Vi khuẩn phẩy Tả "đặc biệt"

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi Le Khanh, 7/4/2008.

  1. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    XIN HÃY LẤY SINH MẠNG NGƯỜI DÂN LÀM TRỌNG

    Kể từ ngày 23/10/2007 khi trường hợp dịch tả đầu tiên được phát hiện, không ai có thể cho rằng các nỗ lực phòng chống dịch của bộ Y Tế là thành công, dù chỉ là “một số thành công nhất định”. Trong số bệnh nhân ồ ạt vào viện, tỷ lệ người bệnh có xét nghiệm phân dương tính với phẩy khuẩn tả lên đến 7-80 %.
    Nhiều tờ báo đã công khai gọi đợt dịch bệnh này là “dịch tả” bất chấp cụm từ hoa mỹ “tiêu chảy cấp nguy hiểm trong đó có nguyên nhân từ phẩy khuẩn tả” mà các quan chức bộ Y tế vẫn tuyên bố, vốn không có trong sách giáo khoa y học quốc tế.
    Báo chí cũng đ dẫn lời các quan chức Y tế rằng trong đợt dịch này, tỷ lệ người mắc bệnh tả có ăn mắm tôm, thịt chó rất cao. Năm ngoái, bộ Y tế đã cất công nhờ tổ chức Y tế thế giới truy tìm phẩy khuẩn tả trong các mẫu mắm tôm bị tịch thu, kết quả thế nào chưa thấy công bố.
    Nhưng nếu có một chủng vi trùng tả, có thể sống sót và phát tán trong một môi trường đậm đặc muối như mắm tôm, hay trong một nồi thịt chó sôi sùng sục, ắt hẳn đây là một phát kiến khoa học quan trọng và đáng được ghi vào các sách giáo khoa về vi trùng học tầm cỡ quốc tế.
    Kết quả của sự suy diễn này ảnh hưởng lớn đến hành vi của người dân trước dịch bệnh. Mới đây, tôi chứng kiến một người đàn ông nhất mực từ chối mắm tôm trong tô bún riêu điểm tâm của mình. Nhưng ngay sau đó, thật ái ngại khi thấy món giải khát của người này là một ly trà đá, rất đáng nghi ngờ về mặt vệ sinh.
    Sách thuốc thì trắng đen rõ ràng, đã định nghĩa đây là dịch tả thực sự 100% bất kể tỷ lệ phân lập được vi trùng tả là 15% vào cuối năm trước hay 80% trong những ngày qua. Dịch tả chủ yếu qua đường nước uống và tất cả các thức ăn ô nhiễm bởi nguồn nước đó, không cứ gì thịt chó, mắm tôm, rau xanh ….như lời một quan chức ân cần khuyên nhủ dân chúng chớ ăn rau xanh.
    Sch thuốc cũng không hề ghi nhận, việc gọi trại tên bệnh, hay “quy chụp” vội vàng cho dăm ba loại thức ăn nào đó là có thể khống chế được dịch.
    Các sách giáo khoa về vi trùng học và vệ sinh dịch tễ đã có lời giải đáp rõ ràng, minh bạch. Những động thái và quy trình công bố và phòng chống dịch tả cũng đã được mô tả thành quy chuẩn. Không có gì mới trong các hiểu biết đương đại về dịch tả, chỉ có những lập luận của chúng ta là “mới”.
    Dịch tả đang lan rộng, như một hậu quả tất yếu của một quá trình chống dịch có nhiều lỗ hổng về kiến thức và kỹ thuật.
    Xin hãy lấy sinh mạng và sức khỏe của người dân làm trọng! Hãy nhìn nhận và công bố dịch tả một cách nghiêm túc và tiến hành các biện pháp phòng chống bài bản, hơn là sa đà vào các trò chơi ngôn từ lóng ngóng và hài hước.
    BS Lê Đình Phương – Bệnh viện FV ( Nguồn: Báo Sài Gòn Tiếp Thị số ra ngày 07/4/2008)

    Xin cám ơn BS Phương về bài viết lý thú này, và hy vọng là với khả năng sử dụng ngôn từ linh hoạt, khả năng quy chụp tuyệt vời và nhất là khả năng phát hiện ra một loại phẩy khuẩn tả mới có thể sống trong muối, trong nước đun sôi - các quan chức bộ Y tế hoàn toàn có cơ sở để đăng ký giải id NOBEL !
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Le Khanh
    Đang tải...


Chia sẻ trang này