XIN ĐỪNG GIẾT CHẾT SỰ SÁNG TẠO VÀ TÀI NĂNG CỦA TRẺ !

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi phanhoanganh, 2/8/2015.

  1. phanhoanganh

    phanhoanganh Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    23/1/2015
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    38
    Điểm thành tích:
    28
    Sau 7 năm kể từ khi Việt Nam được thoát ra khỏi nhóm những nước chậm phát triển trên thế giới thì chỉ số thu nhập và chỉ số giáo dục ở Việt Nam vẫn còn ở mức rất thấp. Theo một báo cáo phát triển con người của UNDP (Chương trình phát triển liên hợp quốc) thì chất lượng và phương pháp giáo dục của Việt Nam đang là một vấn đề đáng lo ngại.
    Bằng Đại học hay điểm số cao.

    [​IMG]
    Một trong những quan điểm khó mà phủ nhận được tại Việt Nam đó là “Coi trọng bằng cấp”. Việc coi trọng bằng cấp không chỉ là cách nhìn nhận của xã hội nói chung mà nó còn là “phương thức” để cha mẹ đánh giá năng lực của con trẻ. Nhiều bậc cha mẹ đánh giá năng lực hay sự thông minh của con trẻ thông qua điểm số trên lớp, thông qua tấm bằng Đại học với thành tích cao hoặc một số năng khiếu cụ thể nào đó như toán, lý, văn. Và đây là một trong những nguyên nhân cốt lõi của mọi vấn đề.
    Theo Giáo sư về Tâm lý học và giáo dục học Howard Gardner tại Đại học Havard thì trẻ có thể sở hữu nhiều loại hình thông minh khác nhau và trở thành thiên tài ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể là trẻ có thể sở hữu nhiều loại hình thông minh như: thông minh về âm nhạc, thông minh về thiên nhiên, thông minh về giao tiếp…Điều này có nghĩa là không phải những đứa trẻ có khả năng học toán hay văn tốt thì mới là những đứa trẻ thông minh như nhiều bậc cha mẹ lâu nay đã lầm tưởng. Đây cũng là tiền đề khiến nhiều cha mẹ không hài lòng về khả năng của con trẻ, cho con trẻ thôi học từ mới học cấp 1, 2, 3 khi phát hiện con cái của mình không học giỏi ở trường lớp. Và hệ lụy kéo theo là Việt Nam đã “lãng phí” nhiều nhân tài, chỉ số phát triển con người hay giáo dục tại Việt Nam luôn ở mức thấp.
    Phát hiện và nuôi dưỡng trí thông minh của trẻ.
    Nền giáo dục tiên tiến và phát triển con người của các nước phát triển khác biệt với Việt Nam ở chính phương pháp nuôi dưỡng và phát triển những tài năng riêng biệt của trẻ. Họ coi mỗi đứa trẻ khi sinh ra đã là một tài năng riêng biệt nào đó và vấn đề còn lại là bồi dưỡng và phát triển những tài năng đó như thế nào.
    Để bậc cha mẹ có thể hiểu rõ về tất cả những chỉ số của trẻ như IQ, EQ, AQ, CQ…thì một trong những phương pháp khoa học nhất hiện nay được nhiều nước trên thế giới áp dụng đó là Sinh trắc học dấu vân tay. Sinh trắc học dấu vân tay là phương pháp phân tích mối liên hệ giữa vân tay và não bộ từ đó phát hiện những tố chất hay tính cách bẩm sinh của con người. Phương pháp được nhiều nhà khoa học, tâm lý học trên thế giới nghiên cứu và phát triển. Đây là “con đường” khoa học nhất, ngắn nhất để bậc cha mẹ “nhận diện” những trí thông minh bẩm sinh của trẻ để từ đó sớm có phương pháp nuôi dạy và phát triển phù hợp.
    Những băn khoăn của bậc cha mẹ với phương pháp Sinh trắc học dấu vân tay?
    [​IMG]
    Tính khoa học và chính xác của phương pháp này như thế nào?

    Tiến sĩ Harold Cummins (Nhà khoa học Mỹ) được xem là cha đẻ của ngành này, ông đã đưa ra những lí luận chính xác về sự hình thành đồng thời và tương quan giữa dấu vân tay và não bộ con người từ lúc còn thai nhi. Trước đó đã có nhiều nhà khoa học về Gen đã nghiên mối liên hệ này là hoàn toàn khoa học và chính xác.

    Sinh trắc học dấu vân tay liên quan tới lĩnh vực giáo dục ra sao?

    Năm 1985, Tiến sĩ Chen Yi Mou - Đại học Havard Mỹ đã nghiên cứu Sinh trắc học dấu vân tay dựa trên Thuyết Đa Thông Minh của Giáo sư Howard Gardner. Đây là lần đầu tiên áp dụng Sinh trắc học dấu vân tay trong lĩnh vực giáo dục và chức năng của não liên quan đến dấu vân tay. Mục đích chủ yếu nghiên cứu là phân loại, phát hiện những trí thông minh khác nhau của trẻ để từ đó có phương pháp giáo dục đúng hướng.

    Phương pháp này khác biệt gì so với những phương pháp truyền thống như phân tích khả năng thông qua các đường chỉ tay?

    Dấu vân tay được hình thành từ khoảng tuần thứ 13 đến 19 của trẻ và sẽ không thay đổi suốt quá trình sau này khi trẻ trưởng thành. Dấu vân tay là duy nhất ở mỗi con người, được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh. Ngược lại với phương pháp này thì những đường chỉ trên lòng bàn tay sẽ biến đổi theo thời gian, chưa có nhà khoa học nào chứng minh là những đường chỉ này có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của trí tuệ hay não bộ con người.

    Bậc cha mẹ nên nhìn nhận giá trị của phương pháp này đối với con trẻ của mình như thế nào?

    Nếu bậc cha mẹ đang băn khoăn không biết con trẻ của mình mạnh ở điểm nào? Yếu ở điểm nào? Có những tố chất bẩm sinh gì? Hay sở hữu những loại hình thông minh nào? thì Sinh trắc học dấu vân tay sẽ là “cẩm nang định hướng” để các cha mẹ xây dựng phương pháp giáo dục và nuôi dưỡng trẻ phù hợp.

    Giá trị Bài báo cáo phân tích Sinh trắc học dấu vân tay như thế nào?

    Bài báo cáo phân tích sẽ là một bức tranh toàn diện về các chỉ số của trẻ như: IQ, EQ, AQ, CQ…; Phân tích 8 loại hình thông minh của trẻ trong thời kỳ vàng (thông minh ngôn ngữ, thông minh âm nhạc…); Những điểm mạnh, điểm yếu, tính cách, khả năng hay năng khiếu bẩm sinh của trẻ. Thông qua bài báo cáo phân tích bậc cha mẹ có thể xác định được phương pháp học tập và nuôi dưỡng phù hợp với từng trẻ, nghề nghiệp nào trẻ dễ thành công nhất phù hợp với những khả năng hay năng khiếu đó, giúp trẻ vận dụng tối đa những tài năng thiên bẩm của mình.

    Nguồn: Genius Print (http://geniusprint.vn)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi phanhoanganh
    Đang tải...


  2. baoboiboi

    baoboiboi Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/5/2015
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    53
    Điểm thành tích:
    28
    Sáng nay cũng đọc bài báo về dấu vân tay, mình thấy vde này khá hay & mới mẻ.
     
  3. phanhoanganh

    phanhoanganh Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    23/1/2015
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    38
    Điểm thành tích:
    28
    Chính xác nhé chị, tuy nhiên thì vì vấn đề là chưa có nhiều cha mẹ hiểu được giá trị thực sự nên vấn đề vẫn đang còn ngổn ngang :)))
     
  4. phanhoanganh

    phanhoanganh Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    23/1/2015
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    38
    Điểm thành tích:
    28
    Cái gì mới từ nước ngoài cũng phải có thời gian để thẩm thấu :)))))
     
  5. huyenhnit

    huyenhnit Vé máy bay nội địa và quốc tế

    Tham gia:
    2/7/2012
    Bài viết:
    5,676
    Đã được thích:
    961
    Điểm thành tích:
    773
    Hj, mình cũng mới nghe về vân tay này, nhưng chưa thử, hjhj
     
  6. phanhoanganh

    phanhoanganh Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    23/1/2015
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    38
    Điểm thành tích:
    28
    Từ từ cũng được thử nhé chị
     

Chia sẻ trang này