Trở tay không kịp, người Hà Nội điêu đứng... chạy ăn

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi Ngoc Lan, 1/11/2008.

  1. Ngoc Lan

    Ngoc Lan Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    673
    Đã được thích:
    179
    Điểm thành tích:
    83
    Trở tay không kịp, người Hà Nội điêu đứng... chạy ănĐến sáng 1/11, mưa vẫn không ngớt tại Hà Nội. Hầu hết các gia đình ở tầng 1 đêm qua đều chập chờn mất ngủ vì nước ngày càng dâng cao. Mất điện, lại phải khốn khổ lo lương thực cho những ngày mưa ngập, nhiều người dân Hà Nội đang khốn đốn từng giờ vì cảnh nước ngập.

    [​IMG]
    Nước ngập lên đến ngực - Ảnh do độc giả cung cấp

    Hai ngày mưa, Hà Nội ngập chìm trong biển nước. Sinh hoạt người dân bị đảo lộn hoàn toàn. Không thể đến công sở vì đường ngập và cả ăn cũng là chuyện “bất khả thi”.
    Chợ ngày thường chỉ có hai nghìn một mớ rau muống ngon, 6 nghìn một cân củ cải thì trong mấy ngày mưa giá cả cứ đội lên theo cấp số nhân. Một mớ rau muống cong queo, bé xíu có giá là 10 nghìn. Một cân củ cải trắng cũng leo lên đên 10 nghìn.

    Susu ngày thường cũng chỉ 6 nghìn một cân thì nay đội giá lên 15 một cân nếu muốn mua susu ngon còn muốn hàng rẻ thì chấp nhận 10 nghìn một cân susu… thối.

    Những cảnh tượng chưa từng có

    Đoạn bùng binh Phạm Hùng - Trần Duy Hưng, một cảnh tượng chưa từng có ở Hà Nội: Nước ngập mênh mông như biển, xe tải chết máy nối đuôi nhau ngập chìm trong nước.

    [​IMG]
    Chỗ nào có rau là có người mua. Ảnh chụp tại chợ Vĩnh Hồ sáng 1/11. Ảnh: Thu Lý

    Một chợ dã chiến được lập khẩn cấp ở cổng siêu thị BigC với mặt hàng chủ yếu là rau xanh được bán gấp 4-5 lần giá ngày thường.

    Tại cửa siêu thị Intimex, tất cả những gì có thể ăn được đều được đưa ra bán, nhưng đến sáng chỉ còn mua được gà rán chứ không thể mua được rau.

    Nếu chiều qua, bầu không khí ảm đạm bao trùm các chợ ở Hà Nội do ngập lut, người dân từ các công sở về muộn, không đi chợ kịp thì sáng nay, người dân đổ xô ra chợ từ sáng sớm.

    Tại chợ Trung Hoà, người dân tranh cướp nhau từng mớ rau dù nó đã được bán đắt gấp nhiều lần ngày thường.

    Hà Xuyên ở khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính cho hay: “Chợ Nhân Chính không có bán một mớ rau nào. Tôi đã phải sang chợ Trung Hòa để mua. Một cảnh tượng tranh cướp, giành giật nhau từng bó rau như thời bao cấp. Việc mua được thịt cũng trở nên khó khăn và đắt đỏ. Rau củ tăng gấp đôi so với ngày bình thường, cà chua 20 nghìn/kg, bắp cải 15 nghìn/kg…”

    Tại ngõ 167 đường Tây Sơn, hơn 100 hộ bị cô lập, nhiều người đã tranh thủ bán hàng bằng mọi phương tiện sẵn có, xô chậu và cả thuyền. Phương thức bán hàng là giao hàng qua tại chỗ... cổng sắt.

    Tại khu tập thể Thành Công, một trong những điểm ngập nặng nhất Hà Nội, từ G19 đến 24 toàn bộ các hộ tầng 1 bị ngập hơn 1m. Đêm qua, nhà anh Hùng, G63 nước ngập 1m và không có chỗ ngủ, cả nhà anh vật vờ đến tận sáng nay.

    Nhà bên cạnh bán hàng ăn quán Nguyên Hồng nhưng bản thân nhà cũng không có gì để ăn. Nhà 102 là cửa hàng bán máy ôtô nhưng không kịp chuyển nên bị ngập hoàn toàn.
    Khu G19 có hàng chục hộ kéo xô chậu đi mua đồ ăn và kéo bằng chậu về, hàng chủ yếu là mì tôm, bánh mì.

    [​IMG]
    Bùng binh Phạm Hùng - Trần Duy Hưng thành biển nước. Ảnh chụp lúc 8h sáng ngày 1/11. Ảnh: Chí Hiếu

    Chợ Vĩnh Hồ là khu chợ lớn và sầm uất do lượng dân cư tập trung ở đây đông, lại là nơi tập trung khá nhiều khu tập thể. Tâm lý lo lắng mưa kéo dài, giao thông đình trệ, thực phẩm khó vận chuyển khiến cho giá cả ở chợ Vĩnh Hồ tăng lên bất thường: Su hào 10 nghìn/củ; Rau muống 25 nghìn/ mớ, đậu phụ 3 nghìn/ bìa, thịt lợn ba chỉ 20 nghìn/lạng…

    Tuy nhiên, gần như các bà, các chị phải tranh nhau mới mua được thực phẩm. Sợ giá thực phẩm ngày càng tăng và hiếm trong mấy ngày mưa, người dân đua nhau mua thật nhiều để tích trữ và tránh việc phải lội nước ra ngoài đi chợ nhiều lần.

    9h sáng, các khu chợ Thái Hà, Thái Thịnh gần như đã vãn hẳn. Rau củ từ hôm trước lưu lại đến sáng nay cũng không còn nhiều. Trên các phản thịt trống trơn, người bán hàng lục đục ra về. Lác đác còn lại một ít thực phẩm lúc này mới được lôi ra thì gần như là thực phẩm đông lạnh.

    Tuy nhiên, chị Lan, bán thịt tại chợ Vĩnh Hồ cho biết: “ Thịt đông lạnh đến lúc này mà còn cũng là đáng quý rồi vì làm gì còn thịt tươi mà bán. Tôi bày thịt đông lạnh ra mà còn phải bày từ từ, bày đến đâu bán hết đến đấy”.

    Trời mưa, rau củ dập nát hết, nhưng không vì thế mà sức mua giảm đi. Người mua hàng giành giật nhau, người bán hàng khó xử. Ở quầy hàng nào cũng thấy tiếng các bà các chị “đàm phán” với nhau: “Thôi thế chia ra tôi lấy một nửa, chị lấy một nửa”.

    Các hàng bán đồ khô được ngày đông đúc và náo nhiệt. Mỳ tôm, xúc xích, lạc là những mặt hàng bán chạy nhất. Tại chợ Vĩnh Hồ sáng nay (1/11), người mua đứng xếp hàng chờ mỳ tôm về để mua.

    Chạy ăn từng bữa...

    Chị Đặng Thu Minh, trọ ở Triều Khúc, Thanh Trì cho biết: “6 nghìn được hai củ susu. 2 nghìn hai quả cà chua dập bé xíu. Xin thêm một nhánh hành hoa cũng bị lắc đầu. Không biết còn mưa đến bao giờ.”

    [​IMG]
    Mì tôm cứu đói dân Hà Nội. Ảnh: Thu Lý

    Nhưng không phải ai cũng may mắn chuẩn bị được thức ăn cho cả ngày. Làng Triều Khúc gần như bị cô lập với bên ngoài. Hàng ngoài làng không vào được nên chỉ chưa đến 9h sáng gần như cả chợ đã không còn gì để bán. Ai đi chậm chỉ còn nước ăn mì thay cơm.

    Ngay cả những khu vực trung tâm Hà Nội cũng phải chịu chung cảnh… đói. Người dân sống ở khu vực đường Nguyễn Chí Thanh mấy ngày mưa như sống giữa ốc đảo. Thịt cá rau củ đủ cả nhưng là được những chiếc xe đẩy hàng đem đến tận nhà với giá cắt cổ. Sống giữa thủ đô mà người dân đang phải chịu cô lập hệt lũ miền Trung!

    Chợ Đồng Tâm: Giá cả chợ búa đắt gấp 3 lần, rau muống 15.000đ/mớ, thịt lợn, đậu phụ, mỳ tôm thì cháy chợ, người dân đổ xô đi mua trứng.

    Khu vực Vĩnh Tuy, nước ngoài đường có nơi đã lên ngang ngực. Tuy nhiên, buổi sáng vẫn có rất nhiều các chị các bà lầm lũi lội nước ra chợ để mua thức ăn.

    Khu chợ Vĩnh Tuy sáng 1/11 thực phẩm lèo tèo, cảnh mua bán vội vàng, tranh cướp với giá mắc cổ so với ngày thường nhưng người mua vẫn đông nườm nượp.

    Chị V. Anh ở Thái Hà thì ngao ngán: "Mưa gió ngập lụt khổ quá, mới gần 8h mà ngoài chợ chả còn thức ăn: thịt, rau, đậu... cũng hết. Hàng nào còn thì mọi người tranh nhau để mua. Mưa ngập bể nước ngầm nên tôi phải tháo máy bơm, đi chợ về là tranh thủ nấu cơm thật sớm vì sợ không có nước sạch".

    Chị P. Thuỷ ở Thanh Xuân: "May mà sáng nay tôi còn mua được thức ăn nhưng giá cả thì đắt vô cùng, rau muống thì 15.000/mớ bé tẹo, thịt thì chả có mà mua, chợ thì tan hoang, người bán thì ít, người mua thì nhiều. Đành có gì thì ăn tạm vậy. Không biết bao giờ trời mới hết mưa đây".

    Còn chị L. Anh, phố Lạc Trung lại chọn giải pháp xuống siêu thị ngay dưới nhà mua đồ đông lạnh về ăn. Chị cho biết: "Bình thường thì tôi không mấy khi dùng đồ đông lạnh thế này, nhưng nghĩ cảnh lội nước đi ra chợ mua ít đồ ăn thì thấy ngán ngẩm quá. Hy vọng đến chiều nay thì tình hình ngập lụt sẽ đỡ hơn".

    [​IMG]
    Chợ rau dã chiến cổng siêu thị BogC sáng 1/11. Ảnh: Chí Hiếu

    Chị Thuỷ ở Giáp Bát: "Trước cửa nhà tôi ngập tới yên xe máy, nước ngập vào sân là 40cm, mấp mé vào nhà. Ra chợ thì không còn thức ăn gì, cả chợ có 1 hàng thịt, 1 hàng rau. Mua thịt xong quay ra mua rau thì đã chả còn gì. Nước ngập, nhà mất điện tối mù mù, không biết sinh hoạt sẽ ra sao".

    Cuộc sống của cư dân làng sinh viên Hacinco bị đảo lộn ghê gớm. Con đường Ngụy Như Kon Tum ngay trước cổng làng chìm trong biển nước. Sinh viên nào may mắn còn mua được bánh mỳ, sữa. Ở căng tin, nhiều bạn sinh viên còn tranh cướp nhau từng ổ bánh mỳ và hộp sữa.

    Chủ căng tin nhà E cho hay: “Vừa mới đi lấy hàng về, sinh viên đã lũ lượt xuống mua. Có người còn xuống 2-3 lượt mua nào bánh mỳ, sữa, xúc xích… Những người xuống chậm lại phải ngậm ngùi lên vì không còn gì. Mỳ tôm thì không thể đun nấu vì không có điện.

    Quán cháo góc đường Ngụy Như Kom Tum đã trở thành nơi chống đói của nhiều bạn sinh viên. Với 4 nghìn/bát, nhiều phòng đã lũ lượt kéo xuống để giải quyết vấn đề cả ngày không được hạt gạo vào bụng. Một tấm bạt căng giữa trời mưa to nhưng có đến hơn chục người ngồi chen chúc nhau ăn cháo. Hôm nay quán cháo cũng phải đóng hàng vì hết hàng chỉ sau 1 tiếng bán.

    Tại chợ Quan Hoa, hàng quán thưa thớt, nhiều hàng đóng cửa do không lấy được hàng. Những cửa hàng nào vẫn hoạt động thì chật người mua, chủ hàng không kịp trở tay. Dù giá thịt bò tăng mỗi kg lên hơn 20.000 đồng nhưng chị Bình vẫn không ngơi tay vì khách hàng chen nhau mua. Chị nói: “Hôm nay bán thế này coi như không có lãi. Bán hết chỗ này là hết hàng. Mưa gió ngập úng không lấy được hàng nên có muốn bán nữa cũng chịu!”

    Một chủ cửa hàng cạnh đó cho biết: “Vừa nhận điện thoại, xe chở hàng đang chết cứng giữa đường rồi. Bán hết chỗ này thì dọn hàng sớm thôi!”

    Mặc dù giá thịt, cá đều tăng, nhất là giá rau tăng gấp 3 lần vì trời mưa, đường ngập úng không lấy được hàng nhưng những người bán hàng vẫn không lo ế vì người đi chợ ai cũng muốn mua cho nhanh, tránh mưa gió, chen lấn và vì cũng “không có hàng mà bán”!

    Mấy cô cậu sinh viên trong ngõ rục rịch cầm ô, xắn quần, mặc áo mưa đi mua rau vì nghe mọi người nói “không mua nhanh thì hết rau ăn”. Vậy là dù giá rau cần là 13.000 đồng/mớ, rau muống 10.000 đồng/mớ cũng... mua nhanh.

    Một sinh viên cho biết: “Thôi thì mua đắt một vài bữa, còn hơn là không có gì để ăn!”. Mấy người bán hàng rau lụp xụp trong bộ quần áo mưa vừa đi chở hàng về chêm lời: “Cái gì cũng tăng gấp 2, gấp 3 lần, chỉ có duy nhất khoai tây là vẫn giữ giá của ngày hôm qua. Không mua nhanh thì hết hàng ngay!”.

    [​IMG][​IMG][​IMG]
    Mì tôm - đặc sản ngày lũ ở hà Nội. Ảnh: Thu Lý


    Trạm bơm lớn nhất Hà Nội đang bị... lụt

    Trạm bơm Yên Sở, công suất 166.000 m3/giờ, là trạm bơm lớn nhất thoát nước cho nội thành Hà Nội đang có nguy cơ phải cắt điện vì nước ngập sàn đặt máy bơm.

    Trong khi nước ở các tuyến đường, các hồ điều hòa vẫn dềnh ùn ùn cuốn về hồ điều hòa và trạm bơm Yên Sở, rốn chứa nước thải, nước mặt của Hà Nội. Theo thông tin công ty thóat nước Hà Nội, hiện mực nước về trạm bơm đã cao hơn vị trí đặt máy bơm 20 cm, cán bộ công nhân viên trạm bơm đã phải đắp đập bằng bao tải đất bao quanh máy bơm, tủ điện, dùng máy bơm hút nước ra để giữ khô máy bơm chính, đảm bảo tổ máy hoạt động tối đa công suất 166000 m3/giờ.

    Ông Nguyễn Lương Ngọc, Trưởng phòng kỹ thuật công ty thoát nước Hà Nội cho biết: “Nếu lượng mưa như hiện nay, chúng tôi sẽ cố hết sức để cầm cự. Nếu mưa lớn như hôm qua, chúng tôi sợ đập sẽ vỡ”.

    Nếu trạm bơm Yên Sở không hoạt động được, mỗi giờ khoảng gần 1 triệu m3 nước sẽ dồn ứ lại và thành phố sẽ thành một cái ao tù không có đường thóat.

    Từ hôm qua, trạm bơm Đồng Bông ở Từ Liêm đã phải dừng hoạt động vì nước ngập vào máy bơm, tủ điện. Trạm bơm này công suất 26.000 m3/ giờ.

    Từ đêm hôm qua và sáng nay, ông Nguyễn Văn Khôi, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã có mặt tại trạm bơm Yên Sở để chỉ đạo cán bộ chuyên môi bằng mọi giá giữ cho trạm bơm này hoạt động nhằm tiêu nước cho Hà Nội.

    [​IMG][​IMG][​IMG]
    Ảnh do độc giả Trần Thịnh ở Thái hà cung cấp.

    Tiếp tục cập nhật...


    Vietnam Net
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Ngoc Lan
    Đang tải...


  2. me cua mit

    me cua mit Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    25/3/2008
    Bài viết:
    2,139
    Đã được thích:
    547
    Điểm thành tích:
    823
    Nghe Đài THVN nói là chỉ riêng HN thôi nhà nước đã chi 2500 tỉ để cải tạo đường thoát nước. Vậy mà kết quả thu được là thế này đây. Hôm nay trời đã ngớt mưa nhưng nước thì vẫn ngập khắp nơi nơi. Thật chán.
     
  3. QD

    QD Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    29/9/2006
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    38
    Điểm thành tích:
    18
    Theo blog của bác Rau Đắng

    "Những tưởng chỉ là câu chuyện tầm phào trên diễn đàn, ai dè xem tivi chương trình VTV, người dẫn chương trình hồn nhiên cho người xem thấy cảnh lụt lội tại Hà Nội và nói rằng “có thế này mới thông cảm với người dân vùng lũ (chắc là miền Trung, theo cách hiểu của người xem)...”.

    Hóa ra không chỉ một ông Bí thư Hà Nội vô cảm mà còn có những nhà báo có thể phát biểu trên chương trình truyền hình của đài truyền hình quốc gia rằng Hà Nội có lũ lụt như thế "mới thông cảm với người dân vùng lũ". WTF. Bao nhiêu của cải mất đi, bao nhiêu người chết mà có những nhà báo, những biên tập viên vẫn có thể nói những câu nhẫn tâm như thế, một cách thản nhiên trước hàng chục triệu đồng bào cả nước? Bọn họ là ai để có quyền phán xét như thể cảnh lũ lụt như là cái gì đó có ích với người dân Hà Nội, khác nào răn dạy đạo đức đối với hàng triệu người Hà Nội cũ và mới đang chịu khổ vì mưa lũ? Những câu nói nhẫn tâm như hả hê, như vô cảm như thế thật khó tin lại có thể được phát ra từ đài truyền hình Trung Ương.

    Nỗi khổ của một người cũng là một phần nỗi khổ của tất cả mọi người. Cái chết của một người do thiên tai là một tổn thất với xã hội, với cộng đồng cho dù người đó là ai, giàu hay nghèo, sống ở Hà Nội hay ở miền Trung. Sao lại có những kẻ có thể phát ngôn như thể dạy bảo rằng khổ như thế cũng chưa là gì, với những so sánh như nhân dân ngày xưa không dựa dẫm Nhà nước như nhân dân bây giờ, hay Hà Nội có như thế mới hiểu được vùng lũ khổ thế nào? Và không phải những câu nói vô cảm, lạnh tanh ấy phát ra từ quán nước, hay từ các diễn đàn nói đủ thứ chuyện, mà là từ miệng một quan chức đứng đầu Hà Nội, từ người dẫn chương trình truyền hình của VTV. Nếu những câu nói như thế là từ những người dân quê miền Trung, những người phải khổ cực chống cự với lũ, với bão hàng năm thì còn có thể hiểu được. Chứ từ mồm những phóng viên sa-lông, ngồi trong văn phòng VTV và dạy bảo người dân Hà Nội như vậy thì đúng là một lũ mất dạy.

    Và đây là tác nghiệp của phóng viên VTV theo thông tin trên blog Nguyễn Quang Vinh:

    "Lại nghe cô bé phát thanh viên VTV1 thông báo là phóng viên nhà đài do lũ to không ra đường quay được, may có người dân quay rồi gửi hình ảnh lũ qua Email. Thế là nổi điên lên. Tiên sư chúng mày nhà báo công tử, nhà báo phòng lạnh, nhà báo salông. Lũ có thế mà không đứa nào ra đường quay, ghi lại, chép lại, chia sẻ với nhân dân, chỉ đứng trên tầng thượng nhà đài mà rút ống kính xuống đường. "



    + Bổ sung: Bình luận trên blog Cáo về việc đài truyền hình đưa tin lũ lụt.


    [FONT=Times New Roman, Times, serif]"Nếu chính quyền không có những động thái kịp thời, thì Đài Truyền hình quốc gia, Đài truyền hình Hà Nội là những cơ quan truyền thông có tầm ảnh hưởng nhanh và mạnh nhất phải liên tục cập nhập tình hình lụt, đưa ra những thông tin có ích hướng dẫn người dân về giao thông, y tế và các vấn đề phát sinh trong những ngày ngập nước. Phải tích cực đến từng ban ngành liên quan như lãnh đạo chính quyền, Giao thông công chính, Y tế, Khí tượng thủy văn, quân đội để phỏng vấn tại sao không có hành động nào tích cực để cứu giúp người dân thủ đô. Đó cũng giống như mình đưa ra những cú hích cho kẻ hèn cũng phải xắn tay xung trận vậy. VTV Phải đến tận nơi, đưa thông tin về những điểm ngập lụt, những tuyến phố đã thông để giúp dân di chuyển dễ dàng hơn, và cứu trợ dễ dàng hơn.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman, Times, serif]Còn nhớ năm 1999, biên tập viên Thanh Lâm đã khóc trên truyền hình khi đưa tin về cơn lũ miền Trung. Thông tin về lũ lụt dồn dập. Nào TW, nào các địa phương và nhân dân cả nước hướng về nơi ấy. Còn năm 2008 này thì sao? Phóng viên chỉ làm phóng sự người dân bắt cá trên đường. Sử dụng lại cảnh quay của người dân gửi qua email để phát chứ không chịu ra đường gì hết. Điều đó cho thấy đó là cách làm báo trì trệ của những kẻ làm báo salông-máy lạnh, những kẻ lười nhác trong sáng tạo và kém nhạy bén nghề nghiệp.[/FONT]
    [FONT=Times New Roman, Times, serif]Không đòi hỏi VTV và HTV phải làm breaking-news như các hãng thông tấn lớn khi có sự kiện lớn, chỉ cần làm được như một hãng hàng không trong khu vực xử lý tình huống ngoài dự kiến thôi. Chắc ai cũng nhớ vụ 83 hành khách của Singapore airlines thiệt mạng cách đây mấy năm tại Đài Loan. Khi đó, Singapore airlines đã thiết lập ngay đường dây nóng 24/24 để cập nhật thông tin về sự kiện này cho giới truyền thông. Thông tin về sự kiện này được đưa tin liên tục, cập nhật liên tục và nhờ thế việc xử lý cũng dễ dàng hơn nhiều.[/FONT]
    Cũng chả nói đâu xa, chỉ lấy ví dụ về một sự kiện thể thao nào đó Vietnam tham gia thôi, chúng ta sẽ được thông tin không thiếu khía cạnh nào của giải đấu, từ việc vận động viên có bị ốm không, đến những chuyện bên lề những chiếc huy chương. Vậy mà khi cả Hà Nội bị lụt thì thời lượng đưa tin không bằng một phần mấy chục của những bản tin thể thao ấy. Hóa ra là sự khó khăn, thậm chí là tính mạng của hàng triệu người dân chả quan trọng bằng mấy cái huy chương."

    http://blog.360.yahoo.com/blog-LHs64Q8nc6oA.KIg0brqXw--?cq=1
     

Chia sẻ trang này