muốn sử dụng cuộc đời mình đúng nghĩa thì ngay lúc này các bạn cần phải đặt ra những câu hỏi cho chính mình và tự mình thành thật trả lời những câu trả lời ấy. Cụ thể như: Mình mong muốn cuộc đời của mình 5 năm, 10 năm nữa sẽ như thế nào? Chân dung bản thân của mình khi đó ra sao? Hiện tại mình đang có những gì? Để đến năm 2015 mình có thể đạt được những gì mình mong muốn thì cần phải trang bị những gì? Xu hướng của thế giới trong 10 năm tới sẽ cần những con người như thế nào?...Nếu như bạn có thể trả lời thông suốt tất cả những câu hỏi trên thì tôi tin chắc rằng cuộc đời bạn phát triển theo hướng nào và đi tới đâu, tất cả sẽ nằm trong tầm tay của bạn.
    Nếu bây giờ trong đầu chúng ta không hình thành những câu hỏi trên và bắt tay vào hành động theo hướng đó thì 5, 10 năm sau chúng ta cũng không khác nhiều hơn so với chúng ta bây giờ. Rõ ràng, một người bán hàng không thể đạt được doanh số cao nếu trong đầu anh ta không có hình ảnh giải thưởng "người bán hàng số 1" mà mình sẽ được vinh danh vào cuối năm hay một vận động viên điền kinh khó lòng có thể giành được vị trí cao nếu trong đầu họ không có hình ảnh đứng trên bục để nhận huy chương,…Tất cả đều phải bắt đầu từ những hình ảnh mong muốn, đó chính là sự hình dung một viễn cảnh tốt đẹp trong tương lai. Nên nhớ rằng nếu bạn không bao giờ nghĩ về một cái gì đó thì tất nhiên cái đó khó mà thuộc về bạn được. Bởi đơn giản một điều rằng: Nếu bạn không thật sự nghĩ về nó, bạn sẽ không hành động để có được nó và kết quả là gì thì tất cả chúng ta đều đã rõ.
    Như vậy chúng ta phần nào đã hình dung rõ hơn về tầm quan trọng của việc hoạch định cuộc đời trong tương lai đối với mỗi cá nhân con người trong xã hội. Nó như là một chiếc la bàn hữu ích giúp mỗi người có thể định hướng rõ con đường đi mà mình muốn hướng tới. Chỉ khi nào xác định rõ con đường đi về phía trước, chúng ta mới có thể sáng suốt lựa chọn được những hành động phù hợp hướng đến mục tiêu nhằm tránh sự tiêu hao những nguồn lực của bản thân vào những việc không cần thiết. Khi đó, chúng ta mới thực sự tạo ra được những giá trị nhất định cho từng công việc mà chúng ta đang thực hiện.
    Cuối cùng, tôi muốn nhấn mạnh một điều rằng: Dù bạn là ai và đang làm bất cứ công việc gì thì việc hoạch định cuộc đời nên được xem là việc làm thường xuyên và hãy biến nó thành một thói quen hằng ngày nếu bạn thực sự khao khát một cuộc sống thật ý nghĩa với tất cả sự thành công và hạnh phúc mà bạn nghĩ là mình xứng đáng được hưởng.

    Chuyên gia đào tạo Trần Đình Tuấn ( www.trandinhtuan.edu.vn )
    Người Sáng lập và Điều hành Trung Tâm Tư Vấn Và Đào Tạo Cuộc Sống Đúng Nghĩa ( www.cuocsongdungnghia.com )
     
  6. semosemo

    semosemo Thành viên tập sự

    Tham gia:
    17/7/2013
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Kiên trì rèn luyện bản thân

    Nếu chúng ta chịu khó quan sát và ngẫm nghĩ một tí thì tất cả chúng ta đều nhận ra rằng: Hầu hết tất cả những con người thành công dù là trong bất kì lĩnh vực nào thì họ đều có cùng một điểm chung khá thú vị. Đó là khả năng kiên trì thật tuyệt vời. Sự kiên trì đó được duy trì trong mọi lúc, mọi nơi và đặc biệt phát huy hết tác dụng và tạo ra những kết quả kì diệu, bất ngờ trong những tình huống khó khăn nhất của cuộc đời, giúp họ vượt qua được những khoảnh khắc đầy thử thách, gian truân nhất mà tưởng chừng như đã phải bỏ cuộc, buông xuôi. Tuy nhiên, có những người làm gì cũng thất bại dù đã rất cố gắng, chỉ vì họ đã không nỗ lực, kiên trì đến giây phút cuối cùng cũng như không chịu nổi áp lực trong khoảng thời gian cuối khi mà tưởng chừng như đã gần chạm đích để rồi buông xuôi, phó mặc tất cả. Giờ thì bạn đã phần nào nhận ra tầm quan trọng của việc kiên trì rèn luyện đến thành công của mỗi người rồi đấy.
    Và trong việc phát triển bản thân thì việc kiên trì rèn luyện là một yếu tố cần phải có nếu bạn thực sự khao khát trở thành một con người hoàn thiện trong mắt những người khác. Đó là một công việc liên tục và không bao giờ được phép dừng lại. Bởi thế giới xung quanh chúng ta đang thay đổi từng ngày, từng giờ. Vì thế, chúng ta phải học cách thay đổi liên tục để thích ứng và hòa hợp với xu thế chung đó để không bị lạc lõng và đào thải khỏi cuộc đời này.
    Việc rèn luyện bản thân trước hết là về mặt tâm thức. Trước tiên, hàng ngày chúng ta phải quản lý và kiểm soát được các suy nghĩ diễn ra trong đầu mình. Đây là một việc không hề đơn giản trong bối cảnh mọi người đang sống nhanh để phù hợp với những biến động chóng mặt của công việc và cuộc sống. Chỉ cần nhìn lướt qua, chúng ta có thể cảm nhận được có rất nhiều người đang sống một cuộc đời gấp gáp và vội vã. Họ dường như đang bị cuốn quá nhiều vào vòng xoáy công việc mà quên đi những giá trị khác của cuộc sống. Và nếu như chúng ta cứ để bản thân mình rơi vào vòng xoáy của cơn lốc cuộc đời như vậy thì một ngày gần nhất chúng ta sẽ khó có thể kiểm soát được chính mình và khi đó, những việc chúng ta làm có thể gây ra những hậu quả tiêu cực là điều khó tránh khỏi. Chính vì vậy, ngay lúc này đây, các bạn hãy thay đổi từ trong suy nghĩ, nhận thức của mình. Chúng ta không cần phải gấp gáp, chúng ta cần sự kiên trì nhưng phải thật đều đặn chứ không thể chớp nhoáng trong giây lát rồi vụt tan biến đi.
    Khía cạnh tiếp theo của việc rèn luyện được thể hiện ở những hành động hàng ngày. Có thể chúng ta có những tâm thức tốt, tuy nhiên cuộc sống ngày càng hiện đại thì chúng ta càng bị ảnh hưởng và chi phối bởi rất nhiều những cảm xúc. Do đó, thỉnh thoảng chúng ta có những hành động theo kiểu “xu hướng đám đông”, “gió chiều nào theo chiều ấy” và chúng ta không chiến thắng được hoàn cảnh. Vì vậy, để tránh rơi vào tình huống đó thì chúng ta phải xác lập và chọn lựa những hành động nhằm hướng đến những mục tiêu đã đề ra. Khi chúng ta làm như vậy thì nguồn năng lượng trong cơ thể sẽ không bị phân tán và chúng ta có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất năng lượng bị lãng phí một cách vô ích để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc.
    Tuy nhiên, việc phát triển bản thân sẽ không dừng lại ở việc suy nghĩ, hành động mà nó còn phụ thuộc rất lớn vào tầm nhìn của mỗi bản thân về chính mình. Tất cả việc phát triển nằm ở hiện tại nhưng đều phải hướng đến tương lai. Vì vậy, bức chân dung của bản thân trong những năm sắp tới sẽ là chất xúc tác và động lực rất mạnh mẽ, khiến chúng ta hành động một cách quyết liệt hơn.
    Mỗi người sẽ có một cách phát triển bản thân khác nhau nhưng tất cả đều phải kiên trì. Sự thay đổi chỉ diễn ra khi chúng ta đang trong quá trình chuyển từ “lượng” sang “chất”. Mà muốn tích tụ đủ “lượng” để có thể chuyển hóa thành “chất” thì chúng ta phải có kế hoạch nỗ lực hành động thật rõ ràng trong từng thời điểm cụ thể. Việc phát triển bản thân không thể đồng hành cùng sự nóng vội, nó như một nấc thang mà mỗi người trong cuộc đời đều phải bước từng bước một. Chỉ cần sai một nhịp, chúng ta có thể ngay lập tức bị té ngã. Và khi đó, có khi lại phải mất thời gian cho việc bắt nhịp lại từ đầu. Tất nhiên trong quá trình phát triển chính mình, chúng ta không thể tránh những sai lầm, đó chính là những thử thách trong cuộc hành trình. Song, chúng ta phải lường trước những khả năng có thể xảy ra trong quá trình thay đổi của mình để tránh phạm phải những sai lầm tương tự hoặc đi theo vết xe đổ của người khác. Việc rút kinh nghiệm từ thất bại của những người đi trước là cách nhanh nhất để bạn có thể vươn tới thành công trong cuộc đời.
    Vậy, kiên trì rèn luyện là một yếu tố quan trọng trên con đường phát triển bản thân. Nó cần hội đủ tất cả những yếu tố về tâm thức, hành động, tầm nhìn và sự khôn ngoan trong việc rút kinh nghiệm của chính bản thân mình cũng như từ những sai lầm của những người khác. Có như vậy, thì hành trình phát triển bản thân mới đạt được sự vững chắc và tạo nền tảng để tiếp tục hành trình hoàn thiện bản thân ở một mức độ cao hơn.

    Chuyên gia đào tạo Trần Đình Tuấn ( www.trandinhtuan.edu.vn )
    Người Sáng lập và Điều hành Trung Tâm Tư Vấn Và Đào Tạo Cuộc Sống Đúng Nghĩa ( www.cuocsongdungnghia.com )
     
  7. semosemo

    semosemo Thành viên tập sự

    Tham gia:
    17/7/2013
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    điều chỉnh bản thân đúng lúc

    Ngoài việc hoạch định cuộc đời và dấn thân hành động, chúng ta cần tự trang bị cho mình năng lực điều chỉnh bản thân trước những tình huống cụ thể trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch, mục tiêu đã đề ra. Bởi một điều đơn giản rằng: Cuộc sống luôn tồn tại những sự cố ngoài ý muốn và những tình huống bất ngờ khiến cho tiến trình đi đến mục tiêu cuối cùng của chúng ta bị gián đoạn trong khoảng thời gian nhất định. Nếu bạn không rèn cho mình khả năng thích ứng và thay đổi linh hoạt một số những bước đi nhất định trong những trường hợp, tình huống cụ thể thì e rằng bạn khó mà đạt được mục tiêu đã đề ra.
    Vậy liệu có một công thức nào cho việc rèn luyện bản thân có được khả năng điều chỉnh để thích ứng với hoàn cảnh hay không? Câu trả lời là Không. Bởi khả năng thích ứng với sự thay đổi linh hoạt đến đâu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan của chính bản thân mỗi người. Mỗi người với những tính cách, cá tính khác nhau, sống trong những môi trường hoàn toàn không giống nhau cũng như độ trải nghiệm, tư duy, suy nghĩ của mỗi người cũng rất khác nhau nên mỗi người sẽ có những cách phản ứng riêng biệt để thích ứng với sự thay đổi.
    Chắc hẳn là ai trong chúng ta cũng đã từng một lần nghe câu “mấy ai biết được chữ ngờ”. Đúng vậy, chúng ta chỉ biết chắc chắn những gì đã xảy ra trong quá khứ cho đến thời điểm hiện tại, còn tương lai là một ẩn số. Và do đó, chúng ta không thể nào lường trước được tất cả những biến cố của cuộc sống. Có thể ngày nay, chúng ta đang đứng trên đỉnh vinh quang của con đường công danh sự nghiệp nhưng cũng có thể chỉ ngày mai thôi, mọi thứ sẽ quay trở về với con số “0” tròn trĩnh. Chúng ta không thể thay đổi được kết quả nhưng có thể thay đổi suy nghĩ và hành động của chúng ta. Hãy chuẩn bị cho mình một tâm thế thật tốt để sẵn sàng thích ứng với bất kì biến cố nào có thể xảy ra để không cảm thấy bất ngờ và hụt hẫng khi có sự cố xảy đến. Trên đời này mọi chuyện đều có thể xảy ra và một khi đã xảy ra thì ta không thể nào thay đổi được thực tế nên thay vì đau khổ, than oán, đôi khi chúng ta nên học cách chấp nhận. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể điều chỉnh và kiểm soát bản thân mình một cách tốt nhất.
    Cuộc sống luôn tồn tại những biến cố để thử thách bản lĩnh mỗi con người. Cũng chính nhờ có sự thử thách đó mà cuộc sống con người mới trở nên thú vị và ý nghĩa hơn. Bởi khi đó, sự sáng tạo, tài năng và những khả năng tuyệt vời sẽ được bạn khai phá và sử dụng triệt để hơn bao giờ hết. Khi đó, bạn sẽ cảm nhận rõ hơn về những giá trị của bản thân và thêm tự tin, lạc quan trong cuộc sống. Và điều đó cũng giúp bạn nâng cao khả năng xoay xở và giải quyết vấn đề trong những tình huống cấp bách, mang lại hiệu quả cao trong công việc. Hơn nữa, chính những gì bạn gặp phải, bạn nhìn thấy, bạn thích ứng và vượt qua nó trong quá trình hành động sẽ làm cho cuộc sống của bạn thêm phong phú và thi vị hơn.
    Việc điều chỉnh bản thân đòi hỏi sự khéo léo và nhạy cảm của từng người. Muốn có được “độ nhạy” đó thì không gì ngoài việc tự bản thân mỗi người phải rèn luyện lấy. Hãy xông pha nhiều hơn và dám đương đầu với nhiều tình huống éo le, thử thách cũng như tìm tòi những cái mới mẻ để qua đó rèn cho mình những kỹ năng xử lý tình huống hiệu quả trước những biến cố bất ngờ của cuộc sống. Chỉ có những trải nghiệm thực tế quí báu đó mới giúp hoàn thiện khả năng thích ứng của con người trước hoàn cảnh một cách nhanh chóng nhất mà thôi.
    Và một khi bạn đã tạo dựng cho mình khả năng thích ứng tuyệt vời thì tôi tin chắc rằng: Không gì có thể ngăn cản bước chân bạn đến với mục tiêu và khi đó, vô vàn những cơ hội sẽ mở ra trước mắt bạn. Vì thế, hãy trau dồi khả năng thích nghi, điều chỉnh bản thân mình đúng lúc ngay hôm nay để vươn tới thành công và đạt được những gì mình muốn nhé!
    Chuyên gia đào tạo Trần Đình Tuấn ( www.trandinhtuan.edu.vn )
    Người Sáng lập và Điều hành Trung Tâm Tư Vấn Và Đào Tạo Cuộc Sống Đúng Nghĩa ( www.cuocsongdungnghia.com )
     
  8. popppi

    popppi Áo phông nam Vnxk Tommy, Adidas, Puma

    Tham gia:
    18/3/2012
    Bài viết:
    7,224
    Đã được thích:
    1,157
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Tổng hợp những Kỹ năng giao tiếp ứng xử trong công việc và cuộc sống

    đọc thì tưởng dễ thôi nhưng thực hiện mới thấy nó rất khó ,....................
     
  9. trang07

    trang07 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    12/7/2012
    Bài viết:
    3,290
    Đã được thích:
    432
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Tổng hợp những Kỹ năng giao tiếp ứng xử trong công việc và cuộc sống

    làm thế nào để tự tin nói (thuyết trình) trước đám đông bạn ơi? bạn có thể nói ngắn gọn thôi cũng được
     
  10. tncactus

    tncactus Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    5/6/2011
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Tổng hợp những Kỹ năng giao tiếp ứng xử trong công việc và cuộc sống

    Tập luyện nhiều thì mới tự tin lên đc chị ạ, em nghĩ đó là cách tốt nhất đấy ạ. Với cả tập cho mình cách suy nghĩ và phản xạ nhanh, trước khi lên nói trc đám đông có thể uống 1 ngụm nước và hít thở sâu cho bớt căng thẳng.
    Một chút kn của em, hy vọng giúp đc chị :)
     
    trang07 thích bài này.
  11. trang07

    trang07 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    12/7/2012
    Bài viết:
    3,290
    Đã được thích:
    432
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Tổng hợp những Kỹ năng giao tiếp ứng xử trong công việc và cuộc sống

    cảm ơn ý kiến chia sẻ của bạn! nhưng mà tập cho mình cách suy nghĩ và phản xạ nhanh ntn?
     
  12. tncactus

    tncactus Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    5/6/2011
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Tổng hợp những Kỹ năng giao tiếp ứng xử trong công việc và cuộc sống

    em thì vẫn đang phải tập kỹ năng này vì em cũng k dc nhạy lắm. Trước em học theo cuốn Tôi tài giỏi bạn cũng thế của Adam Khoo, với cả nói về vấn đề gì thì tìm hiểu kỹ về nó để không bị khớp.
     
  13. huongviviet2012

    huongviviet2012 094 787 4490

    Tham gia:
    26/5/2012
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    29
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Tổng hợp những Kỹ năng giao tiếp ứng xử trong công việc và cuộc sống


    Em thấy sống cả đời, vô vàn cái để học. Học mãi chẳng hết, vẫn thấy đôi lúc mình cư xử chưa được tốt lắm.
     

Chia sẻ trang này