Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc – 5 Nguyên Tắc Xử Trí Hiệu Quả, An Toàn

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi minhphuong9201, 16/10/2021.

  1. minhphuong9201

    minhphuong9201 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2020
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Trẻ sơ sinh bị nấc là một phản xạ tự nhiên của cơ thể, nó được coi là quá trình sinh lý bình thường của mỗi em bé. Tuy nhiên việc để bé nấc lâu, nấc mạnh khiến bé cảm thấy mệt mỏi và cha mẹ lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cha mẹ những nguyên tắc xử trí khi trẻ sơ sinh bị nấc hiệu quả, an toàn.

    [​IMG]
    1. Tại sao trẻ sơ sinh bị nấc?
    Nấc cụt xảy ra là do sự co thắt lặp đi lặp lại không kiểm soát được của cơ hoành. Điều đó làm dây thanh âm đóng lại một cách đột ngột và nhanh chóng tạo ra một tiếng “hic” mà chúng ta nghe thấy.

    Theo nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, nấc cụt có rất nhiều nguyên nhân như là:

    • Ăn quá nhiều
    • Trẻ bú sữa quá nóng hoặc quá lạnh
    • Sự thay đổi nhiệt độ không khí đột ngột
    • Cơ thể quá phấn khích hoặc căng thẳng
    • Nuốt quá nhiều không khí trong khi ăn
    Tuy nhiên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ điều này được xem là bình thường và thường xuyên gặp phải.[​IMG]

    Tiến sĩ Liermann cho biết: “Chúng tôi không biết chính xác lý do tại sao, nhưng nấc cụt có thể là do tăng khí trong dạ dày. Nếu trẻ bú quá no hoặc nuột không khí trong khi ăn, điều đó có thể khiến dạ dày nở ra và cọ xát với cơ hoành, tạo ra những tiếng nấc cụt.”

    2. Trẻ sơ sinh bị nấc có nguy hiểm không?
    Thông thường nấc cụt ở trẻ sơ sinh chỉ là quá trình sinh lý bình thường của cơ thể trẻ, trẻ sẽ bị trong khoảng một thời gian ngắn khoảng vài phút và có thể tự hết. Khi đó cha mẹ không nên quá lo lắng về vấn đề này.

    Tuy nhiên nếu trẻ nấc kéo dài và nấc liên tục thì đây có thể là báo hiệu của các bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp và tiêu hoá, chúng làm kích thích cơ hoành dẫn đến nấc. Cha mẹ hết sức lưu ý và nên đưa trẻ đến thăm khám tại cơ sở y tế gần nhất.

    3. 5 nguyên tắc xử trí khi trẻ nấc cụt
    3.1. Nguyên tắc 1: Đẩy khí hơi
    Khi hơi trong dạ dày nhiều, dạ dày sẽ giãn ra dẫn đến tình trạng đẩy và chèn cơ hoành lên trên, sự co bóp của dạ dày tác động lên cơ hoành gây co thắt.

    Việc đẩy khí hơi ra ngoài sẽ giúp bé hết nấc.

    Mẹ giúp bé đẩy hơi ra ngoài bằng cách: vỗ ợ hơi cho bé, bế bé đứng thẳng,…

    [​IMG]

    3.2. Nguyên tắc 2: Cho trẻ thả lỏng
    Cho trẻ thả lỏng cơ thể khi bị nấc để tránh tác động áp lực lên cơ hoành, giúp cơ hoành về trạng thái bình thường và hết nấc.

    Hãy cho bé nằm hoặc ngồi để thả lỏng.

    3.3. Nguyên tắc 3: Massage, thoa lưng cho trẻ
    Massage và thoa lưng cho trẻ nhằm mục đích đẩy được hơi khí đầy trong dạ dày ra ngoài và thư giãn cơ hoành

    3.4. Nguyên tắc 4: Cho bé bú từng hơi, chậm
    Đây là nguyên tắc quan trọng khi xử trí trẻ nấc cụt. Cho trẻ bú từng hơi, từ từ và chậm giúp trẻ không bị nuốt không khí vào trong.

    [​IMG]

    3.5. Nguyên tắc 5: Kích thích nhẹ vùng tai, cánh mũi
    Xoa nhẹ tai và vùng cánh mũi giúp bé thoải mái và hô hấp đều đặn.


    Khi trẻ nấc cụt, mẹ nên ghi nhớ 5 nguyên tắc sau

    1. Đẩy khí hơi
    2. Giúp trẻ thả lỏng
    3. Massage, xoa lưng cho trẻ
    4. Cho bé bú từng hơi, chậm
    5. Kích thích vùng tai, cánh mũi của trẻ
    Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị nấc - 5 nguyên tắc xử trí hiệu quả, an toàn (imiale.com)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi minhphuong9201
    Đang tải...


Chia sẻ trang này