Kinh nghiệm: Trẻ Bị Rôm Sảy Nên Kiêng Ăn Gì? Mẹ Lưu Ý Những Thực Phẩm Cần Tránh

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi baole567567, 17/8/2020.

  1. baole567567

    baole567567 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    11/5/2020
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Rôm sảy là bệnh ngoài da rất thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là vào mùa hè thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao. Ngoài những phương pháp áp dụng để chữa trị cho con, cha mẹ cũng cần lưu ý về chế độ ăn hàng ngày. Bài viết này sẽ giải đáp trẻ bị rôm sảy nên kiêng ăn gì để các mẹ tham khảo nhé!

    [​IMG]

    Giải đáp bé bị rôm sảy nên kiêng ăn gì?​

    1. Dấu hiệu bé bị rôm sảy
    Rôm sảy gây tổn thương trên da làn da mỏng manh của bé, cha mẹ có thể nhận biết được những dấu hiệu bé mắc rôm sảy như:

    • Trên da bé xuất hiện những vết màu đỏ lan rộng, nổi mụn li ti màu hồng hoặc hơi đỏ
    • Da bé còn có thể xuất hiện những mụn nước hoặc mụn mủ nếu tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.
    • Tình trạng bệnh kéo dài có thể những nốt mụn nước trên da bé vỡ ra, chảy mủ dễ dẫn đến bội nhiễm
    • Da bé bị tổn thương và ngứa rát nhiều, bé khó chịu nên thường xuyên quấy khóc, bỏ bú, biếng ăn, ngủ không ngon giấc.
    • Bé thường bị rôm sảy ở những vùng da như: trên mặt, lưng, ngực, cổ, đầu…
    Một số nguyên nhân khiến bé bị rôm sảy: tuyến mồ hôi trên da bé chưa phát triển hoàn chỉnh, nhiệt độ cao khiến cơ thể bé đổ nhiều mồ hôi, bụi bẩn gây bít tắc lỗ chân lông, hoặc bé mặc quần áo chật, tã lót cọ xát da bé…Ngoài ra, bé mắc rôm sảy còn có thể do ăn thức ăn quá nóng khiến da bé kích ứng.

    2. Trẻ bị rôm sảy nên kiêng ăn gì? Những thực phẩm mẹ cần tránh
    Khi bé bị rôm sảy, cha mẹ cần có phương pháp điều trị cho con nhanh chóng.

    Ngoài ra, cha mẹ cũng cần quan tâm đến chế độ ăn hàng ngày của con vì nó ảnh hưởng nhiều đến kết quả quá trình điều trị rôm sảy cho bé.

    Vậy trẻ bị rôm sảy nên kiêng ăn gì?

    Các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên những loại thực phẩm mẹ cần tránh là:

    2.1. Đồ chiên rán
    [​IMG]

    Mẹ tránh đồ chiên rán khi bé bị rôm sảy​

    Đồ chiên rán là món ăn khoái khẩu của rất nhiều bé nhưng chúng lại mang những thành phần không tốt với sức khỏe trẻ nhỏ, nhất là khi bé đang bị rôm sảy như: các chất béo no, bão hòa, đạm, glucid, natri.

    Ngoài ra, trong quá trình chế biến nhiệt độ cao, các chất béo còn bị biến đổi thành các thành phần có hại như Acrolein, Acrylamide, tran fats…gây ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh trung ương, tim mạch và gan, thận bé.

    Đặc biệt, chất béo tích nhiệt nóng trong cơ thể bé là một trong những nguyên nhân khiến rôm sảy phát triển và trầm trọng hơn.

    Vì vậy, mẹ cần lưu ý tránh những đồ ăn như gà rán, khoai tây chiên, sườn rán…trong quá trình điều trị rôm sảy cho con.

    2.2. Đồ ăn cay nóng
    Những thực phẩm với vị cay nóng như ớt, tiêu, sa tế, mì tôm…chứa hợp chất capsaicin làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu ở trẻ nhỏ. Ngoài ra còn gây đau dạ dày, tăng tiết chất nhờn, tích tụ nhiệt trong cơ thể sinh ra mụn nhọt, rôm sảy.

    Vì vậy, mẹ cần loại bỏ những thực phẩm cay nóng ra khỏi thực đơn hàng ngày của con.

    2.3. Thực phẩm chứa nhiều đường
    [​IMG]

    Mẹ tránh thực phẩm nhiều đường khi bé bị rôm sảy​

    Những đồ ăn có vị ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, kem, socola luôn là món ăn hấp dẫn đối với trẻ nhỏ.

    Thành phần của chúng có chứa carbohydrate lớn, lipid, muối natri, chất điều vị, chất bảo quản và phụ gia công nghiệp có thể tác động xấu đến sức khỏe bé, gây hỏng men răng, khiến bé bị khó tiêu, đầy hơi, chán ăn, rối loạn chuyển hóa.

    Ngoài ra còn gây ra chứng nóng trong, bé bị mụn nhọt, rôm sảy và viêm da.

    2.4. Đồ có cồn, có ga, chứa caffein
    Nước ngọt có gas, nước tăng lực, cà phê…chứa hàm lượng cao các chất kích thích làm hỏng men răng bé, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và chức năng của gan, gây tích tụ nhiệt độc và tăng sinh bài tiết chất nhờn gây mụn nhọt, chốc lở, rôm sảy ở trẻ nhỏ.

    2.5. Trái cây có tính nóng
    Một số loại trái cây chứa nhiều đường và có tính nóng như: mít, nhãn, vải, dưa hấu, xoài…gây tăng thân nhiệt, tích tụ nhiệt, mất nước và khiến cơ thể bé nổi rôm sảy, mụn nhọt.

    Mẹ cần tránh cho bé ăn những loại trái cây này khi con bị rôm sảy

    Lưu ý: Trường hợp bé vẫn còn bú mẹ, mẹ cũng cần tránh những thực phẩm này vì thức ăn mẹ ăn sẽ chuyển hóa thành các thành phần trong sữa mẹ và cơ thể bé sẽ hấp thụ.

    3. Những thực phẩm mẹ nên bổ sung vào thực đơn
    Các chuyên gia khuyên mẹ nên bổ sung những thực phẩm có tính mát vào thực đơn của con, giúp thanh nhiệt giải độc và hỗ trợ trị rôm sảy cho bé.

    • Những loại rau: rau má, rau diếp cá, rau dền, rau sam, rau muống, rau ngót, rau mồng tơi…giúp thanh nhiệt cơ thể bé, thải nhiệt độc, có tính mát và còn giúp lợi tiểu, có công dụng trị rôm sảy, mụn nhọt ở trẻ em hiệu quả.
    • Những loại củ: khoai lang, củ cải, củ mã thầy…với tính mát, giúp điều hòa thân nhiệt tốt, giúp thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Ngoài ra còn có khả năng giảm bớt những triệu chứng da bé bị kích ứng và giúp bé dễ chịu hơn.
    • Những loại trái cây có tính mát: cam, chanh, bưởi, dưa hấu, thanh long, lê…giàu vitamin tốt cho cơ thể, giúp làm mát cơ thể bé, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị rôm sảy.
    • Một số loại nước uống: nước rau má, nước râu ngô, bột sắn dây, nước lọc
    • Các loại chè đậu: đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu nành đều rất lành tính và có tính mát, phù hợp để mẹ cho bé ăn khi bị rôm sảy.
    [​IMG]

    Mẹ nên bổ sung vào thực đơn các loại đậu​

    4. Mẹ lưu ý điều gì khi bé bị rôm sảy?
    • Khi bé bị rôm sảy, cha mẹ cần tránh để bé dùng tay cào gãi lên da da khiến da bé bị trầy xước và tình trạng rôm sảy càng trầm trọng hơn
    • Mẹ cần tắm rửa đều đặn cho bé hằng ngày, vệ sinh da con sạch sẽ và giữ da bé luôn khô thoáng, mát mẻ.
    • Mẹ lựa chọn quần áo cho con thoáng mát, mỏng nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt. Mẹ cần tránh mặc cho bé quá nhiều quần áo hoặc mặc quá chật sẽ khiến da con bị bí bách.
    • Khi thời tiết nắng nóng, cha mẹ hạn chế để bé ra ngoài trời và tiếp xúc với ánh nắng. Có thể dùng máy điều hòa nhiệt độ hoặc quạt thông khí giúp không gian sống của bé thoáng mát hơn.
    • Giữ chỗ ngủ của bé luôn mát mẻ, thông thoáng và sạch sẽ.
    • Cần vệ sinh nhà cửa thường xuyên, giữ không gian sống của con mát mẻ
    • Tham khảo ý kiến Bác sĩ áp dụng các biện pháp dân gian dùng lá tự nhiên để chữa rôm sảy cho con trong trường hợp bệnh mức độ nhẹ. Tuyệt đối không sử dụng khi da con có dấu hiệu trầy xước, vùng da rôm sảy lan rộng.
    • Có thể sử dụng kem trị rôm sảy cho con giúp giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy khó chịu cho bé, ngoài ra còn giúp kháng khuẩn, chống viêm da, ngăn ngừa bội nhiễm.
    Kem Biohoney Baby là sản phẩm được các Bác sĩ và Chuyên gia da liễu khuyên dùng. Sản phẩm với 100% thành phần từ thiên nhiên an toàn và lành tính với làn da trẻ nhỏ: mật ong Manuka MG 300+, chiết xuất Horopito, nha đam, dầu bơ, chiết xuất hoa cúc vàng, sáp ong, zinc oxide…mang lại hiệu quả giúp kháng khuẩn, kháng viêm, chống nấm, làm dịu da, giảm ngứa, hỗ trợ điều trị rôm sảy chỉ sau 48 giờ.

    • Trường hợp cha mẹ điều trị rôm sảy cho con tại nhà mà không có chuyển biến tích cực, rôm sảy lan rộng khắp thân người bé, da bé có dấu hiệu nhiễm trùng mưng mủ, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị cho con kịp thời.
    Trên đây là giải đáp trẻ bị rôm sảy nên kiêng ăn gì để cha mẹ tham khảo. Hy vọng các mẹ sẽ tránh những thực phẩm này và kết hợp phương pháp điều trị đúng để chữa bệnh cho bé nhanh chóng nhé!
    Nguồn: https://biohoneybaby.com/tre-bi-rom-say-nen-kieng-an-gi-me-luu-y-nhung-thuc-pham-can-tranh/
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi baole567567
    Đang tải...


  2. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,352
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    đồ chiên rán và cay nóng toàn những món gây nóng cho cơ thể. các mom không nên cho con ăn nhiều
     

Chia sẻ trang này