Trẻ 1 Tháng Tuổi Gặp Tình Trạng Khó Đi Ngoài Là Do Đâu?

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi debehettaoboninfabiotix, 6/8/2022.

  1. debehettaoboninfabiotix

    debehettaoboninfabiotix Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    22/3/2021
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Bệnh tiêu hóa ở trẻ khiến quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng, đồng thời còn khiến trẻ bị khó chịu, mệt mỏi dẫn đến quấy khóc. Nếu mẹ không nhanh chóng phát hiện và có biện pháp đối phó kịp thời, tình trạng này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của trẻ. Hẫy cùng tìm hiểu trong bài viết sau để biết đâu là nguyên nhân dẫn đến trẻ 1 tháng khó đi ngoài.


    PHÁI LÀM SAO KHI TRẺ 1 THÁNG TUỔI KHÓ ĐI NGOÀI?

    Khi trẻ 1 tháng bị khó đi ngoài, cha mẹ cần khắc phục sớm cho trẻ tránh để tình trạng trở nên nặng hơn, tiến triển thành trĩ hoặc gây trở ngại tâm lý cho trẻ sau này. Dưới đây là một số phương pháp giúp giải quyết tình trạng khó đi ngoài ở trẻ:

    · Nếu bé đang bú sữa công thức thay vì sữa mẹ, hãy cân nhắc đổi cho con một loại sữa “mát” hơn. Lưu ý là nên pha sữa cho bé theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì hộp nhé.

    · Với trẻ khó đi ngoài lâu ngày, việc bổ sung men vi sinh cho trẻ bị táo bón là một trong những cách đơn giản giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Men vi sinh khi được bổ sung vào đường ruột sẽ nhanh chóng đẩy nhanh quá trình tiêu hóa. Từ đó, ổn định hệ vi sinh đường ruột bằng cách tăng cường lợi khuẩn, ức chế hại khuẩn sinh sôi và phát triển. Điều này giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé, giải quyết nhanh tình trạng trẻ sơ sinh khó đi ngoài lâu ngày, giúp bé ăn ngon miệng hơn và hấp thu tốt hơn. Đồng thời, tăng cường lợi khuẩn sớm cho bé cũng là cách đơn giản giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con. Nhờ đó giúp tạo tiền đề bé khỏe mạnh, tiêu hóa tốt và phát triển toàn diện.

    · Massage bụng cho bé để bé dễ đi tiêu hơn. Xoa nhẹ lòng bàn tay rồi massage nhẹ nhàng bụng bé từ rốn ra ngoài theo vòng tròn theo chiều kim đồng hồ. Vì đây là dọc theo chiều khung đại tràng nên sẽ giúp kích thích phân di chuyển trong lòng ruột tốt hơn.

    · Nếu bé sơ sinh khó đi ngoài do táo bón, mẹ hãy bổ sung thêm chất lỏng cho bé bằng cách cho bé bú nhiều lần hơn để tăng lượng sữa vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ, không cho trẻ uống thêm nước lọc khi trẻ chưa được 4 tháng tuổi, tăng cường bổ sung chất xơ trong chế độ ăn của mẹ vì chế độ ăn của mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa của con. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, giảm bớt lượng đạm khó tiêu, uống nhiều nước.

    · Cho bé tập động tác đạp xe: động tác này giúp kích thích nhu động ruột đẩy phân dễ dàng hơn. Mẹ hãy cho bé nằm ngửa, hai tay cầm hai chân bé, liên tục ép chân bé vào phía bụng trông giống động tác đạp xe. Động tác này tưởng chừng như đơn giản nhưng cực kỳ hữu ích đó cha mẹ.

    TÌM HIỂU CÁC LÝ DO PHỔ BIẾN KHIẾN TRẺ 1 THÁNG TUỔI BỊ KHÓ ĐI NGOÀI

    Khi trẻ gặp phải tình trạng khó đi ngoài, mẹ cần chủ động tìm ra nguyên nhân để có thể đưa ra phương án điều trị phù hợp. Một số nguyên nhân gây khó đi ngoài ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi thường gặp có thể kể đến là:

    · Trẻ sinh non: Sinh non khiến hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Điều này đã khiến cho cấu tạo và chức năng của các cơ quan tiêu hóa không thể hoạt động như bình thường. Thức ăn nạp vào cơ thể sẽ di chuyển chậm bên trong đường ruột, tích tụ lại và khó đẩy ra ngoài.

    · Do sinh lý: Khó đi ngoài có thể chỉ là biểu hiện sinh lý của trẻ sơ sinh. Do lúc này hoạt động của hệ tiêu hóa còn non yếu, trẻ phải rặn mạnh để có thể đẩy phân ra ngoài. Nếu bé khó đi ngoài nhưng vẫn đi đều đặn và tính chất phân mềm thì mẹ không cần phải quá lo lắng.

    · Bệnh trĩ: Trĩ là hiện tượng tĩnh mạch tại hậu môn và trực tràng bị sưng phồng quá mức. Lúc này, máu sẽ tích tụ lại và hình thành nên các búi trĩ. Khi bị trĩ, trẻ sẽ phải đối mặt với tình trạng đau đớn tại hậu môn mỗi khi đi ngoài.

    · Nguyên nhân khác: Tình trạng khó đi ngoài cũng có thể xảy ra nếu trẻ sơ sinh bị hẹp hậu môn, phình đại tràng bẩm sinh, bệnh suy tuyến giám bẩm sinh, bị tắc ruột,…

    · Trẻ nhỏ bị táo bón: Khi bị táo bón, phân thường trở nên khô cứng và tích tụ thành khối lớn bên trong đại tràng. Lúc này, bé sẽ gặp khó khăn trong việc đào thải phân ra bên ngoài môi trường.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi debehettaoboninfabiotix
    Đang tải...


Chia sẻ trang này