Thông tin: Trẻ biếng ăn nguy hiểm hơn bạn tưởng

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi liti85, 18/5/2009.

  1. liti85

    liti85 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    8/2/2009
    Bài viết:
    1,257
    Đã được thích:
    857
    Điểm thành tích:
    723
    Trẻ biếng ăn nguy hiểm hơn bạn tưởng
    [​IMG]

    Hầu hết các bậc phụ huynh cho rằng biếng ăn sẽ chỉ ảnh hưởng đến thể trạng của bé như chiều cao, cân nặng.


    Theo BS Trần Thị Nga (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Trung ương), những hậu quả "nhìn thấy" của biếng ăn ở bé có thể dễ dàng đong đếm được như đo trọng lượng thể chất của bé từng ngày, từng tháng, thế nhưng điều đáng lo ngại hơn chính là những tác hại lâu dài của nó...
    Những hậu quả nhìn thấy

    Chậm tăng trưởng


    Chứng biếng ăn của trẻ đến từ nhiều nguyên nhân, vì thế mà hậu quả của tình trạng biếng ăn này theo đó cũng sinh ra nhiều hệ quả khác nhau. Hệ quả mà hầu như ai cũng biết đó là vấn đề suy dinh dưỡng do chứng biếng ăn mang lại. Suy sinh dưỡng ở đây thể hiện hai cấp độ; trẻ không đáp ứng các chỉ số tăng trưởng, thể trạng còi cọc, thấp bé so với các trẻ khác đồng trang lứa, không tăng cân.

    Suy giảm hệ miễn dịch

    Biếng ăn cũng dẫn đến tình trạng mất cân đối các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Nếu thiếu vi chất dinh dưỡng, trẻ có thể bị chậm phát triển, bệnh tật như da thô ráp, hay bị cảm lạnh, mắt khô, tóc khô và dễ gãy, da bị ngứa, dễ mắc các bệnh mãn tính do thiếu khả năng miễn dịch. Theo thống kê có khoảng 10% trẻ được chẩn đoán có tình trạng biếng ăn trầm trọng, trong đó có từ 26% - 90% có liên quan đến trẻ bị ốm yếu về thể chất, từ 10%-45% trẻ có liên quan đến bệnh lý, nằm viện.

    Trẻ biếng ăn dễ dẫn đến rối loạn tăng trưởng

    Người ta sử dụng chỉ số BMI (Body Mass Index) để theo dõi quá trình phát triển cân đối giữa cân nặng theo chiều cao ứng với từng độ tuổi thích hợp. Trẻ biếng ăn có nguy cơ thua kém từ 6% -22% chỉ số BMI so với trẻ ăn uống tốt. Ngoài ra trẻ còn có nhiều nguy cơ phát triển SDD hoặc thừa cân béo phì.

    Những hậu quả dài lâu Những hậu quả "nhìn thấy" của biếng ăn của bé có thể dễ dàng đong đếm được như đo trọng lượng thể chất của bé từng ngày từng tháng, bằng nỗi lo lắng phiền muộn của cha mẹ theo từng bữa ăn của trẻ, thế nhưng điều đáng lo ngại hơn chính là những tác hại lâu dài của "chứng" biếng ăn dường như "không mấy phức tạp" này.

    Biếng ăn ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy trí tuệ của trẻ

    Trẻ biếng ăn thường không đủ dinh dưỡng và thiếu cân bằng dưỡng chất trong cơ thể, điều đó khiến cho trẻ hay mệt mỏi, cơ thể không đủ lực cho trí óc tập trung và tư duy, vì vậy thường lơ là chuyện học tập và thành tích học tập xấu hơn những trẻ khỏe mạnh. Khoa học cũng đã có những chứng minh lâm sàng, rằng chỉ số phát triển trí tuệ MDI (Mental Developmental Index) của những trẻ biếng ăn chỉ được 96 điểm, tức thấp hơn 14 điểm so với 110 điểm của những bé ăn uống tốt. Nếu không khắc phục, trẻ biếng ăn sẽ có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trí tuệ và cuộc đời trong tương lai.

    Biếng ăn ảnh hưởng đến tâm sinh lý và tính cách của trẻ

    Những trẻ biếng ăn không có đủ dinh dưỡng thường không thích vận động do mệt mỏi, bé thường ủ rũ và không thiết chơi đùa, bé không có cơ hội tận hưởng trọn vẹn tuổi thơ hồn nhiên của mình. Điều đó dẫn đến việc hình thành sự chậm chạp và tính cách lập dị so với bạn bè và môi trường xung quanh. Tình trạng này lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng trầm cảm hay tự kỷ ở trẻ nhỏ.

    Câu chuyện biếng ăn của trẻ sẽ còn dài trong mỗi câu chuyện sẻ chia của các bà mẹ với nhau, trong mỗi bữa ăn của gia đình. Những hậu quả nghiêm trọng của biếng ăn ngắn hạn và dài hạn cho thấy một điều: "Biếng ăn thực sự nghiêm trọng hơn những gì bạn tưởng".

    Nếu các bậc phụ huynh hoang mang về dấu hiệu biếng ăn của con em mình, hãy trả lời những câu hỏi dưới đây:

    1. Thời gian cho mỗi bữa ăn của bé thường kéo dài trên ba mươi phút?
    2. Số bữa ăn hoặc lượng thức ăn bé ăn được trong mỗi bữa ít hơn so với các bé cùng độ tuổi?
    3. Bé không ăn hoặc ăn rất ít một hoặc vài nhóm thực phẩm nào đó?
    4. Bé thường có biểu hiện quấy nhiễu trong giờ ăn như la khóc, giả vờ nôn ói, ngậm thức ăn trong miệng?
    5. Cân nặng của bé ít hơn so với tiêu chuẩn?

    Nếu câu trả lời "có" đối với 1 trong 5 câu hỏi trên bé đã có nguy cơ mắc phải chứng biếng ăn, 2 trong 5 câu, bé cần tư vấn về khả năng thiếu dinh dưỡng.



    Kim Tuyến (st)


    (theo khỏe24)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi liti85
    Đang tải...


Chia sẻ trang này