Trí tuệ cảm xúc (EQ) - Yếu tố thành công

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi bombongmeo, 3/11/2010.

  1. bombongmeo

    bombongmeo Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/2/2010
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    141
    Điểm thành tích:
    43
    Có thể bạn đã từng gặp những con người có khả năng giao tiếp tốt, họ có thể giữ được bình tĩnh và ra quyết định đúng đắn trong bất cứ tình huống khó khăn nào. Họ hiểu rõ bản thân và nắm được cảm xúc của đối phương để có thể đưa ra thái độ và cách ứng xử hợp lý. Chính là nhờ họ có loại năng lực mà chúng ta gọi là trí tuệ cảm xúc – EQ (Emotional Quotient)

    Trong giao tiếp ứng xử EQ là một kỹ năng sống còn trong công việc của nhà lãnh đạo EQ trở thành một yếu tố của sự thành công.

    Điều đó lý giải tại sao có những nhà quản lý xuất sắc lại vấp phải thất bại không phải do năng lực chuyên môn yếu kém mà do họ thất bại trong việc sử dụng trí tuệ cảm xúc thông qua các mối quan hệ trong công việc, ứng xử với nhân viên...

    Kể từ khi cuốn sách đầu tiên của Daniel Goleman viết về vấn đề này năm 1995 thì trí tuệ cảm xúc trở thành thuật ngữ nóng bỏng nhất trong các công ty Mỹ.

    Ngày nay, trí tuệ cảm xúc đã trở thành một nhân tố hết sức quan trọng đối với những người giữ vai trò quản lý, thậm chí nó còn được đánh giá cao hơn cả kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm, hoặc chỉ số thông minh IQ. Và cùng với tầm quan trọng ngày càng được nâng cao, nó có xu hướng trở thành một trong những tiêu chí đánh giá năng lực con người khi tuyển dụng và đề bạt.

    Điều đặc biệt ở đây là không giống như IQ, chúng ta có thể học tập, rèn luyện tư duy để có được EQ. Đó chính là lý do mà những khóa học đào tạo năng lực trí tuệ cảm xúc ra đời.

    Trí tuệ cảm xúc - Nghệ thuật lãnh đạo thành công là một khóa học được tổ chức bởi Trung tâm Đào tạo Quản trị kinh doanh INPRO. Mục tiêu của khóa học là cung cấp những nhận thức ban đầu về trí tuệ cảm xúc và vận dụng nó trong vai trò lãnh đạo, nhắm tới đối tượng là các nhà quản lý ở tất cả các lĩnh vực, các cấp, các mô hình khác nhau.

    Trí tuệ cảm xúc là khái niệm tương đối mới với ngành tâm lý học, do đó định nghĩa về nó luôn thay đổi. Khóa học này, trong một chừng mực nào đó, giúp cho học viên nắm được khái niệm và tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc. Thêm vào đó, học viên có thể rèn luyện các kỹ năng lắng nghe, giao tiếp và lý giải tại sao EQ lại có thể cải thiện khả năng lãnh đạo một cách hiệu quả.

    Với phương pháp học độc đáo dưới sự giảng dạy của Bernard Law - một chuyên gia huấn luyện được cấp Chứng chỉ Trí tuệ cảm xúc 6 giây (SEI - Six seconds Emotional Intelligence), khóa học sẽ là nơi để các nhà quản lý rèn luyện và thực hành các kỹ năng về cảm xúc, áp dụng vào thực tiễn công việc.

    Quản lý con người và các mối quan hệ là kỹ năng quan trọng của mọi nhà lãnh đạo và việc vận dụng trí tuệ cảm xúc trong công việc chính là thể hiện khả năng lãnh đạo của các nhà quản lý.

    (Theo www.doanhnhan360.com)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi bombongmeo
    Đang tải...


  2. ccbap

    ccbap Thành viên tập sự

    Tham gia:
    4/2/2010
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Trí tuệ cảm xúc (EQ) - Yếu tố thành công

    Bombongmeo ơi, trí tuệ cảm xúc quan trọng như vậy thì nên bắt đầu học từ lúc nào? Tớ thấy mông lung lắm. Giá mà bạn có ví dụ cụ thể để xem trí tuệ cảm xúc thể hiện trong cuộc sống hàng ngày như thế nào thì tốt nhất.
     
  3. pnphuong

    pnphuong Thành viên mới

    Tham gia:
    17/5/2010
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Trí tuệ cảm xúc (EQ) - Yếu tố thành công

    Đúng vậy, mình nghĩ BTC nên đưa ra các tình huống cụ thể, các nội dung mà các chỗ khác đã có rồi các bạn tập hợp lại đây thì cũng là một việc rất tốt để mọi người có thể có cái nhìn tổng quan, tuy nhiên có thực mới vực được đạo và ko gì bằng cụ thể hóa các tình huống thì mọi người mới hiểu cụ thể được và nhớ để mà áp dụng chứ kiến thức thì mênh mông, đầu óc thì nhiều thứ để nhớ quá mà cứ lý thuyết ko thì chịu, đọc cái lại quên mất
     
  4. pnphuong

    pnphuong Thành viên mới

    Tham gia:
    17/5/2010
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Trí tuệ cảm xúc (EQ) - Yếu tố thành công

    Lang thang tìm được cái video này mời các mẹ tham khảo thêm.
    [video=youtube;9jk7QW7OEYc]http://www.youtube.com/watch?v=9jk7QW7OEYc[/video]
     
  5. pnphuong

    pnphuong Thành viên mới

    Tham gia:
    17/5/2010
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Trí tuệ cảm xúc (EQ) - Yếu tố thành công

    Thêm 1 vài cuốn nữa cho các con trẻ.
    [video=youtube;ys-ZZWcethg]http://www.youtube.com/watch?v=ys-ZZWcethg[/video]
     
  6. thiêntrang

    thiêntrang Guest

    Ðề: Trí tuệ cảm xúc (EQ) - Yếu tố thành công

    Theo mình nghĩ trí tuệ cảm xúc không thể học được nó cũng giống như tính cách của mỗi con người. Trên sách vở thì rất hay nói rất đúng giống như ta dạy trẻ con, bố mẹ mình dạy mình và lớn lên mỗi người một tính có ai giống ai đâu.

    Trí tuệ cảm xúc giống như là ta biết kiềm chế, bình tĩnh đêt giải quyết sự vật sự việc một cách nhanh nhất, tốt nhất đạt hiệu quả công việc . Nhưng trong cuộc đời không phải ai cũng làm được như vậy, theo tôi ai va chạm xã hội nhiều ( Thương trường là chiến trường), từng trải nhiều thì mọi việc giải quyết sẽ dễ dàng hơn.VD trẻ mẫu giáo khi bị một bạn đánh trong lớp thì chỉ biết khóc và mách cô giáo, khi thanh niên thì cách giải quyết là cũng lao vào đánh lại ( Không giải quyết được vấn đề mà còn thù hằn nhau) , Khi trưởng thành thì cùng nhau nói chuyện làm rõ sự việc để giải quyết dứt điểm. ( chú ý là không phải ai cũng giải quyết như vậy đâu).

    Trước một sự việc xảy ra mỗi người có một cảm xúc khác nhau. VD như thấy Một thanh niên bị tai nan mọi người nhìn thấy người thì nói khổ thân thằng bé ( thương xót), người thì đáng đời ai bảo đi kiểu ấy, người thì dửng dưng, Có người thì chạy đến hỏi thăm .......vv v.

    Trong Kinh doanh cung vậy nhưng trong KD thì điều này rất quan trọng làm việc với đối tác đúng như bài viết trên nói tôi không phải nhắc lại nữa. Nói tóm lại là gần mực thì đen gần đèn thì sáng nếu ai đó được sống trong môi trường tốt dạy tốt, làm việc tốt, những người xung quanh tốt ( nếu được Sếp tốt, sếp giỏi dìu dắt mình thì "trí tuệ cảm xúc" rất tốt ).

    Chẳng biết những suy nghĩ của mình có đúng không? Vì đang trong giờ làm việc nên mình chỉ có thể đưa ra được những ý kiến đó thôi. Có thể có người cho rằng những suy nghĩ của mình như thế là sai, nhưng dù sao đó cũng là suy nghĩ của mình và cảm xúc của mình sau khi đọc bài của bombongmeo thôi. Mong mọi nười đừng chê nhé.
     

Chia sẻ trang này