Thông tin: Trẻ bú bình dễ bị hỏng răng

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi lananh83, 11/5/2009.

  1. lananh83

    lananh83 Banned

    Tham gia:
    5/5/2009
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Trẻ bú bình dễ bị hỏng răng
    - Rất nhiều bậc cha mẹ vì sợ con đói nên nửa đêm nhét bình sữa vào miệng cho trẻ vừa bú vừa ngủ. Theo Ths.BS Nguyễn Quốc Dũng, Phó Trưởng khoa Răng-Hàm-Mặt, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP Hồ Chí Minh hành động này sẽ khiến hàm răng của trẻ bị hư hỏng nặng.
    Mới đẻ đã chồi răng: Bình thường


    Theo BS Nguyễn Quốc Dũng, không chỉ những trẻ bú sữa về đêm mà những trẻ có thói quen bú bình và ngậm sữa, nước hoa quả hay nước ngọt trong miệng khi ngủ đều có nguy cơ sâu răng. Nguyên nhân là do trẻ không nuốt hết sữa, sữa đọng trong miệng suốt đêm sẽ khiến các vi khuẩn lên men biến đổi thành acid lactic làm tăng nguy cơ sâu răng. Trong trường hợp bắt buộc phải cho trẻ ngậm bình sữa khi đi ngủ, nên thay sữa bằng nước lọc và lấy bình ra khi trẻ đã ngủ.


    GS.TS Nguyễn Thu Nhạn, nguyên giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cũng cho rằng, việc cho trẻ bú sữa bình trong khi ngủ không chỉ khiến trẻ bị hỏng răng mà còn dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp.
    Một hiện tượng khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng là khi thấy đứa trẻ vừa mới sinh ra đã nhú 2 chiếc răng cửa trắng tinh trong miệng hoặc có đứa trẻ đến 1 tuổi vẫn trơ lợi, không chồi chiếc răng nào.

    [​IMG]
    Không nên cho trẻ ngậm bình khi ngủ. (Ảnh: Chí Cường)


    BS Nguyễn Quốc Dũng cho rằng, cả hai hiện tượng trên đều rất bình thường vì trẻ có thể mọc sớm hoặc mọc muộn vài tháng. Tuy nhiên, BS Dũng cũng lưu ý đến việc xuất hiện thứ tự của răng liên quan đến sức khoẻ của trẻ như: Trẻ chậm mọc răng có thể do sinh non, yếu, do mẹ ăn kiêng quá nhiều... Ở trẻ còi xương, suy dinh dưỡng cũng chậm mọc răng. Lúc này, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi khám. Thông thường, trẻ mọc chiếc răng đầu tiên vào lúc 6 tháng tuổi và mọc đủ răng sữa khi trẻ được 2,5 tuổi, sau đó sẽ thay răng khi trẻ lên 6 tuổi.

    Sún răng: Trẻ dễ suy dinh dưỡng

    Vòng đời của răng sữa chỉ kéo dài nhất là 6 năm, sau đó sẽ được thay thế bởi các răng vĩnh viễn. Vì vậy, nhiều bậc cha mẹ thường lơ là trong việc chăm sóc răng sữa cho con vì nghĩ rằng thế nào sau này trẻ cũng sẽ thay răng.

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu trẻ bị sún răng sẽ dẫn đến nguy cơ bị suy dinh dưỡng vì tiêu hoá kém do trẻ không nhai, cắn, xé và nghiền nát được thức ăn dẫn đến việc không hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, trẻ có thể bị sốt, sưng mặt nếu sâu răng ảnh hưởng đến tuỷ răng.

    Theo GS.TS Nguyễn Thu Nhạn, răng sữa còn có vai trò quan trọng trong việc giữ vị trí cho răng vĩnh viễn sau này mọc đúng chỗ, đều, đẹp trên cung hàm vì dưới mỗi mầm răng sữa là một mầm răng vĩnh viễn chuẩn bị mọc. Nếu răng sữa rụng quá sớm hoặc quá muộn thì các răng vĩnh viễn sẽ mọc chen chúc, không đều nhau và xáo trộn khớp cắn, mọc xô hàng hoặc nghêng hàm.

    BS Nguyễn Quốc Dũng còn cho rằng, việc nhiễm trùng răng sữa ngoài việc ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn còn gây ra nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm trùng các vùng mặt.


    Nên cho trẻ đi khám răng từ 6 tháng tuổi


    Ths.BS Nguyễn Quốc Dũng khuyến cáo các bậc cha mẹ không cho trẻ dưới 10 tuổi sử dụng bất cứ loại Tetracycline nào vì những loại thuốc này sẽ ảnh hưởng đến men răng của trẻ, gây tình trạng vàng răng vĩnh viễn do thuốc.






    Theo Ths.Bs Nguyễn Quốc Dũng, để trẻ có hàm răng trắng, khoẻ và đẹp, các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi khám răng lần đầu tiên khi trẻ được 6 tháng tuổi. Đây là thời điểm tuyệt vời để nha sỹ kiểm tra cẩn thận sự phát triển răng miệng của bé cũng như giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề răng miệng ở trẻ cho các bậc cha mẹ. Khi bé tròn 1 tuổi, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường ở giai đoạn sớm.


    Ngoài ra, BS Dũng khuyến cáo các bậc cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Vì sau khi răng đã hình thành, trẻ rất cần fluor để làm men răng cứng chắc, chống đỡ vi khuẩn gây sâu răng. Những thức ăn giầu fluor như: Cá biển, trứng, sữa tươi và các chế phẩm từ sữa. Cà rốt cũng là loại thức ăn khiến răng chắc khoẻ, giúp nướu răng mau liền khi bị tổn thương và làm giảm tình trạng chảy máu chân răng.



    Cha mẹ không nên cho trẻ uống nhiều nước ngọt có đường vì khi vào khoang miệng, các vi khuẩn ở mảng bám sẽ hoạt động mạnh cùng với cabonhydrate có trong nước ngọt khiến răng trẻ dễ bị sâu. Trẻ càng uống nhiều nước ngọt, càng dễ bị hỏng men răng.




    Tú Cầu
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi lananh83
    Đang tải...


Chia sẻ trang này