Hà Nội: Trung tâm dạy bơi Hà nội

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi nguyendinhdiep1989, 28/3/2014.

  1. nguyendinhdiep1989

    nguyendinhdiep1989 Thành viên mới

    Tham gia:
    28/3/2014
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Trong cuộc sống tất bật, công việc luôn khiến chúng ta mệt mỏi và dẫn đến stress.:rolleyes:

    Còn gì thoải mái hơn khi những lúc như vậy ta được đắm mình trong làn nước trong xanh của bể bơi, được vẫy vùng cho tan hết mệt mỏi!
    Đã từ lâu bơi lội được coi là liệu pháp matxa và thể dục kết hợp nên môn thể thao này luôn là lựa chọn hàng đầu của các chuyên gia trong việc rèn luyện sức khỏe và duy trì vóc dáng.
    Đừng để biệc bơi lội khiến ta thêm mặc cảm mà lại không được thoải mái, mất tự tin khi xuống bể bơi cùng mọi người.


    [​IMG]



    * Hơn nữa,một đất nước với đặc điểm bờ biển dài, hệ thống sông ngòi dày đặc như Việt Nam quả là lý tưởng cho hoạt động bơi lội, đi biển và các tour du lịch sông nước. Niềm vui của chúng ta sẽ không thật sự trọn vẹn khi tham gia các chuyến du lịch mà không có những kỹ năng cần thiết về bơi lội.

    Trung tâm dạy bơi Hà nội Chúng tôi nhận DẠY BƠI KÈM RIÊNG từ cơ bản tới nâng cao, dạy bơi cấp tốc cho mọi lứa tuổi ( > 5 tuổi ) tại Hà Nội.

    [​IMG][​IMG][​IMG]

    Nhận thấy yêu cầu cấp thiết của việc học bơi đối với mọi người, Chúng tôi mở lớp dạy bơi tại Hà Nội cho các bé từ 5 tuổi trở lên và cả người lớn với những nội dung sau:

    * Đối với tất cả các lớp học bơi, chúng tôi sẽ chỉ nhận dạy kèm một thầy, một cô với 3 trò, không nhận dạy quá đông học trò vì chúng tôi tự nhận thấy dạy khoảng 5 trò với 1 HLV trở lên sẽ khó theo sát để chỉnh sửa, uốn nắn động tác cũng như bảo đảm an toàn cho từng học viên được.
    * Khoảng từ 5 đến 7 buổi, bạn sẽ hoàn thành 1 kiểu bơi. Với những người quá nhát nước, thời gian học kéo dài lâu hơn tầm 10 đến 20 buổi. Chúng tôi vẫn sẽ dạy theo cho đến khi bạn bơi tốt thì mới kết thúc khóa học bơi. Sau khi kết thúc khóa học mọi nguời vẫn có thể qua hồ bơi, chúng tôi sẽ dạy kèm học trò mới, lúc rảnh rỗi sẽ vẫn hướng dẫn các bạn thêm để bổ trợ các kỹ năng bơi cho các bạn ngày càng tốt hơn!
    * Thời gian dạy từ 6h sáng đến 21h tối. Từ thứ 2 đến chủ nhật ( thời gian do bạn chọn ).


    1. Đối với lớp học bơi cơ bản ( dạy bơi ếch): (Lớp học dành cho người chưa biết bơi)
    - Các học viên sẽ được học 1 tiếng hoặc 1,5 tiếng một buổi. Tùy vào sức khỏe, khả năng nhận thức và thực hiện động tác của học viên.
    - Ngoài ra, bạn sẽ được học cách thả nổi, cách xử lý tình huống khi bị đuối sức, cách vượt qua nỗi sợ hãi khi bơi ở những chỗ nước sâu...
    - Học phí là 2,5 triệu/1 người/1 khóa.

    2. Đối với lớp học nâng cao 1 ( dạy bơi sải): (Lớp học dành cho những người đã bơi ếch tốt)
    - Bạn sẽ được ôn lại kỹ thuật bơi ếch trong 1-2 buổi đầu tiên.
    - Các học viên sẽ được học 1 tiếng hoặc 1,5 tiếng một buổi. Tùy vào sức khỏe, khả năng nhận thức và thực hiện động tác của học viên.
    - Học phí là 3 triệu/1 người/1 khóa (Giảm 20% cho học viên đã học lớp cơ bản tại trung tâm).


    3. Đối với lớp học nâng cao 2 ( dạy bơi bướm): (Lớp học dành cho các bạn đã bơi ếch và bơi sải tốt)

    - Các học viên sẽ được học 1 tiếng hoặc 1,5 tiếng một buổi. Tùy vào sức khỏe, khả năng nhận thức và thực hiện động tác của học viên.
    - Bạn sẽ được ôn lại kỹ thuật bơi ếch, bơi trườn sấp chuẩn.
    - Bạn sẽ được học các động tác và kỹ thuật của kiểu bơi bướm, cách uốn người để thật đúng, thật đẹp
    - Học phí là 4,5 triệu/1 người/1 khóa.


    * Lưu ý: Tất cả các mức học phí trên đã bao gồm vé của giáo viên, học viên tự mua vé vào bể. Lớp học không giới hạn số buổi học, sẽ dạy cho bạn khi nào bơi chuẩn và đẹp. Thông thường bạn sẽ biết bơi sau 5-7 buổi.
    Học phí đóng 1 lần và muộn nhất vào sau buổi học đầu tiên của bạn (Sau buổi học đầu tiên nếu các bạn cảm thấy hài lòng và an tâm theo học tiếp thì sẽ đóng tiền cho chúng tôi và theo học tiếp các buổi học sau)


    * Về HLV dạy bơi:

    - Có cả Huấn luyện viên nam và Huấn luyện viên nữ có kinh nghiệm dạy bơi lâu năm, với đầy đủ bằng cấp có khả năng truyền đạt nhẹ nhàng dễ hiểu với phương pháp dạy phù hợp cho khả năng của từng học viên sẽ là cơ hội tốt cho mọi người khi tham gia khóa học của chúng tôi.

    *Địa điểm lớp học bơi:

    - Tại Bể Bơi Khách Sạn Bảo Sơn, 50 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội. Đây là bể bơi nước nóng trong nhà nên các bạn có thể yên tâm đi bơi nhé.Giá vé người lớn là 110k/1 người, trẻ em 90k/1 bé.
    - Ngoài ra, có rất nhiều người điện thoại mong muốn chúng tôi thu xếp thời gian qua các bể bơi khác để dạy nhưng thời gian này nhu cầu học bơi của mọi người là rất đông, việc di chuyển đến các hồ bơi khác là rất khó nên chúng tôi xin phép không nhận dạy ở các bể bơi khác ngoài bể bơi khách sạn Bảo Sơn!

    Hỗ trợ và tư vấn : 0169.88.02468
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi nguyendinhdiep1989
    Sửa lần cuối: 24/4/2014
  2. nguyendinhdiep1989

    nguyendinhdiep1989 Thành viên mới

    Tham gia:
    28/3/2014
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Trung tâm dạy bơi Hà nội

    Kỹ thuật thở cơ bản
    1- Bài tập thở
    Kỹ thuật thở là 1 trong những kỹ thuật quan trọng nhất khi bơi, khi bạn thở tốt trong nước thì khi bơi bạn sẽ không thấy mệt nhiều.
    Kỹ thuật thở trong bơi có 3 cách:
    Cách 1: Hít vào bằng miệng trên mặt nước và thở ra bằng mũi dưới nước
    Cách 2 : Hít vào bằng miệng trên mặt nước và thở ra bằng miệng ở dưới nước (lưu ý thở ra dưới nước thì phải chúm miệng thổi ra)
    Cách 3 : Hít vào bằng miệng trên mặt nước và thở ra bằng cả mũi cả miệng dưới nước
    Các bạn thực hiện bài tập này 30 lần lặp lại liên tục. Thực hiện 5 lượt trong 10 phút (mỗi lượt liên tục 30 lần). Nghỉ giữa mỗi lượt khoảng 30 giây.
     
    Sửa lần cuối: 24/4/2014
  3. nguyendinhdiep1989

    nguyendinhdiep1989 Thành viên mới

    Tham gia:
    28/3/2014
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Trung tâm dạy bơi Hà nội Quy-swimming

    TÁC DỤNG CỦA BƠI LỘI ĐỐI VỚI VIỆC PHÒNG VÀ TRỊ VIÊM KHỚP



    PHÒNG VÀ TRỊ VIÊM KHỚP BẰNG PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN BƠI LỘI HÀNG NGÀY

    Viêm khớp không chỉ xuất hiện ở những người cao tuổi, mà hiện nay bệnh viêm khớp đang có nguy cơ trẻ hóa về độ tuổi.

    Viêm khớp là một bệnh tự miễn quan trọng thuộc nhóm các bệnh của tổ chức liên kết (xương - cơ)

    Tỉ lệ mắc bệnh người Việt Nam là 0,5% ở độ tuổi trên 15, tức là cứ trên 200 người lớn thì có một người mắc bệnh.,thường gặp ở nữ giới chiếm 75% thường bắt đầu ở tuổi trung niên, từ 30- 60 tuổi

    Viêm khớp dạng thấp là một bệnh kéo dài thường có đợt tiến triển cấp: sưng, nóng, đỏ, đau các khớp, hay gặp ở các khớp nhỏ đối xứng với nhau, buổi sáng thường bị cứng khớp 1 giờ, Vị trí các khớp bị viêm thường là khớp ngón tay, cổ tay, bàn tay, ngón tay, bàn chân, có khi cả hông và đốt sống. Lâu ngày các khớp biến dạng, dính cứng khớp làm hạn chế vận động, khi vận động bị đau.
    Viêm khớp thường xuất hiên trên cơ thể của những người làm viêc hành chính, văn phòng,công việc ít vân động.. Chiếm tỷ lệ phần trăm rất lớn.
    * Vỳ vậy để phòng trị bệnh viêm khớp theo chúng tôi tìm hiểu được một trong những cách tốt nhất cho các bạn đó là tập luyên Bơi lôi:
    Bơi lội là một dạng tập chịu tác động thấp, sự không trọng lượng của nước giúp giảm áp lực vào các khớp giúp loại bỏ khả năng bị đau lưng, gối và các nhóm cơ khi tham gia các hoạt động mạnh khác. Các chuyên gia về sức khoẻ còn cho rằng bơi lội đều đặn làm cho các khớp hoạt động tốt hơn, do khi vận đông hoạt động bơi lội nhẹ nhàng máu được lưu thông tới các ổ khớp tạo bôi trơn. Do đó các chuyên gia trên thế giới cũng đã khẳng định Bơi lội có tác dụng trong chữa bệnh viêm khớp mãn tính. Đặc biệt người cao tuổi hay bị đau lưng thì bơi lội là phương pháp lý tưởng để giảm đau.

    Nguồn : Dayhocboihn.com

    https://www.facebook.com/dayhocboitaihanoi?ref=hl
     
  4. nguyendinhdiep1989

    nguyendinhdiep1989 Thành viên mới

    Tham gia:
    28/3/2014
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Trung tâm dạy bơi Hà nội

    Đối phó với chuột rút khi bơi lội

    Chuột rút, hay vọp bẻ, là cảm giác đau gây ra bởi sự co rút, thường là no cơ. Nó có thể do lạnh hay hoạt động quá sức. Việc sức khỏe giảm sút hoặc bị ngộ độc cũng có thể gây ra chuột rút.



    Nguyên nhân "Chuột rút":

    Có hai nguyên nhân chính gây "Chuột rút" hay "Vọp bẻ" là thiếu ôxy cho cơ bắp hoặc cơ thể thiếu nước và muối ăn. Các rối loạn điện giải có thể gây ra chuột rút, đặc biệt là hạ canxi máu (thiếu canxi) hoặc hạ kali máu (thiếu kali) khi ra mồ hôi quá nhiều mà không được bù đắp. Ngoài ra khi có "tháng", chị em rất dễ bị chuột rút ở mức độ nhất định tại vùng bụng gây đau lan tỏa ra thắt lưng và đùi. Một số phụ nữ mang thai cũng hay bị chuột rút, nhiều khi vào ban đêm.

    Hậu quả::

    Chuột rút rất nguy hiểm khi bơi lội. Cơn đau do chuột rút có thể làm giảm khả năng bơi lội. Nghiêm trọng hơn là bị chết đuối.

    Phòng ngừa "Chuột rút" khi bơi lội::

    Các nguy cơ hạ thân nhiệt, nhiễm lạnh, hạ đường huyết dẫn đến "chuột rút" thường xảy ra với những bạn ở trong nước lâu, hay xuống nước lúc trời mới sáng hay nhá nhem tối, hay bỏ bữa trước đó. Tuy nhiên cũng không nên xuống nước khi bụng căng đầy, vì hệ tuần hoàn buộc phải cáng đáng cả công việc của dạ dày nên không cung ứng đủ oxy cho các bắp cơ và giữ ấm cơ thể. Muốn phòng ngừa "chuột rút", tất cả các giai đoạn của buổi đi bơi (khởi động, xuống nước, lên bờ) đều phải được thực hiện một cách khoa học.

    1. Trước khi xuống nước:

    Chú ý uống đủ nước khi trời nắng nóng (nên pha ít muối, hay nhất là chuẩn bị sẵn ở nhà theo tỉ lệ: 1 muỗng cà phê muối/1 lít nước), càng cẩn thận nếu trước đó bạn nôn mửa quá hăng do say xe hay bị “tào tháo”tróc nã vì ăn uống không hợp phong thổ.

    Nhất thiết phải dành khoảng 30 phút để khởi động cơ thể:

    - Làm các động tác nhằm khởi động cơ bắp và các khớp. Có thể áp dụng các bài thể dục buổi sáng; nên tập hai lần với cường độ khác nhau.

    - Chạy cự ly ngắn (100 m) chậm - nhanh dần - chậm dần và trở về trạng thái cân bằng

    - Tiếp tục khởi động các khớp theo thứ tự: khớp các đốt sống cổ, thắng lưng, khớp hông (háng), các khớp gối, cổ chân, ngón bàn chân, các khớp vai, khuỷu, cổ tay, các ngón tay. Thực hiện vận động vặn xoay vòng các khớp theo chiều kim đồng hồ và ngược lại

    2. Khi xuống nước:

    Lúc tiếp xúc với môi trường nước, trong cơ thể sẽ diễn ra quá trình phản ứng với 3 giai đoạn:

    - Ức chế (khoảng 10-15 phút): Mặc dù đã được khởi động để sẵn sàng thực hiện hoạt động bơi lội nhưng khi tiếp xúc với nước, cơ thể vẫn có phản xạ co mạch ngoại vi, huyết áp tăng nhẹ, tim đập nhanh lên, nhịp thở tăng và mạch cũng nhanh hơn.

    - Thích nghi: Đây là giai đoạn tiêu hao năng lượng, kéo dài khoảng 1-3 giờ tùy theo sức khỏe và sự rèn luyện của mỗi người. Lúc này, cơ thể đã bắt đầu thích nghi với môi trường nước, các biểu hiện ức chế dần dần hết; nhịp tim, mạch, nhịp thở và huyết áp ổn định và trở về trạng thái ban đầu. Trong giai đoạn này, các động tác cần được phối hợp nhẹ nhàng, chính xác, thoải mái. Khi bơi, cần chú ý quan sát để tránh các vùng nước xoáy hoặc dòng nước chảy xiết. Không bơi quá xa bờ, xa các phương tiện cứu hộ.

    - Hồi phục (bù đắp): Lúc này, cơ thể đã tiêu hao nhiều năng lượng, cần được bù đắp phần năng lượng đã mất đi. Trên thực tế, người bơi sẽ thấy mỏi cơ, các động tác phối hợp rời rạc, không còn nhịp nhàng, báo hiệu cơ thể cần được nghỉ ngơi. Việc cố tiếp tục bơi sẽ dẫn đến hiện tượng chuột rút hoặc rét lạnh thứ phát

    Khi cảm thấy mỏi cơ, người bơi cần giảm dần tốc độ, bơi vào gần bờ hoặc gần phương tiện cứu hộ, sau đó thả lỏng toàn thân trong tư thế nổi 3-5 phút rồi lên bờ. Trường hợp cảm thấy rét lạnh thì phải lên bờ ngay, tìm nơi kín gió hoặc có lửa để sưởi ấm; có thể uống một ít nước trà đường nóng.

    3. Khi lên bờ:

    Cần nằm nghỉ ngơi, thư giãn cơ 10-15 phút ở nơi kín gió, sau đó tắm rửa lại bằng nước ấm trong phòng kín gió 5-10 phút. Lau khô người và mặc quần áo ấm ngay trong phòng. Chú ý lau khô tai, mũi, mắt; khi cần thiết có thể nhỏ thuốc. Nếu mệt, nên uống một cốc trà đường nóng.

    Đối phó thế nào khi bị "Chuột rút":

    Bất cứ ở chỗ nông hay sâu, việc đầu tiên là phải báo cho người xung quanh biết nếu có thể. Khi ở chỗ sâu, nếu cơ bụng bị chuột rút (rất nguy hiểm), phải bình tĩnh thả lỏng toàn thân trong tư thế dang rộng tay chân, từ từ hít sâu và dùng tay bấm các huyệt xung quanh (có thể bấm cả các huyệt bên chi đối xứng) và xoa nhẹ nhàng lên vùng chuột rút rồi nhờ người xung quanh hoặc bộ phận cứu hộ giúp đưa lên bờ. Trường hợp quá xa nơi cứu hộ hoặc có một mình thì khi thấy đỡ nhờ tự xử trí như trên, phải nhẹ nhàng bơi vào bờ.

    Khi bị "chuột rút" ở các vùng cơ khác cần tìm cách lên bờ hay ít ra cố lết đến vùng nước nông, sau đó tự mình hay nhờ bạn bè giúp sức chữa chuột rút bằng các cách sau:

    - Chuột rút ở bắp chân (thường gặp nhất) hãy gắng nhỏm dậy duỗi thẳng chân, đứng bằng gót và ngón giúp cơ bắp vế giãn ra. Có thể gọi người giúp bằng cách nằm xuống giữ chân thẳng tối đa và nhờ ai đó đẩy mạnh các ngón bàn chân ngược về hướng đầu gối.

    - Chuột rút ở đùi, nên ngồi xuống, người giúp kéo chân nạn nhân ra thật thẳng, đồng thời nâng gót chân lên cùng lúc dùng tay kia ấn mạnh đầu gối xuống.

    Nên nhớ, khi không có khả năng bơi vào bờ, bạn càng hoảng loạn quẫy đạp lung tung bạn càng chìm mau. Do vậy nếu sóng không lớn lắm hãy bình tĩnh thả ngửa cơ thể trên mặt nước chờ người đến cứu (hãy ôn lại kiến thức thả nổi đã học).

    Nên nhớ, khi cần người cứu chỉ giơ một tay “la làng” còn một tay để đập nước nếu giơ cả hai tay lên thì bạn nhanh chóng chìm xuống dưới. Nên phòng xa bằng cách đội mũ bơi màu càng sặc sỡ càng tốt để mọi người hay nhân viên cứu hộ có thể phát hiện bạn từ xa. Nên chọn điểm bơi trong tầm mắt của các chòi cứu hộ, đương nhiên không gì tốt bằng có một chiếc phao bơi bên mình. Sau cùng khi đã bị chuột rút, tốt nhất không nên xuống nước lần nữa mà hãy gắng đợi vào ngày hôm sau.

    Chữa trị:

    Chuột rút do thiếu ôxy có thể được chữa bằng việc hít thở sâu, và làm giãn cơ. Chuột rút do thiếu nước và muối ăn có thể chữa bằng việc giãn cơ, uống thêm nước và ăn thêm muối. Chuột rút cơ bắp cũng được chữa bằng cách xoa bóp nhẹ lên chỗ bị đau, giãn cơ và chườm nóng hoặc chườm lạnh. Việc chườm nóng làm tăng tuần hoàn máu và làm cơ đàn hồi hơn, tuy nhiên một số người cảm thấy việc chườm nóng làm đau hơn là chườm đá. Sau khi đỡ đau cũng có thể vận động nhẹ tăng dần để máu lưu thông tốt hơn. Chuột rút do kinh nguyệt có thể được chữa bằng uống các thuốc loại ibuprofen, tập thể dục giãn cơ hoặc tắm bồn nước nóng. Nếu các biện pháp trên không giúp giảm đau, đây có thể không phải chuột rút mà là các bệnh khác

    Chuột rút do thiếu ôxy có thể được chữa bằng việc hít thở sâu, và làm giãn cơ. Chuột rút do thiếu nước và muối ăn có thể chữa bằng việc giãn cơ, uống thêm nước và ăn thêm muối. Chuột rút cơ bắp cũng được chữa bằng cách xoa bóp nhẹ lên chỗ bị đau, giãn cơ và chườm nóng hoặc chườm lạnh. Việc chườm nóng làm tăng tuần hoàn máu và làm cơ đàn hồi hơn, tuy nhiên một số người cảm thấy việc chườm nóng làm đau hơn là chườm đá. Sau khi đỡ đau cũng có thể vận động nhẹ tăng dần để máu lưu thông tốt hơn. Chuột rút do kinh nguyệt có thể được chữa bằng uống các thuốc loại ibuprofen, tập thể dục giãn cơ hoặc tắm bồn nước nóng. Nếu các biện pháp trên không giúp giảm đau, đây có thể không phải chuột rút mà là các bệnh khác.
     
    Sửa lần cuối: 24/4/2014
  5. nguyendinhdiep1989

    nguyendinhdiep1989 Thành viên mới

    Tham gia:
    28/3/2014
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Trung tâm dạy bơi Hà nội

    Các mẹ có biết: "Phép màu từ bơi lội"

    Bơi lội là họat động thể thao thích thú và bổ ích nhất mà ai cũng có thể tham gia. Bơi không như chạy bộ, đạp xe, nâng tạ hoặc các họat động khác, bởi môn này rất lý tưởng cho mọi lứa tuổi hoặc thể trạng.

    Khó có môn nào vượt qua một môn thể thao giúp làm chắc khỏe toàn thân, làm dịu tâm trí, cải thiện nhịp thở, kích thích tuần hoàn và không gây căng các khớp như bơi lội.

    Không giống như tạ hoặc chạy, vốn tập trung vào một nhón cơ cụ thể, bơi lội mang tới những lợi ích cho thân trên, toàn thân và là cách nhanh nhất để cải thiện thể lực tổng thể, sức bền và hệ tim mạch.

    Bơi lội là một dạng tập chịu tác động thấp, sự không trọng lượng của nước giúp giảm áp lực vào các khớp giúp lọai bỏ khả năng bị đau lưng, gối và các nhóm cơ khác khi tham gia các họat động tác động mạnh khác.

    Áp lực nước vào chân và tay cũng có lợi ích cho hệ tuần hoàn máu. Áp lực nước cộng với áp lực của cơ ép vào các mạnh máu giúp lưu thông máu trở lại tim phổi.

    Khoảng 30 - 60 phút hoạt động thể chất từ 3 - 4 ngày mỗi tuần có thể giúp giảm nguy cơ tim mạch, đột quỵ, và tiểu đường. Như một hình thức vận động thường xuyên, bơi lội có thể giúp giảm huyết áp và lượng cholesterol.

    Lượng calo tiêu thụ mỗi giờ liên quan tới việc giảm cân, bơi lội là một hình thức aerobic với tác động và sức ép thấp nhất lên các khớp.

    Theo các nghiên cứu, toàn bộ cơ thể vận động trong khi bơi sẽ tiêu thụ khoảng 790calo/giờ. Vậy thì còn lý do gì khiến bạn chần chừ không đi bơi trong những ngày hè sắp tới?

    Tuyệt vời để hồi phục sau chấn thương

    Tập luyện trong nước cũng là một cách tốt để quay trở lại tập luyện sau chấn thương, hồi phục sau giải phẫu hoặc giữ bạn khỏe mạnh trong khi bạn đang chờ đợi để quay lại với những môn thể thao chịu lực.

    Một số người tìm thấy những dạng tập nhẹ nhàng trong làn nước, sự nhẹ nhàng không gây đau đớn như khi họ tiếp xúc với mặt đất cứng.

    Phép màu

    Có một cái gì đó hơi kỳ lạ về hiệu ứng hồi phục của nước đối với cơ thể của chúng ta, cả thể chất lẫn tâm hồn.

    Cơ thể của chúng ta chứa 60% nước và chúng ta lại phát triển từ những bào thai trong môi trường nước. Ở trong nước, ta cảm thấy êm dịu, thanh thản...

    Bơi cho trái tim khỏe

    Các chuyên gia đã nhấn mạnh rằng bơi lội vô cùng có ích cho sức khỏe và đơn giản là một môn thể thao tốt nhất. Tuy nhiên, đối với nhiều người dường như lợi ích của bơi lội còn chưa mấy rõ ràng.

    Điều gì khiến bơi lội trở thành bài tập tuyệt vời như vậy?

    “Bơi lội sử dụng phần lớn các nhóm cơ bắp, và nó đòi hỏi trái tim và phổi của bạn phải họat động tích cực".

    “Bơi phát triển sức mạnh của cơ và sức bền, đồng thời cải thiện dáng người và sự mềm dẻo".

    “Bơi đặc biệt thích nghi với những người quá cân, phụ nữ mang thai hoặc với những người có vấn đề với chân và lưng dưới".

    “Bơi là môn thể thao tuyệt vời cho mọi lứa tuổi"

    “Bơi mang tới tòan bộ những lợi ích làm tăng sức đề kháng cho cơ thể"

    “Bơi không làm căng các điểm nối múi cơ như ở trong các môn aerobic, chạy hay một số môn thể lực khác".

    “Bơi thường xuyên, thậm chí với mức độ vừa phải có thể giúp giảm nguy cơ huyết áp ở một số người. Nếu bạn bị huyết áp cao, bạn có nguy cơ lớn mắc phải tim hoặc đột quỵ.

    Huyết áp 140/90mmHg (millimeters of mercury) hoặc lớn hơn được coi là huyết áp cao. Bơi hoàn toàn có thể giúp ngăn chặn chứng bệnh này.

    Lợi ích với bà mẹ mang tương lai

    Bơi là một hình thức tập thể dục tốt nhất trong quá trình mang thai. Nếu bạn đã đi bơi thường xuyên trước đó thì bạn cũng hoàn toàn có thể tiếp tục mà không gặp phải sự điều chỉnh nào.

    Nếu bạn không hề tập luyện gì thì bạn cũng nên bắt đầu đi bơi, nhưng hãy có ý kiến tư vấn của bác sỹ trước khi tham gia. Bạn cần phải bắt đầu chậm rãi, căng dãn tốt và trước và sau khi bơi, làm nóng và làm nguội cơ từng bước và không bao giờ cố gắng.

    Bất cứ dạng tập aerobic nào cũng giúp tăng khả năng vận động và sử dụng nhiều ô xy, điều này rất quan trọng cho bạn và em bé. Nó giúp tăng cường lưu thông máu, làm cơ bắp săn chắc, và tạo sức bền.

    Khi bạn tiêu thụ calo, cảm thấy ít bị kiệt sức, ngủ tốt hơn, và giúp cho cơ thể có thể đối phó tốt hơn với những thay đổi về thể trạng và tinh thần trong qúa trình mang thai.

    Đối với tháng đầu mang thai

    Sau khi đã tham khảo ý kiến bác sỹ về khả năng vận động, nếu bạn muốn tạo nhiều năng lượng, hãy bơi khoảng 30 phút mỗi ngày để có hiệu quả cao nhất. Bơi vào buổi sáng giúp bạn tỉnh táo hơn và tạo năng lượng suốt cả ngày.

    Đối với tháng thứ 2

    Thời gian phát triển này của thai nhi không đòi hỏi bạn phải giảm thời gian bơi. Bạn cũng không cần thay đổi thói quen bơi lội, chỉ duy nhất là hãy lựa chọn áo bơi nào rộng rãi vì bụng của bạn bắt đầu to lên.

    Trong tháng thứ 3

    Nước tác động tới các khớp và dây chằng khi bạn bơi, chống bị thương và giúp chúng không bị làm nóng quá mức. Bơi ếch đặc biệt sẽ mang tới lợi ích trong thời gian này, vì nó làm dãn cơ ngực và làm chắc cơ lưng, 2 khu vực thường sẽ bị “xô lệch” khi cơ thể biến đổi trong quá trình mang thai.
     
    Sửa lần cuối: 24/4/2014
  6. nguyendinhdiep1989

    nguyendinhdiep1989 Thành viên mới

    Tham gia:
    28/3/2014
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Trung tâm dạy bơi Hà nội

    Hướng dẫn kỹ thuật bơi ếch


    Bơi Ếch là kiểu bơi mô phỏng các động tác bơi dưới nước của con ếch, tuy không nhanh bằng kiểu bơi sải nhưng bù lại RẤT DỄ HỌC, bởi:

    - Động tác đơn giản và thứ tự từng bước một

    - Phối hợp động tác dễ dàng, nhịp nhàng với hơi thở

    - Người tập thoải mái vì có thời gian nghỉ trong khi bơi

    Trước hết cần trang bị:

    - Quần áo bơi

    - Phao tay (2 cái hai bên, loại thổi hơi), phao lưng (một miếng vuông vuông bằng móp, có dây cột đính sau lưng): phao tay dùng để nâng đỡ phần ngực và đầu, phao lưng dùng để nâng đỡ phần lưng và mông.

    1- Bài tập thở
    Kỹ thuật thở là 1 trong những kỹ thuật quan trọng nhất khi bơi, khi bạn thở tốt trong nước thì khi bơi bạn sẽ không thấy mệt nhiều.
    Kỹ thuật thở trong bơi có 3 cách:
    Cách 1: Hít vào bằng miệng trên mặt nước và thở ra bằng mũi dưới nước
    Cách 2 : Hít vào bằng miệng trên mặt nước và thở ra bằng miệng ở dưới nước (lưu ý thở ra dưới nước thì phải chúm miệng thổi ra)
    Cách 3 : Hít vào bằng miệng trên mặt nước và thở ra bằng cả mũi cả miệng dưới nước
    Các bạn thực hiện bài tập này 30 lần lặp lại liên tục. Thực hiện 5 lượt trong 10 phút (mỗi lượt liên tục 30 lần). Nghỉ giữa mỗi lượt khoảng 30 giây.


    a . TẬP ĐỘNG TÁC TAY:

    Trong bơi Ếch động tác tay có tác dụng nâng vai và đầu lên khỏi mặt nước để thở, do đó cần thực hiện động tác ôm nước này thật tốt



    Tỳ nước: khi bắt đầu bơi, bàn tay hướng xuống, cánh tay cong ra ngoài, bàn tay cũng cong ra ngoài. Cánh tay cố hết sức duỗi dài ra phía trước từ từ

    Ôm nước: cánh tay rộng hơn vai, hướng xuống dưới. Chỗ phía sau cánh tay cảm thấy áp lực cản của nước chính là điểm ôm nước. Khuỷu tay hơn cao và hướng về sau. Khi quạt nước vào trong, vừa thay đổi góc độ bàn tay, vừa tăng tốc độ quạt nước



    Quạt nước vào trong: từ điểm quạt nước đến bàn tay rồi chuyển xuống hàm dưới, bàn tay đi từ ngoài vào trong, đồng thời từ từ cong phần khuỷu, giống như dùng sức quạt của một vòng tròn

    Kết thúc: cánh tay kết thúc một chu kỳ động tác, bàn tay lật từ trên xuống dưới, vươn dài hai tay

    Hai tay khép lại, cánh tay vươn thẳng đến trước cơ thể hình thành dòng chảy



    -

    b. TẬP ĐỘNG TÁC CHÂN:

    Trong bơi Ếch động tác chân chính là động lực để tạo lực đẩy đưa cơ thể lướt ra trước

    Bàn chân lật chuyển về phía sau, phía dưới rồi vào trong, chân trèo nước như quạt nửa vòng tròn. Khi kết thúc phải duỗi chân thẳng ra, 2 gót chân hoặc 2 đầu ngón chân cái phải gần chạm nhau ở tư thế kẹp chân

    Sau khi đạp chân, để làm giảm áp lực nước cần nhấc 2 chân đến vị trí ngang mặt nước



    c. SỰ PHỐI HỢP NHỊP NHÀNG ĐỘNG TÁC TAY-CHÂN:

    Khi kết thúc động tác tay quạt nước vào trong thì cũng là lúc bắt đầu động tác chân
     
  7. pkieuoanh

    pkieuoanh Thành viên tập sự

    Tham gia:
    18/1/2014
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Trung tâm dạy bơi Hà nội

    Oánh dấu chủ thớt khi nào có thời gian m qua nhé, cho m hởi bên m có dạy tại kengnam ko? m có 2 người c muốn học ở đó. pm cho m nhé..))
     
    nguyendinhdiep1989 thích bài này.
  8. nguyendinhdiep1989

    nguyendinhdiep1989 Thành viên mới

    Tham gia:
    28/3/2014
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Trung tâm dạy bơi Hà nội

    Dạ vâng, cảm ơn chị đã quan tâm. Chúng em dạy bơi tất cả các bể bơi tại hà nội. Chị có nhu cầu thì liên hệ theo số điện thoại trên topic.
     
  9. pkieuoanh

    pkieuoanh Thành viên tập sự

    Tham gia:
    18/1/2014
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Trung tâm dạy bơi Hà nội

    cho m hỏi một chút khi đi bơi cần phải chuẩn bị những dụng cụ gì vậy ah???
     
    nguyendinhdiep1989 thích bài này.
  10. nguyendinhdiep1989

    nguyendinhdiep1989 Thành viên mới

    Tham gia:
    28/3/2014
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Trung tâm dạy bơi Hà nội

    e chào c ah. Khi đi bơi các c cần chuẩn bị Đồ bơi, kính bơi, và mũ bơi nữa ah....
    Trung tâm e đang có chương trình khuyến mại cho học viên đăng ký sẽ dược tặng bộ sản phẩm kính và mũ bơi trị giá 500k
     
    Sửa lần cuối: 28/4/2014
  11. ngongioto

    ngongioto Thiết kế topic như web

    Tham gia:
    13/5/2010
    Bài viết:
    13,235
    Đã được thích:
    1,489
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Trung tâm dạy bơi Hà nội

    Chúc chủ top đắt hàng nhé, mình cũng rất thích bơi lội ah
     
    nguyendinhdiep1989 thích bài này.
  12. nguyendinhdiep1989

    nguyendinhdiep1989 Thành viên mới

    Tham gia:
    28/3/2014
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Trung tâm dạy bơi Hà nội

    Kỹ thuật bơi Bướm
    1. Khái quát chung:
    - Bơi Bướm được phát triển từ kiểu bơi Ếch cổ điển của thập kỷ 30. Nó trở thành kiểu bơi thứ IV được công nhận với luật quốc tế vào đầu năm 1953. Nó là kiểu bơi nhanh thứ II sau kiểu bơi Trườn sấp bởi vì hầu hết sự chuyển động cơ bắp của Bướm tương tự như kiểu trườn sấp.
    - Bướm là 1 kiểu bơi hoàn mỹ. Tất cả các bộ phận của nó đều ăn khớp với nhau và tất cả đều cần thiết (không có gì là phụ). Vì vậy, hơn hẳn so với các môn khác, bơi Bướm dựa vào kỷ thuật hiệu quả. Người ta thường nói kỷ thuật bơi Bướm của 1 VĐV hoặc đúng hết hoặc sai hết. KHÔNG BAO GIỜ DÙNG bơi Bướm để trừng phạt VĐV.
    - Xét về kiểu bơi tập luyện, bơi Bướm có sự chuyển đổi tích cực sang 3 kiểu còn lại. Bơi Bướm đẩy mạnh việc sử dung thành thạo tác dụng đòn bẩy và phát triển cơ bắp, chưa kể đến việc cải thiện cảm giác nước. Một khi đã nắm được nhịp điệu tự nhiên của động tác thì bơi Bướm sẽ trở thành một kiểu bơi dễ dàng, đẹp mắt và thú vị.
    - Thật sự bơi Bướm không khó như mọi người tưởng, nếu như luôn luôn ghi nhớ trong đầu là sử dụng cơ thể của mình để bơi và không cho phép tay hoặc chân chi phối. Nhịp điệu và phối hợp trong bơi Bướm có tầm quan trọng sống còn và câu châm ngôn của VĐV bơi Bướm là "hông nhô cao khi bàn tay vào nước" sẽ tạo một cơ chế phối hợp đơn giản và dễ dàng để ai cũng có thể bơi Bướm đúng kỷ thuật.
    -"Bơi Bướm không khó nếu biết dùng cơ thể để bơi" (Mark Schubert)
    -"Sự thách thức lớn nhất khi bơi Bướm là giữ nhịp điệu đều" (Alex Baumann)

    2. Tư thế cơ thể:
    - Cách thực hiện: Bướm là kiểu bơi mang tính nhiệp điệu. Nhịp điệu đó đến từ tư thế cơ thể. Người ta còn gọi bơi Bướm là bơi bằng thân. Tư thế cơ thể trong bơi Bướm có thể tóm tắt là: "Vai xuống - hông nhô cao; vai cao - hông hạ thấp" tuy nhiên uốn sóng bao nhiêu là vừa ? Điều quan trọng là cơ thể cần được uốn tới trước để di chuyển xuyên qua một khối nước tương đối hẹp ngay ở phía dưới mặt nước sao cho cơ thể không phải lặn tới trước (uốn quá sâu) và cũng không di chuyển tới trước ở ngay mặt nước (uốn quá cạn hoặc cắt bớt sóng).
    - Những lỗi thường mắc: phối hợp tay chân không đúng nên làm mất "nhịp sóng" hay làm cho sóng thân bị "giật cụt".

    3. Động tác tay khi bơi bướm:
    - Cách thực hiện: quạt tay theo hình lỗ khóa hay chữ Y.
    + Vào nước: ngay vai - lòng bàn tay hướng ra ngoài (VĐV càng có sức mạnh càng vào nước gần trục giữa).
    + Quạt ra ngoài: (tỳ nước) ấn ngực - duỗi dài từ vai để tay tách ra phía ngoài vai và hướng ngược trở lên mặt nước (tại vị trí tỳ nước, cùi chỏ được giữ cao và VĐV không nhìn thấy bàn tay vì đầu nằm dưới cánh tay) .
    + Quạt vào trong: không được bắt đầu đến khi động tác đập chân đã chuyển hướng mông đến bề mặt nước.
    + Quạt lên: càng về sau càng nhanh.
    + Vung trên không: gần như thẳng - cách khỏi mặt nước. Tuy nhiên cánh tay hơi gập khi vung qua đầu.
    - Những lỗi thường mắc:
    + Không tách tay rộng hơn vai trước khi kéo (phải kéo theo hình lỗ khoá).
    + Kéo tay không tăng tốc ở đoạn cuối.

    4. Động tác chân:
    - Cách thực hiện: hai chân hoạt động chung như một chân vịt bản lớn và được phối hợp với động tác uốn sóng tự nhiên cùa cơ thể. Bắt đầu từ hông, đập lên bằng mặt sau của đầu gối (đầu gối hoàn toàn thẳng trong động tác đưa chân lên vì khi ấy hông đang nổi cao trên mặt nước) và đập xuống bằng mặt trước của đầu gối (người mới tập ít khi gập đủ chân để đập xuống). Động tác đập chân Bướm càng về sau càng mạnh, dứt khoát như vút bằng roi da với nhịp cách đều (Vút - Vút). Cả hai chân trong bơi Bướm phải đập mạnh như nhau. Kết thúc đập xuống với chân duỗi thẳng hoàn toàn (độ sâu của bàn chân khi đập xuống rất quan trọng)
    - Thời điểm thực hiện động tác chân:
    + Chân I: khi tay vào nước hông cao hơn đầu và vai. Điểm quan trọng: hông phải lướt trên mặt nước trong lần đập xuống đầu tiên.
    + Chân II: khi tay quạt lên, giúp cho hông cao khi tay di chuyển trên không. Sự kết hợp của "hông cao" và "chân duỗi thẳng" làm cho cơ thể "bay xa" trên bề mặt nước.
    - Những lỗi thường mắc:
    + Chân đập so le.
    + Chân chỉ đưa lên chứ không đập vút xuống.
    + Gập đầu gối để co chân lên (chứ không phải đập lên bằng mặt sau đầu gối).
    + Chỉ đập một chân trong chu kỳ tay.
    + Đâp chân không tăng tốc ở đoạn cuối (không có động tác "vút roi").
    + Vội vàng gập đầu gối nên không có tư thế bay (hông cao - chân duỗi thẳng)

    5. Phối hợp:
    chỉ cần nhớ câu "hông nhô cao khi bàn tay vào nước" là đảm bảo động tác phối hợp đúng và chính xác. Khi vào nước cố gắng đầu - thân - cánh tay vào nước như một khối thống nhất (lưng thẳng từ đầu đến cuối cột sống).

    6. Đầu:
    - Cách thực hiện: có ý nghĩa "sống còn" trong bơi Bướm. Sự phối hợp chính xác của đầu - tay - chân đảm bảo cho hông luôn luôn nhô cao trong nước. Bơi Bướm "mất hông" rất khó đạt tốc độ cao. Đầu luôn luôn thẳng hàng với thân trong suốt quá trình bơi.
    + Mặt nhìn xuống khi tay quạt ra ngoài.
    + Cằm hơi nâng lên (mắt nhìn về phía trước) khi tay quạt vào trong.
    + Cằm nhô khỏi mặt nước khi tay quạt lên (về sau - ra ngoài).
    + Đầu cuối xuống khi tay vung ngang vai để tay vào nước đổ vào nước theo trọng lực (điều này giúp hỗ trợ chuyển động sóng của cơ thể).
    - Những lỗi thường mắc: khi tay vung ngang vai đầu chưa cuối xuống (đầu phải xuống trước tay).

    7. Thở:
    - Cách thực hiện: chính sức mạnh của động tác chân, chứ không phải động tác tay giúp cho bạn thở. Thở khi đang bay là yếu tố kỷ thuật quan trọng nhất của động tác, vì vậy nâng người quá cao khi thở sẽ làm mất tư thế của cơ thể. Thở phải liên kết đồng bộ với chuyển động thân. Nên thở hai chu kỳ tay một lần (một nín - một thở) để duy trì tư thế cơ thể tốt hơn (thở nhiều làm bạn bơi như "lên dốc"). Thở bằng cách đưa cằm về trước như "gân cổ cãi với ai"
     
  13. nguyendinhdiep1989

    nguyendinhdiep1989 Thành viên mới

    Tham gia:
    28/3/2014
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Trung tâm dạy bơi Hà nội

    cảm ơn bạn nha! chúc bạn cũng luôn đắt hàng!
     
  14. minmin1105

    minmin1105 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    12/4/2014
    Bài viết:
    984
    Đã được thích:
    93
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Trung tâm dạy bơi Hà nội

    hè năm nay có nên ham hố không nhỉ :D
     
    nguyendinhdiep1989 thích bài này.
  15. quynhba

    quynhba

    Tham gia:
    19/4/2013
    Bài viết:
    10,246
    Đã được thích:
    1,234
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Trung tâm dạy bơi Hà nội

    Thích cho con gái học bơi quá mà lớp xa, hic
     
    nguyendinhdiep1989 thích bài này.
  16. kgvtg

    kgvtg Thành viên tích cực

    Tham gia:
    12/11/2013
    Bài viết:
    745
    Đã được thích:
    141
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Trung tâm dạy bơi Hà nội

    oánh dấu hôm nào thử nào^^^.................
     
    nguyendinhdiep1989 thích bài này.
  17. nguyendinhdiep1989

    nguyendinhdiep1989 Thành viên mới

    Tham gia:
    28/3/2014
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Trung tâm dạy bơi Hà nội

    Mẹ pé ở đâu thế? Chúng em nhận dạy ở tất cả các bể bơi tại Hà Nội.
     
  18. nguyendinhdiep1989

    nguyendinhdiep1989 Thành viên mới

    Tham gia:
    28/3/2014
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Trung tâm dạy bơi Hà nội

    Không phải là ham hố mà là có lên thư giãn không nhỉ? Bơi lội cũng là một cách giải stress hiệu quả mà. Cần hỏi về điều gì thì bạn cứ pm mình.
     
  19. huyenbt84

    huyenbt84 Thành viên mới

    Tham gia:
    26/3/2014
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Trung tâm dạy bơi Hà nội

    Mùa hè đến rồi, đánh dấu để mấy hôm nữa mát mát đi tập bơi.
     
  20. nguyendinhdiep1989

    nguyendinhdiep1989 Thành viên mới

    Tham gia:
    28/3/2014
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Trung tâm dạy bơi Hà nội

    Thank bạn! Có gì cứ liên hệ với mình theo số điện thoại của topic.
     

Chia sẻ trang này